Liên hệ với Việt Nam

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn QUAN hệ các nước lớn SAU CHIẾN TRANH LẠNH đề tài CHÍNH SÁCH đối NGOẠI và QUAN hệ SONG PHƯƠNG TRUNG NHẬT từ SAU CHIẾN TRANH LẠNH (Trang 55 - 73)

Những năm gần đây, cuộc cạnh tranh của Trung Quốc và Nhật Bản ở khu vực ASEAN càng trở nên gay gắt. Nếu như Trung Quốc có “Một vành đai, một con đường” và Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á AIIB thu hút sự tham gia của đa số các nước Đông Nam Á, thì Nhật Bản cũng đưa ra hàng loạt văn bản, sáng kiến, tổ chức rất nhiều hội nghị để thắt chặt quan hệ Nhật Bản – ASEAN có thể kể đến như tuyên bố “Tầm nhìn về Quan hệ hữu nghị và hợp tác ASEAN – Nhật Bản” (tháng 12/2013), Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng ASEAN - Nhật Bản (11/2014), Sáng kiến đẩy mạnh hợp tác y tế Nhật Bản – ASEAN (2015)101. Trong Hội nghị cấp cao kỷ niệm 40 năm Quan hệ Đối thoại Asean – Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe khẳng định sẽ tiếp tục ủng hộ việc xây dựng và phát triển Cộng đồng ASEAN, phối hợp chặt chẽ với

101 Hoàng Minh Hằng, “Đối sách của Nhật Bản trước chiến lược “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 10(188), 2016, tr.6.

ASEAN vì hòa bình, thịnh vượng khu vực. Ông cũng cam kết cung cấp vốn và thu hẹp thời gian xét duyệt vay vốn cho các nước ASEAN.102 Trung Quốc và Nhật Bản còn cạnh tranh gay gắt trong các dự án đầu tư ở khu vực Đông Nam Á, thể hiện rất rõ trong cuộc cạnh tranh về các dự án đường sắt cao tốc. Cuộc cạnh tranh này cũng diễn ra ở Việt Nam khi Nhật Bản thắng thầu trong dự án đường sắt cao tốc ở Thành phố Hồ Chí Minh và Trung Quốc thắng ở Hà Nội.103

Trong cuộc cạnh tranh gay găt này, Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng là những đối tượng để Nhật Bản và Trung Quốc tranh thủ. Nhật Bản và Trung Quốc đều là những đối tác quan trọng của Việt Nam, do vậy, đứng giữa cuộc cạnh tranh này, Việt Nam cần có những bước đi cẩn thận để đảm bảo không tổn hại quan hệ với bất cứ nước nào, đồng thời mang lại lợi ích lớn nhất cho Việt Nam.

Về phía Trung Quốc, Trung Quốc vừa là láng giềng, vừa là đối tác chiến lược toàn diện, đối tác thương mại, thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Việt Nam và Trung Quốc đều coi trọng và nỗ lực tăng cường quan hệ, thể hiện qua hàng loạt chuyến thăm cấp cao giữa 2 nước trong năm 2017: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Trung Quốc (lần lượt vào tháng 1/2017, tháng 5/2017, tháng 9/2017). Ngay sau khi Đại hội XIX, ông Tập Cận Bình đã có một chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam (12-13/11/2017), ngay sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump.104 Những năm gần đây, Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Việt Nam. Năm 2016, tổng giá trị các thỏa thuận đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đạt 1,87 tỷ USD, tăng hơn 50%

102 Lê Hoàng Minh, “Quan hệ ASEAN – Nhật Bản dưới thời của thủ tướng Shinzo Abe”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 10 (188), 2016, tr.28.

103 Phan Nguyễn, Cuộc cạnh tranh Trung – Nhật về đường sắt cao tốc,

http://nghiencuuquocte.org/2015/12/31/canh-tranh-trung-nhat-duong-sat-cao-toc/, truy cập ngày 08/12/2017.

104 Bình Minh, Nguyễn Hoàng, Thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc, http://baochinhphu.vn/Doi-ngoai/Thuc-day-quan-he-Doi-tac-hop-tac-chien-luoc-toan-dien-Viet-Nam- Trung-Quoc/321223.vgp, truy cập ngày 08/12/2017.

so với cùng kỳ. Ba quý đầu năm nay tổng đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã vượt mức 1,7 tỷ USD.105

