Giai đoạn 2012 – nay

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn QUAN hệ các nước lớn SAU CHIẾN TRANH LẠNH đề tài CHÍNH SÁCH đối NGOẠI và QUAN hệ SONG PHƯƠNG TRUNG NHẬT từ SAU CHIẾN TRANH LẠNH (Trang 34)

Năm 2013, ông Tập Cận Bình trở thành Chủ tịch nước Trung Quốc.Ông Tập là một lãnh đạo với nhiều chính sách cứng rắn, khác hẳn với người tiền nhiệm ôn hòa là ông Hồ Cẩm Đào. Trong nhiệm kỳ của ông Tập Cận Bình, Trung Quốc liên tục có những hành động mạnh mẽ, cứng rắn cả đối nội và đối ngoại, đánh dấu sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc trong lĩnh vực chính trị và quân sự với mục tiêu trở thành siêu cường khu vực, nâng cao ảnh hưởng và tiếng nói trong các vấn đề quốc tế. Về phía Nhật, năm 2012 là năm ông Shinzo Abe, cũng là một nhà lãnh đạo cứng rắn, trở lại làm thủ tướng. Ở giai đoạn này, vấn đề tranh chấp lãnh thổ ở quần đảo Điếu Ngư/ Senkaku trở thành cản trở lớn nhất trong quan hệ hai nước, đặc biệt là từ sự kiện Nhật quốc hữu hóa một số đảo trong chuỗi đảo này từ một công dân Nhật vào ngày 11/9/2012, dẫn đến sự phản đối quyết liệt từ phía Trung Quốc, khiến quan hệ chính trị giữa hai nước rơi xuống mức thấp nhất trong 43 năm qua.62

a. Chính trị

Kể từ sự kiện ngày 11/9/2012 ở Điếu Ngư/ Senkaku, Bắc Kinh và Tokyo càng lạnh nhạt hơn về chính trị.Trong nhiệm kỳ đầu của mình, hai nhà lãnh đạo Tập Cận Bình và Shinzo Abe không hề có các cuộc thăm viếng chính thức lẫn nhau mà chỉ gặp nhau bên lề các hội nghị đa phương.Sau cuộc gặp gỡ giữa ông Tập Cận Bình và ông Shinzo Abe trong khuôn khổ APEC 2014, quan hệ hai nước có một chút cải thiện, tuy không nhiều.Tháng 4/2015, hai nhà lãnh đạo đã có một cuộc gặp nồng ấm hơn bên lề hội nghị Á – Phi. Cùng trong tháng 4/2015, hai nước ký kết các nguyên tắc chỉ đạo hợp tác an ninh quốc phòng63, cho thấy những chuyển biến tích cực và nỗ lực cải thiện quan hệ. Tiếp đó, ông Tập Cận Bình gặp gỡ phái đoàn Nhật Bản tại hội nghị vào tháng 5/2015 và nhận được một bức thư từ ông Abe, bày tỏ mong muốn cải

62Trần Việt Thái (2016), “Những điều chỉnh chính sách của Nhật Bản và Trung Quốc trong quan hệ song phương thời gian gần đây”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 2(105), tr160.

63Trần Việt Thái (2016), “Những điều chỉnh chính sách của Nhật Bản và Trung Quốc trong quan hệ song phương thời gian gần đây”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 2(105), tr.164.

thiện quan hệ hai nước. Việc Nhật Bản tham gia vào ngân hàng AIIB cũng cho thấy một dấu hiệu tích cực trong quan hệ hai nước64, dù tình trạng căng thẳng trong quan hệ hai nước vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Sự kiện Nhật Bản quốc hữu hóa một số đảo thuộc vùng tranh chấp một lần nữa dấy lên làn sóng chống Nhật mạnh mẽ. Ngày 15/9/2012, các cuộc biểu tình phản đối Nhật Bản lớn nhất kể từ khi Trung Quốc và Nhật Bản bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1972 được tổ chức tại các thành phố trên khắp Trung Quốc. Đại sứ quán Nhật Bản ở Bắc Kinh bị bao vây bởi hàng ngàn người biểu tình ném đá, trứng và chai. Sang đến ngày 16, làn sóng này lan sang nhiều thành phố khác của đại lục, từ biểu tình ôn hòa trở thành bạo lực. Nhiều nhà hàng, cửa hàng Nhật Bản bị đập phá, khiến nhiều công ty Nhật phải tạm thời đóng cửa trụ sở ở Trung Quốc65.

