Trung Quốc và Nhật Bản có những mâu thuẫn và bất đồng trong lợi ích và mục tiêu ảnh hưởng của mình trong khu vực và trong quan hệ quốc tế.Trung Quốc-với vị thế cường quốc kinh tế thứ hai thế giới của mình, luôn nỗ lực tạo dựng tầm ảnh hưởng của mình với các nước lớn khác (ngoài Mỹ) và các nước đang phát triển lân cận và châu Phi. Trung Quốc ngày càng tăng cường ngân sách quốc phòng của mình, tạo nên một môi trường an ninh không ổn định trong khu vực, gây lo ngại với những nước láng giềng như Nhật Bản. Nước này đề ra một loạt các chiến lược như “Một vành đai một con
79Yang Jiechi Meets National Security Advisor of Japan Shotaro Yachi China and Japan Reach Four-Point Principled Agreement on Handling and Improving Bilateral Relations,
http://www.fmprc.gov.cn/ce/cepl/pol/xnyfgk/t1210755.htm, truy cập ngày 5/12/2017.
80 Ministry of Foreign Affairs: Diplomatic Bluebook 2017, p. 32.
81 Regis Arnaud, Barack Obama rassure son allié japonais face à
Pékin,http://www.lefigaro.fr/international/2014/04/24/01003-20140424ARTFIG00312-barack-obama- rassure-son-allie-japonais-face-a-pekin.php, truy cập ngày 19/10/2017.
đường” (OBOR), Chuỗi ngọc trên biển, Ngân hàng cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) nhằm lập ra một ngân hàng quốc tế mới do chính Trung Quốc làm trung tâm thay cho Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) hay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), thành lập khối BRICS 82 hay dần có những đụng chạm đến lợi ích và ảnh hưởng của Nhật Bản ở châu Phi, nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của Mỹ và tạo ảnh hưởng cạnh tranh chính trị với các nước lớn khác.
Trong khi đó, Nhật Bản với những cố gắng phục hồi và phát triển kinh tế sau suy thoái của mình, đang theo đuổi địa vị nước lớn chính trị và quân sự, tạo thế đối trọng với Trung Quốc tại khu vực Đông Á, và châu Á-Thái Bình Dương.
Tiêu biểu như phát huy tối đa tác dụng và hiệu quả của Hiệp ước liên minh Mỹ-Nhật. Mỹ có một ảnh hưởng chính trị rất lớn ở Đông Bắc Á, với ngoài một đồng minh tryền thống là Nhật còn có Hàn Quốc. Ngoài việc ký Dự luật ủy quyền quốc phòng năm 2013 của Tổng thống Mỹ Obama, tháng 4/2015 hai nước Nhật-Mỹ đã tiến hành ký kết các nguyên tắc chỉ đạo hợp tác an ninh-quốc phòng. Thêm vào đó, Nhật là nước châu Á thứ hai tiến hành thăm Mỹ sau khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức đầu năm 2017, nhằm tạo dựng một cầu nối chặt chẽ hơn cho quan hệ Nhật-Mỹ trước những thay đổi mới của chính trị quốc tế.
Nhật Bản tháng 9/2013 đã đề xuất bước chuyển mới trong ngoại giao của nước này với chủ nghĩa hòa bình tích cực (với nội dung chủ động đóng góp một cách tích cực cho hòa bình khu vực và thế giới dựa trên nguyên tắc cơ bản của hợp tác quốc tế83). Nó bao gồm việc Nhật Bản sẽ chủ động đóng góp cho hòa bình khu vực và thế giới đồng thời thừa nhận vai trò của sức mạnh trong gìn giữ hòa bình. Thực tiễn triển khai chính sách Chủ nghĩa Hòa bình tích cực được thể hiện qua việc tiến hành sửa đổi Hiến pháp84, gia tăng
82 Khối BRICS tên gọi của một khối bao gồm các nền kinh tế lớn mới nổi gồm Brasil, Nga (Russia), Ấn Độ (India), Trung Quốc (China) và Nam Phi (South Africa).
83 Nguyễn Ngọc Nghiệp, “Chủ nghĩa Hòa bình tích cực của Nhật Bản với những tác động đối với Nhật Bản và an ninh Đông Á”, Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 7(197), 2017, tr. 4.
84 Ngày 1/7/2014, Nội các Thủ tướng đã giải thích lại Hiến pháp nước này: Nhật Bản có thể thực hiện quyền phòng vệ với các đồng minh ở bên ngoài lãnh thổ Nhật.
sức mạnh quân sự85 cũng như tuyên truyền về việc Nhật Bản muốn đóng góp cho hòa bình quốc tế, để tạo dựng một ảnh hưởng chính trị nhất định trên trường quốc tế và gia nhập làm một Uỷ viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Mục tiêu này của Nhật cũng rất được phía đồng minh của nước này là Mỹ ủng hộ, nhằm tạo thế đối trọng với Trung Quốc đang phát triển mạnh mẽ ở châu Á.
Ngoài ra, Nhật còn tích cực sử dụng ngoại giao kinh tế và sử dụng ODA để tạo dựng ảnh hưởng của mình, nhất là ở châu Á. Ngày 8/3/2016, Sách Trắng về viện trợ phát triển ODA đưuọc công bố với nội dung cam kết đẩy mạnh viện trợ cho các nước châu Á thông qua việc phối hợp với Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), từ đó thách thức vai trò của Ngân hàng Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) do Trung Quốc đứng đầu.
Sự can dự của Nhật Bản vào các vấn đề an ninh khu vực và thế giới được xem như là một “chướng ngại” trong các hoạt động trái phép của Trung Quốc, như: Trung Quốc từng đề nghị Nhật Bản tránh can dự vào vấn đề Biển Đông tại Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu tại Mông Cổ 15/7/2016 và Trung Quốc còn thể hiện sự lo ngại đối với việc sửa chữa Hiến pháp và gia tăng sức mạnh quân sự của Nhật sẽ là hành động tái “quân phiệt”, làm trầm trọng tình thế tiến thoái lưỡng nan về an ninh trong khu vực.
Nhưng chắc chắn rằng vấn đề cạnh tranh ảnh hưởng Trung-Nhật trong khu vực sẽ không hạ nhiệt trong thời gian tới, khi mà cả hai nước đều không thể hiện dấu hiệu nhượng bộ lẫn nhau. Có thể kể đến như: Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 3/12/2017 vừa xác nhận quyết định từ chối đề xuất được xem là nền kinh tế thị trường của Trung Quốc tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và nhiều nước khác
85 Xếp hạng sức mạnh quân sự Nhật Bản hiện đang đứng thứ 7 trên thế giới; Ngân sách quốc phòng năm 2014 là 4.48 nghìn tỷ yên, năm 2015 là 4,98 nghìn tỷ yên, năm 2016 là 4,86 nghìn tỷ yên và năm 2017 là 43 tỷ 800 triệu yên.
cũng từ chối đề xuất được công nhận làm nền kinh tế thị trường của Đại lục ở WTO86.