Nhật Bản cũng không hề kém cạnh khi nhiều năm liền là nguồn cung cấp ODA lớn nhất và là chủ đầu tư nhiều dự án cơ sở hạ tầng quan trọng ở Việt Nam106. Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản cũng đang ở mức đối tác chiến lược sâu rộng. Chỉ trong năm 2017, Nhật Bản và Việt Nam đã tổ chức nhiều chuyến thăm viếng cấp cao lẫn nhau: 2 chuyến thăm của Thủ tướng Shinzo Abe và Nhật Hoàng và Hoàng hậu, và chuyến thăm Nhật Bản của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (tháng 1/2017), trong đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Shinzo Abe đã kí kết nhiều thỏa thuận với tổng trị giá 22 tỷ USD.107 Cũng đầu năm 2017, trong một bài phỏng vấn với một tờ báo của Nhật, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Umeda Kuino cho rằng: chuyến thăm Việt Nam của Nhật Hoàng và Hoàng hậu Nhật Bản sẽ "khắc một trang mới trong quan hệ Việt Nam-Nhật Bản"108.

Có thể nói, Việt Nam vẫn đang và sẽ duy trì chính sách cân bằng giữa Nhật Bản và Trung Quốc, không nghiêng hẳn về bên nào. Cụ thể, nhóm nghiên cứu cho rằng Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác sâu rộng kinh tế với Trung Quốc, chủ yếu về kinh tế và gia tăng đối thoại chính trị-quốc phòng ở cấp cao nhằm tạo một sự đồng thuận giữa cả hai quốc gia về vấn đề an ninh-chính trị, tuy nhiên mức độ phụ thuộc kinh tế sẽ giảm dần mà thay vào đó là sự đa dạng hóa quan hệ thương mại với các đối tác tiềm năng khác, chẳng hạn như Mỹ với hợp đồng trị giá 12 tỷ USD được ký kết trong chuyến công du của Tổng thống Trump đến Việt Nam109; Việt Nam-Canada nâng quan hệ lên đối tác

105Nguyễn Hải Hoành (dịch), Đại sứ Trung Quốc nói về chuyến thăm Việt Nam của Tập Cận Bình,

http://nghiencuuquocte.org/2017/11/08/dai-su-tq-noi-ve-chuyen-tham-vn-cua-tap-can-binh/, truy cập ngày 08/12/2017.

106Cẩm Anh, Nhật Bản vẫn là quốc gia cung cấp vốn ODA lớn nhất cho Hà Nội, http://enternews.vn/nhat- ban-la-quoc-gia-cung-cap-von-oda-lon-nhat-cho-ha-noi-112931.html, truy cập ngày 19/12/2017.

107Lê Hồng Hiệp, Căng thẳng mới trong quan hệ Việt – Trung,http://nghiencuuquocte.org/2017/06/21/cang- thang-moi-trong-quan-viet-trung/, truy cập ngày 08/12/2017.

108 Nghiên cứu Nhật Bản, Việt Nam – Sự tin tưởng sâu sắc với Nhật Bản, đầy tiềm năng cho cách định hướng tương lai, http://cjs.inas.gov.vn/index.php?newsid=1199, truy cập ngày 20/11/2017.

109Minh Hùng, Tổng thống Trump sẽ đẩy mạnh quan hệ toàn diện Việt – Mỹ,

toàn diện110, hay việc ủng hộ và thúc đẩy 1 CPTPP – Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.

Với Nhật Bản, Việt Nam chú trọng hợp tác về kinh tế, nhân sự, phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua nguồn viện trợ ODA dồi dào của nước này, đồng thời tăng cường hợp tác quốc phòng-an ninh. Mới đây, hải quân Việt Nam ngỏ ý mua tàu ngầm và máy bay từ Nhật, đồng thời đưa phi công sang Nhật đào tạo. Việt Nam và Nhật cũng đã tổ chức các cuộc tập trận chung và đang hoàn thành các điều kiện cần thiết để tăng cường hợp tác về mua bán vũ khí và huấn luyện, đào tạo.111

cập ngày 24/11/2017.

110Thanh Hà, Việt Nam – Canada xác lập quan hệ đối tác toàn diện, https://tuoitre.vn/viet-nam-canada-xac- lap-quan-he-doi-tac-toan-dien-20171108175723062.htm , truy cập ngày 24/11/2017.

111Thùy Dung, Báo Nhật Bản đánh giá mới về vũ khí Việt Nam, http://baodatviet.vn/quoc-phong/quoc-phong- viet-nam/bao-nhat-ban-danh-gia-moi-ve-vu-khi-viet-nam-3322074/, truy cập ngày 24/11/2017.

KẾT LUẬN

Kể từ sau Chiến tranh Lạnh kết thúc, quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng với vai trò chi phối then chốt nằm ở các cường quốc của thế giới, trong đó phải kể đến Trung Quốc và Nhật Bản. Sự tan rã của hệ thống hai cực Đông-Tây dã tạo điều kiện cho quan hệ song phương Trung-Nhật phát triển trên nhiều lĩnh vực, nhưng chủ yếu ở quan hệ kinh tế và thương mại, theo đúng đặc trưng “kinh tế nóng, chính trị lạnh”.