b. Kinh tế

Khác với thời kỳ “kinh tế nóng, chính trị lạnh” trước đó, ở thời kỳ này, quan hệ kinh tế hai nước có dấu hiệu chững lại. Đầu tư của Nhật vào Trung Quốc trong năm 2014 đạt 33 tỷ USD, giảm 38,8% so với cùng kỳ năm trước.66 Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này được cho là do chi phí lao động ngày càng tăng của Trung Quốc. Theo Forbes, lương tháng trung bình ở Thượng Hải năm 2016 là 1135USD/ người, ở Bắc Kinh là 938USD/ người, cao hơn lương tháng trung bình ở ba nước gia nhập EU gần đây nhất là Crotia (887USD), Lithuania (956USD) và Latvia (1005USD)67. Thêm vào đó, việc đồng Yên mất giá so với Nhân Dân Tệ, cộng thêm những khó khăn trong thực 64Peter Drysdale,The geo-economic potential of the China–Japan

relationship,http://www.eastasiaforum.org/2015/09/28/the-geo-economic-potential-of-the-china-japan- relationship/, truy cập ngày 20/10/2017.

65South China Morning Post, Timeline: Diaoyu/Senkaku Islands Dispute,

http://www.scmp.com/news/china/article/1039204/timeline-diaoyu-senkaku-islands-dispute, truy cập ngày 19/12/2017.

66 Hương Trà (gt), Trung Quốc thay đổi lập trường với Nhật

Bản,http://nghiencuubiendong.vn/quan-h-quc-t/4859-trung-quoc-thay-doi-lap-truong-voi-nhat, truy cập ngày 20/10/2017.

67 Kenneth Rapoza, China wage levels equal to or surpass parts of

Europe,https://www.forbes.com/sites/kenrapoza/2017/08/16/china-wage-levels-equal-to-or-surpass-parts-of- europe/#2ccd91e03e7f , truy cập ngày 11/11/2017.

thi quyền sở hữu trí tuệ, việc chính quyền Trung Quốc thắt chặt các chính sách về thuế, tình hình chính trị căng thẳng giữa hai nước và chủ nghĩa bài Nhật mạnh mẽ trong nhân dân Trung Quốc. Kinh tế Trung Quốc cũng đang chuyển dịch sang các ngành sản xuất cao cấp hơn như công nghệ, điện tử, dịch vụ, dẫn đến chồng chéo và cạnh tranh với Nhật Bản.68

Với dự án Ngân hàng Đầu tư và Phát triển cơ sở hạ tầng Châu Á AIIB và sáng kiến “Một vành đai, một con đường”, Trung Quốc đang cạnh tranh trực tiếp với Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB do Nhật đứng đầu. Phản ứng lại, Nhật đề ra chính sách mở rộng quan hệ với các nước Đông Nam Á. Chính sách này tạo cơ sở cho xu thế rút khỏi Trung Quốc để đầu tư vào Đông Nam Á của các công ty Nhật Bản. Trong giai đoạn này, các công ty Nhật đang theo đuổi chiến lược “Trung Quốc cộng” (China Plus) nhằm đa dạng hóa các đối tác của họ, không chỉ đầu tư vào Trung Quốc mà còn mở rộng ra các nước Đông Nam Á.

