Quan điểm của Trung Quốc về vấn đề Đài Loan luôn được các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc khẳng định một cách kiên trì và nhất quán theo nguyên tắc một Trung Quốc, được phía Trung Quốc đưa ra như một trọng tâm bàn thảo trong quá trình bình thường hóa quan hệ Mỹ-Trung (Mỹ vốn công nhận Chính phủ Đài Loan từ năm 1913), trong Ba Thông cáo chung Mỹ-Trung năm 1972, 1979 và 1982. Trong đó, Trung Quốc yêu cầu mỹ cũng như bất kỳ các quốc gia nào có quan hệ với Cộng hòa Nhân dân Trung hoa phải công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp của Trung Quốc.
Trong 3 nguyên tắc chính trị của quan hệ Trung-Nhật, Đài Loan là một yếu tố chủ chốt. Trong thời kỳ Trung Quốc bị “bao vây bốn bề”, những nỗ lực gắn kết quan hệ với Nga và Nhật Bản hay việc không gây hấn trong quan hệ với Mỹ và các nước phương Tây một phần chính là do đảm bảo vị thế cho Trung Quốc trước vấn đề Đài Loan. Và trong đó, một số động thái mâu thuẫn của Nhật Bản đối với Đài Loan đã khiến cho Trung Quốc nhiều lần lo ngại và lên tiếng cảnh báo về “chính sách Một Trung Quốc” của mình: “Chúng ta kiên quyết phản đối mưu đồ ly khai “Đài Loan độc lập”. Nhân dân Trung Quốc quyết không cho phép bất kỳ ai, bất kỳ thế lực nào, bằng bất kỳ hình thức nào chia cắt Đài Loan ra khỏi Tổ quốc.”75 Với Nhật Bản, Đài Loan là con bài chiến lược quan trọng để đối trọng và kiềm chế Trung Quốc, cũng như Nhật và liên minh của mình là Mỹ cũng không mong muốn Đài Loan thống nhất trong Trung Quốc.
Có thể kể đến việc Nhật và Mỹ công bố “Phương châm hợp tác phòng vệ” mới vào ngày 23/9/1997, trong đó quy định Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật cũng sẽ có hiệu lực khi “Nhật Bản bị tấn công và khi có biến động xung
75Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc, NXB.Chính trị quốc gia- Sự thật, Hà Nội, 2013, tr. 85.
quanh”, được phía Trung Quốc giải thích là khi có biến động ở Đài Loan, Nhật-Mỹ sẽ cùng can thiệp. Hay việc Mỹ-Nhật tháng 2/2005 trong Hội nghị ngoại giao và quốc phòng “2+2” đã đưa Eo biển Đài Loan vào mục tiêu chiến lược bảo vệ an ninh chung. Mỹ mong muốn theo vai trò của Nhật làm điểm tực cho Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tiếp tục nâng cao thế lực kiềm chế Trung Quốc. Trong khi đó, Nhật mong muốn nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ của Mỹ trong nhiều vấn đề vẫn tiếp tục giữ mối quan hệ với Đài Loan.
Gần đây, vấn đề Đài Loan lại tiếp tục dậy sóng. Nhật Bản đã có những động thái tích cực, và mối quan hệ Nhật Bản- Đài Loan bắt đầu ấm lên vào đầu năm 2015. Tháng 3/2015, Thứ trưởng Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Jiro Akama đã đến thăm Đài Loan để tham dự hội chợ du lịch Nhật Bản. Mặc dù các cuộc họp chính thức với đối tác và quan chức Đài Loan không được sắp xếp nhưng chuyến thăm này thể hiện một bước đột phá quan trọng nhất trong quan hệ hai nước kể từ khi Nhật Bản cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan năm 1972. Sau chuyến thăm này, Chính phủ Trung Quốc đã công khai chỉ trích hành động của Nhật Bản.
Vị trí chính thức của Nhật Bản trong quan hệ với Đài Loan là duy trì “các mối quan hệ không chính thức dựa trên các giao lưu kinh tế và văn hóa” và sẽ không ủng hộ độc lập của Đài Loan.76 Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ trích Nhật Bản và tiếp tục nghi ngờ Nhật Bản có thể âm thầm ủng hộ Đài Loan độc lập. Cách tiếp cận của Nhật Bản đối với chính quyền mới của Đài Loan có thể sẽ quyết định đến tương lai của mối quan hệ Trung-Nhật.
Đây được xem là trở ngại lớn trong quan hệ Trung-Nhật khi trong Báo cáo tại Đại hội 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trung Quốc đã đưa ra luận điệu cứng rắn và kiên quyết thống nhất Trung Quốc và Đài Loan.
76Hương Trà (gt), Trung Quốc “soi” quan hệ Đài Loan-Nhật Bản, Nghiên cứu Biển Đông,
http://nghiencuubiendong.vn/quan-h-quc-t/6539-trung-quoc-soi-quan-he-nhat-ban-dai-loan, truy cập ngày 5/12/2017.