Chính sách đối ngoại của cả hai nước trong quan hệ song phương luôn đặt bên còn lại ở một vị trí vô cùng quan trọng. Với Trung Quốc, Nhật Bản là một quốc gia láng giềng đồng thời trong chính sách ngoại giao “chu biên” - hay ngoại giao láng giềng- và ngoại giao với nước lớn, hai trụ cột của ngoại giao mang đậm bản sắc Trung Quốc. Với Nhật Bản, Trung Quốc cũng có vị thế tương đương, là một trong những trụ cột chính trong chính sách đối ngoại của nước này. Hai quốc gia nêu trên cùng có những lợi ích song trùng về an ninh- chính trị, về kinh tế và đều tùy thuộc lẫn nhau trong phát triển và giải quyết các vấn đề mang tính toàn cầu. Quan hệ của hai nước đã đạt đến “mối quan hệ đối

tác toàn diện cùng có lợi dựa trên những lợi ích chiến lược chung”.

Tuy nhiên, quan hệ song phương Trung-Nhật vẫn còn những tiềm năng phát triển mà 45 năm quan hệ đến nay, hai nước vẫn không thể nâng cao và hiện thực hóa những tiềm năng đó, do tồn tại những vấn đề “đá tảng” thậm chí không thể nhân nhượng: vấn đề lịch sử, vấn đề bán đảo Triều Tiên,...; trong đó nguy cơ cao nhất nằm ở vấn đề hòn đảo Senkaku/Điếu Ngư, vấn đề Đài Loan và nhân tố Mỹ. Ngoài ra, mục tiêu ảnh hưởng trong chính sách đối ngoại của mỗi nước lại có những điểm mâu thuẫn và gây tổn hại đến nhau, càng khiến cho hai nước có xu hướng nhìn nhận nhau như một “mối đe dọa”, nhất là sau khi trung Quốc soán ngôi Nhật Bản làm nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, và đang xây dựng tham vọng trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2050.

Qua đó, triển vọng quan hệ Trung-Nhật cũng không hoàn toàn tươi sáng như những dấu hiệu hòa hoãn gần đây cho thấy, hay như tuyên bố của các bên. Niềm tự hào trong quan hệ Trung-Nhật, kinh tế và thương mại song phương luôn ở mức tăng trưởng cao, đang có có dấu hiện chững lại trong thời gian tới. Khi những yếu tố thu hút Nhật đầu tư vào Trung Quốc trước kia như: nhân công dồi dào có mức giá rẻ, thị trường tiêu thụ tiềm năng đang mất dần, cùng với việc Trung Quốc đang nổi lên làn sóng chủ nghĩa dân tộc cùng chính sách bảo hộ cho sản xuất trong nước, đã khiến xuất hiện một luồng dịch chuyển đầu tư từ các doanh nghiệp Nhật sang các quốc gia Đông Nam Á, tiêu biểu như Việt Nam.Thế nhưng, sự tùy thuộc lẫn nhau giữa hai nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới cũng như các yếu tố địa-chính trị khác vẫn xúc tác cho sự ổn định của thương mại song phương Trung-Nhật. Về các lĩnh vực chính trị-an ninh và văn hóa, bức tranh có vẻ sẽ còn ảm đạm hơn khi cạnh tranh ảnh hưởng trong thế giới hay khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói riêng và căng thẳng trong tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư ngày càng trở nên gay gắt và không thể nhân nhượng được với cả hai bên. Tình hình chính trị đều đang được hai nước cố gắng hàn gắn nhưng thực tế lại đi ngược lại với những tuyên bố cứng rắn trong văn kiện và tuyên bố chính thức của hai bên.Đồng thời, nhân tố Mỹ luôn là then cửa khóa chặt đường đi trong quan hệ Trung-Nhật, gây khó khăn giải quyết vấn đề Đài Loan đối với Trung Quốc.

Việt Nam ngày càng có một vị thế quan trọng giữa cạnh tranh Trung- nhật đang ngày càng lên cao, nhất là khi cả hai cường quốc đều đang hướng tới nâng cao ảnh hưởng của mình tại Đông Nam Á, thông qua các cơ chế ngoại giao song phương và đa phương (như ASEAN, trong đó Việt Nam đang là một thành viên quan trọng). Hà Nội đã thực hiện chính sách đối ngoại cân bằng giữa hai nước lớn, không hoàn toàn nghiêng về phía nào trong quá trình cạnh tranh này nhờ vào những bài học kinh nghiệm từ trong quá khứ. Nhưng việc không hoàn toàn nghiêng về bên nào vẫn sẽ khiến Việt Nam gặp khó khăn trong việc tìm kiếm sự ủng hộ và tiếng nói chung trong các vấn đề then

chốt trước mắt, như tranh chấp trên Biển Đông. Vì thế, trước tình hình quan hệ Trung-Nhật như trên, Việt Nam cần tiếp tục duy trì chính sách cân bằng nhưng ở một mức độ linh hoạt và sáng tạo hơn, có sự khéo léo tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thích hợp với các quốc gia thích hợp. Như thế, Việt Nam mới có thể đảm bảo vị thế của mình trong khu vực và phát triển sâu sắc các mối quan hệ song phương-đa phương lên một tầm cao hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu sách, tạp chí