Vào cuối giai đoạn, cùng với những nỗ lực cải thiện quan hệ chính trị - ngoại giao, quan hệ kinh tế hai nước cũng có những chuyển biến tươi sáng. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Tokyo vào Trung Quốc đã tăng vọt lên 22% trong thời điểm từ tháng 4 đến tháng 9/2017. Trong khi đó, đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2017 đã đánh dấu mức tăng trưởng 13%.Đây là mức tăng trưởng mang tính đột phá so với mức giảm trung bình 15% vào năm 201669. Dựa vào những chỉ số trên, tuy chưa thể khẳng định liệu quan hệ kinh tế Nhật Bản – Trung Quốc có tăng trưởng trở lại trong giai đoạn tiếp theo hay không, nhưng có thể thấy hai nước rất coi trọng quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư, dù quan hệ chính trị vẫn còn nhiều căng thẳng.

68 Chietigj Bajpee, Japan and China: the geo – economic dimension, https://thediplomat.com/2016/03/japan- and-china-the-geo-economic-dimension/, truy cập ngày 20/10/2017.

69 Ngọc Hà, Hoạt động kinh doanh thương mại giữa Trung Quốc và Nhật Bản bùng nổ,

http://enternews.vn/hoat-dong-kinh-doanh-thuong-mai-trung-quoc-nhat-ban-han-quoc-bung-no-121115.html, truy cập ngày 19/12/2017.

c. Các lĩnh vực khác

Trong giai đoạn này, các hoạt động giao lưu văn hóa, giáo dục vẫn được duy trì. Năm 2016, Nhật Bản đã mời tổng cộng khoảng 2.700 gồm học sinh, sinh viên Trung Quốc và những thành phần khác tham gia “Mạng lưới trao đổi sinh viên và thanh thiếu niên Nhật Bản - Đông Á 2.0" . Thông qua trao đổi học đường và các tour du lịch doanh nghiệp, người trẻ Trung Quốc đã hiểu sâu hơn về giới trẻ Nhật Bản , đồng thời trao đổi mạnh mẽ quan điểm về tương lai giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Cũng trong năm 2016 theo “Dự án Hợp tác Quốc tế Nhật Bản - Trung Quốc về cây xanh, trồng rừng” Nhật Bản đã mời thanh thiếu niên từ Trung Quốc thực hiện các hoạt động trồng cây xanh, hội thảo về môi trường, phòng ngừa thiên tai…nhằm nâng cao nhận thức về môi trường , phòng chống thiên tai cũng như khuyến khích sự hiểu biết về Nhật Bản ... 70

Trong hai tháng 10 và 11 năm 2016, Đại sứ quán Nhật Bản tại Trung Quốc đã đề xuất "Tháng chuyên sâu trao đổi Nhật Bản - Trung Quốc" (Intensive Month for Japan-China Exchanges) và thực hiện 41 dự án giao lưu văn hoá ở Bắc Kinh và Vũ Hán hợp tác với khu vực tư nhân. Tổng cộng có khoảng 25.000 người tham gia vào các dự án này. Ngoài ra, Internet SNSs đã được sử dụng để trình chiếu trực tiếp, video ... của các dự án trao đổi văn hoá, với khoảng 36 triệu lượt xem.

Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Hồng Kông cũng tổ chức “Lễ hội mùa thu Nhật Bản” (Japan Autumn Festival in Hong Kong-Rediscovering Nippon) và triển khai 142 sự kiện và các dự án trên nhiều lĩnh vực như thể thao, phim ảnh và nghệ thuật,.…71

70 Ministry of Foreign Affairs, Japan's Foreign Policy that Takes a Panoramic Perspective of the World Map,http://www.mofa.go.jp/policy/other/bluebook/2017/html/chapter2/c020102.html#cl01, truy cập ngày 20/10/2017.

71Ministry of Foreign Affairs, Japan's Foreign Policy that Takes a Panoramic Perspective of the World Map,http://www.mofa.go.jp/policy/other/bluebook/2017/html/chapter2/c020102.html#cl01, truy cập ngày 20/10/2017.

CHƯƠNG III. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ TRUNG-NHẬT TỪ SAU CHIẾN TRANH LẠNH VÀ TRIỂN VỌNG

QUAN HỆ HAI NƯỚC. 3.1. Nhân tố tác động đến quan hệ Trung-Nhật

Quan hệ Trung-Nhật phát triển chủ yếu dưới trạng thái “kinh tế nóng, chính trị lạnh”, chủ yếu bởi vì trong mối quan hệ song phương thăng trầm của hai quốc gia này, còn tồn tại nhiều khúc mắc, những vấn đề then chốt kéo dài qua nhiều năm cũng như sự thiếu lòng tin của hai quốc gia này trong quan hệ chung.