1. Nguyễn Ngọc Anh (2012), “Nhật Bản và Trung Quốc đồng ý hợp tác theo đề nghị của IMF”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 2(132), tr.78.

2. Akio T. (2017), Forty-four Years of Sino–Japanese Diplomatic Relations

Since Normalization, Palgrave Macmillan, Singapore.

3. Nguyễn Thanh Bình (2012), “Quan hệ ngoại thương Nhật Bản-Trung Quốc 10 năm đầu thế kỉ XXI”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á , số 3(133), tr.12-21.

4. Vũ Văn Hà (2007), Quan hệ Trung Quốc-ASEAN-Nhật Bản trong bối

cảnh mới và tác động của nó tới Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà

Nội.

5. Hoàng Minh Hằng, “Đối sách của Nhật Bản trước chiến lược “Một vành đai, một con đường” của Trung Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 10(188), tr.3-13.

6. Trần Hoàng Long (2015), “Những nhân tố cản trở việc thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật-Trung trong giai đoạn 1949-1971”, Tạp chí Nghiên cứu

Đông Bắc Á, số 6(172), tr.4-11.

7. Sở Thụ Long - Kim Uy (2013), Chiến lược và chính sách ngoại giao của

Trung Quốc, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội.

8. Phạm Bình Minh (2010), Cục diện thế giới đến 2020, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Lê Hoàng Minh, “Quan hệ ASEAN-Nhật Bản dưới thời của Thủ tướng Shinzo Abe”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 10(188), tr.21-28. 10. Lê Văn Mỹ (2008), Ngoại giao Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 30 năm

cải cách mở cửa, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, NXB Khoa học Xã

11. Nguyễn Ngọc Nghiệp (2017), “Chủ nghĩa Hòa bình tích cực của Nhật Bản với những tác động đối với Nhật Bản và an ninh Đông Á”, Tạp chí

Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 7(197), 2017, tr. 3-13.

12. Nguyễn Xuân Phách (1999), Chính sách của một số nước sau chiến

tranh lạnh, Hà Nội.

13. Titarenko M.L, Đỗ Tiên Sâm (2009), Trung Quốc những năm đầu thế kỉ

XXI, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội.

14. Phạm Hồng Thái (2013), “Sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc ở Nhật Bản và Hàn Quốc””, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á ,số 12(154), tr.45-52.

15. Trần Việt Thái (2016), “Những điều chỉnh chính sách của Nhật Bản và Trung Quốc trong quan hệ song phương thời gian gần đây”, Tạp chí

Nghiên cứu Quốc tế, số 2(105), tr.158-173.

16. Thông tấn xã Việt Nam (2008), “Chiến lược châu Á của Nhật Bản”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 28/1/2008, tr. 13.

17. Từ Chi Tiên (2002), Ba mươi năm quan hệ Trung-Nhật, NXB Thời sự, Hà Nội.

18. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc (2013), NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, Hà Nội.

Tài liệu điện tử

19. Cẩm Anh, Nhật Bản vẫn là quốc gia cung cấp vốn ODA lớn nhất cho

Hà Nội, http://enternews.vn/nhat-ban-la-quoc-gia-cung-cap-von-oda-

lon-nhat-cho-ha-noi-112931.html, truy cập ngày 19/12/2017.

20. Regis Arnaud, Barack Obama rassure son allié japonais face à Pékin,

http://www.lefigaro.fr/international/2014/04/24/01003-

20140424ARTFIG00312-barack-obama-rassure-son-allie-japonais-face-

a-pekin.php, truy cập ngày 19/10/2017.

21. Nguyễn Thanh Bình (2014), Quan hệ Nhật Bản- Đài Loan từ 1972 đến

nay, http://www.inas.gov.vn/725-quan-he-nhat-ban-dai-loan-tu-1972-

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN môn QUAN hệ các nước lớn SAU CHIẾN TRANH LẠNH đề tài CHÍNH SÁCH đối NGOẠI và QUAN hệ SONG PHƯƠNG TRUNG NHẬT từ SAU CHIẾN TRANH LẠNH (Trang 55 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)