3.1.1. Vấn đề lịch sử:

Trung Quốc và Nhật Bản là hai nước có mối quan hệ liên quan rất nhiều trong lịch sử, với hai cuộc chiến tranh Thanh-Nhật 1894-1895 và chiến tranh Nhật-Trung 1937-1945.Sự nhìn nhận của hai quốc gia này về hai cuộc chiến đã gây mâu thuẫn rất nhiều đến sự phát triển trong quan hệ hai nước. Và chủ yếu là những động thái từ phía nội bộ của hai bên đã vi phạm nguyên tắc đầu tiên trong 3 nguyên tắc chính trị của quan hệ Trung-Nhật.

Điều này được thể hiện trong việc Nhật Bản sửa chữa lại sách giáo khoa lịch sử của nước mình (về mục đích Nhật phát động “Chiến tranh Đại Đông Á được chuyển thành Nhật “muốn tuyên bố sự tồn tại và quyền tự vệ của mình đồng thời giải phóng châu Á khỏi sự thống trị Âu, Mỹ”72 hay vụ thảm sát Nam Kinh liên quan đến Trung Quốc cũng bị sửa chữa lại), việc các Thủ tướng Nhật, trong đó có Thủ tướng Nakasone Yasuhiro và Koizumi Junichiro đến thăm đền Yakusuni73. Những hành động như vậy được xem “là việc làm xúc phạm các nạn nhân chiến tranh châu Á”, là hành động làm sống lại chủ nghĩa quân phiệt Nhật, cổ vũ cho quá khứ chiến tranh của Nhật khi thăm viếng và tôn vinh binh lính Nhật Bản bị chết trong chiến tranh, trong đó bao gồm cả 14 tội phạm chiến tranh loại A.

72TS. Lê Văn Mỹ: Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 30 năm cải cách mở cửa, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, NXB. Khoa học Xã hội, 2008, tr. 108.

73 Đền thờ từ thế kỉ XIX của Nhật Bản, tôn thờ những người lính tử trận trong nội chiến thời Minh Trị và về sau thờ cả những binh lính Nhật tử trận trong các cuộc chiến tranh xâm lược châu Á.

Phía Trung Quốc xem đó là một thái độ thách thức và phản ứng quyết liệt, vì đây là vấn đề lặp lại nhiều lần trong quan hệ hai nước. Đây được xem là vấn đề do chính trị nội bộ Nhật Bản, với việc dâng cao của giới tinh hoa bảo thủ của Đảng LDP cầm quyền ở Nhật, khiến cho việc chỉnh sửa lại sách đểđảm bảo cho tự tôn của người Nhật Bản với lớp thanh niên về sau mới diễn ra thường xuyên như trên. Trên thực tế, Trung Quốc cũng nhiều lần “sử dụng” vấn đề lịch sử này để tạo một phần sức ép về tội ác chiến tranh với Nhật Bản, để chuyển hướng dư luận trong nước ra bên ngoài, thúc đẩy tinh thần thống nhất trong Trung Quốc trong bối cảnh nước này luôn vấp phải những bất đồng và lục đục, tranh chấp trong chính trị nội bộ. Trung Quốc là nước được nhiều nhà nghiên cứu xem là dựa trên chủ nghĩa dân tộc để thống nhất một nền chính trị còn đang hỗn loạn, đặc biệt khi nước này luôn nhấn mạnh vào những sự kiện lịch sử xa xưa với Nhật Bản74 trong bối cảnh tình hình đang ổn định.

Dưới áp lực và chỉ trích của phía Trung Quốc, các đời Thủ tướng tiếp sau như Fukuda khi lên cầm quyền đã tuyên bố không đến viếng đền Yakusuni, hay Thủ tướng Taro Aso chưa đề cập đến vấn đề thăm đền. Năm 2017, Thủ tướng Shinzo Abe không có dự định đến thăm đền Yakusuni do quan hệ với Hàn Quốc và Trung Quốc mà chỉ gửi đồ cúng trong bối cảnh chính phủ nước này cần có sự hỗ trợ Hàn-Trung nhằm đối phó với những mối đe dọa từ Triều Tiên

Mặt khác, dưới những nỗi đau của lịch sử để lại, ở Trung Quốc hình thành một làn sóng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa “bài Nhật” mãnh mẽ chưa từng có chống đối người Nhật và các công ty Nhật trong các năm gần đây, đặc biệt là những hành động quá khích đối diện với hình ảnh Nhật Bản trong thiên tai động đất năm 2013 đã làm ảnh hưởng ít nhiều đến quan hệ nhân dân hai nước. Vì thế, dưới sự thúc đẩy của cả hai bên, vẫn chưa thể biết

74 Năm 2014, Trung Quốc ấn định hai ngày tưởng niệm mới để tưởng nhớ cuộc kháng chiến trường kỳ của Trung Quốc chống lại cuộc xâm lược của Nhật Bản trong Thế chiến II: “Ngày chiến thắng chống quân xâm lược Nhật Bản” vào mùng 3 tháng 9 và “Ngày tưởng niệm vụ Thảm sát Nam Kinh” vào ngày 13 tháng 12.

được Trung Quốc sẽ tiếp tục tố cáo tội ác chiến tranh trong quá khứ của Nhật Bản đến khi nào và Nhật Bản sẽ còn phải xin lỗi bao lâu nữa để quá khứ có thể bị xóa mờ nhường cho tương lai hợp tác mới.

3.1.2. Vấn đề Đài Loan:

Quan điểm của Trung Quốc về vấn đề Đài Loan luôn được các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc khẳng định một cách kiên trì và nhất quán theo nguyên tắc một Trung Quốc, được phía Trung Quốc đưa ra như một trọng tâm bàn thảo trong quá trình bình thường hóa quan hệ Mỹ-Trung (Mỹ vốn công nhận Chính phủ Đài Loan từ năm 1913), trong Ba Thông cáo chung Mỹ-Trung năm 1972, 1979 và 1982. Trong đó, Trung Quốc yêu cầu mỹ cũng như bất kỳ các quốc gia nào có quan hệ với Cộng hòa Nhân dân Trung hoa phải công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp của Trung Quốc.

Trong 3 nguyên tắc chính trị của quan hệ Trung-Nhật, Đài Loan là một yếu tố chủ chốt. Trong thời kỳ Trung Quốc bị “bao vây bốn bề”, những nỗ lực gắn kết quan hệ với Nga và Nhật Bản hay việc không gây hấn trong quan hệ với Mỹ và các nước phương Tây một phần chính là do đảm bảo vị thế cho Trung Quốc trước vấn đề Đài Loan. Và trong đó, một số động thái mâu thuẫn của Nhật Bản đối với Đài Loan đã khiến cho Trung Quốc nhiều lần lo ngại và lên tiếng cảnh báo về “chính sách Một Trung Quốc” của mình: “Chúng ta kiên quyết phản đối mưu đồ ly khai “Đài Loan độc lập”. Nhân dân Trung Quốc quyết không cho phép bất kỳ ai, bất kỳ thế lực nào, bằng bất kỳ hình thức nào chia cắt Đài Loan ra khỏi Tổ quốc.”75 Với Nhật Bản, Đài Loan là con bài chiến lược quan trọng để đối trọng và kiềm chế Trung Quốc, cũng như Nhật và liên minh của mình là Mỹ cũng không mong muốn Đài Loan thống nhất trong Trung Quốc.

Có thể kể đến việc Nhật và Mỹ công bố “Phương châm hợp tác phòng

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn QUAN hệ các nước lớn SAU CHIẾN TRANH LẠNH đề tài CHÍNH SÁCH đối NGOẠI và QUAN hệ SONG PHƯƠNG TRUNG NHẬT từ SAU CHIẾN TRANH LẠNH (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)