Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG sử DỤNG, KHAI THÁC lâm sản NGOÀI gỗ tại KHU bảo tồn THIÊN NHIÊN bắc HƯỚNG hóa, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 28)

C ng 2 MỤ TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN U

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Xác định được thành phần và tính đa dạng của các loài cây LSNG tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị;

- Xác định được hiện trạng khai thác, sử dụng, tiềm năng phát triển và quản lý cây LSNG ở khu vực nghiên cứu;

- Đề xuất được một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả bảo tồn LSNG gắn với phát triển sinh kế của người dân địa phương.

2.2. Đối t ợng và p ạm vi ng iên cứu

2.2.1.Đ i tư ng nghiên cứu

Tài nguyên LSNG gồm các loài cây gỗ, cây bụi, cây thân thảo… và một số các sản phẩm khác có thể được khai thác từ các khu rừng trong khu BTTN Bắc Hướng Hóa sẽ là đối tượng điều tra, phân loại, đánh giá và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả.

2.2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Trong nghiên cứu này chỉ đề cập đến những cây lâm sản ngoài gỗ. Những lâm sản ngoài gỗ là động vật hoặc có nguồn gốc từ các loài động vật không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.

- Khu vực nghiên cứu của đề tài bao gồm cả v ng đệm và v ng l i của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa.

- Thời gian: Hiện trạng khai thác và quản lý, tiềm năng phát triển LSNG của Khu BTTN Bắc Hướng Hóađược nghiên cứu trong thời gian kể từ tháng 03/2019 đến tháng 10/2019.

Hìn 2.1:Trụ sở Ban quản Khu BTTNBắc H ớng Hóa 2.3. Nội dung ng iên cứu

Các nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm:

- Nghiên cứu tính đa dạng các loài cây LSNG tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa:

+ Điều tra xác định danh lục cây LSNG tại khu vực nghiên cứu; + Phân loại cây LSNG theo giá trị sử dụng;

+ Phân loại cây LSNG theo dạng sống;

+ Phân loại cây LSNG theo mức độ nguy cấp, quí hiếm. - Nghiên cứu hiện trạng sử dụng, khai thác cây LSNG:

+ Hiện trạng khai thác, sử dụng cây LSNG, Thu thập mẫu cây thường được người dân bản địa khai thác;

+ Hiện trạng buôn bán LSNG tại v ng đệm Khu BTTN Bắc Hướng Hóa;

+ Thực trạng quản lý LSNG tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa; - Đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển LSNG tại khu vực:

+ Định hướng phát triển LSNG tại địa phương; + Giải pháp bảo tồn và phát triển LSNG.

2.4. P ng p áp ng iên cứu

2.4.1.Phương pháp kế thừa tài liệu thứ c p

Kế thừa chọn lọc và phát triển các số liệu, kết quả điều tra, khảo sát, các nghiên cứu đã có trước đây về khí hậu, thổ nhưỡng, sinh thái cảnh quan, cơ sở dữ liệu bản đồ, đa dạng các quần xã thực vật của khu vực nghiên cứu bao gồm cả những báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu, các kế hoạch hành động, các báo cáo về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các đề án, dự án… liên quan đến LSNG tại địa phương và Việt Nam.

Các tài liệu về cây thuốc như: T điển cây thu c Việt Nam, Cây cỏ Việt Nam, Cây cỏ thư ng th y ở Việt Nam...; tài liệu về song mây: Gây tr ng song mây (Vũ Văn Dũng, Lê Huy Cường;2000);Cẩm nang ngành Lâm nghiệp - chư ng Lâm sản ngoài gỗ (2006)... [1, 9,10,12].

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.4.2.1.Nghiên cứu tính đa dạng các loài cây LSNG

Trên cơ sở kế thừa các kết quả điều tra về thực vật và LSNG đã có tại khu vực nghiên cứu đề tài tiến hành điều tra bổ sung danh lục cây lâm sảng ngoài gỗ trên tuyến thực địa:

- Số lượng tuyến: 05 tuyến theo sinh cảnh đặc trưng và tình hình khai thác của người dân bản địa;

+ Tuyến 1: bắt đầu tuyến 16°47'40.2"N 106°35'51.4"E kết thúc tuyến 16°48'08.5"N 106°36'13.7"E;

+ Tuyến 2: bắt đầu tuyến tại 16°49'48.2"N 106°35'29.1"E, kết thúc tuyến tại điểm: 16°48'60.0"N 106°35'48.2"E;

+ Tuyến 3: bắt đầu tuyến tại 16°52'31.7"N 106°35'01.2"E, kết thúc tuyến tại điểm: 16°51'27.8"N 106°37'23.7"E;

+ Tuyến 4: bắt đầu tuyến tại 16°43'34.9"N 106°45'04.5"E, kết thúc tuyến tại điểm: 16°44'55.8"N 106°45'05.0"E;

+ Tuyến 5: bắt đầu tuyến tại 16°48'01.8"N 106°35'21.1"E, kết thúc tuyến tại điểm: 16°48'30.8"N 106°35'34.5"E.

- Chiều dài tuyến: Mỗi tuyến có độ dài khoảng 3km, với phạm vi chiều ngang 3 m.

- Nội dung khảo sát: đo đếm số lượng loài, trữ lượng, hiện tượng tái sinh của các đối tượng LSNG được quan tâm khai thác.

- Bản đồ phân bố tuyến:

Điều tra xác định danh lục cây LSNG tại khu vực nghiên cứu:

+ Các mẫu thực vật thu thập được phục vụ nghiên cứu là mẫu vật của các loài có cơ quan sinh sản (hoa, quả), xử lý và bảo quản theo phương pháp Điều tra của Nguyễn Nghĩa Thìn (2005); Các phương pháp nghiên cứu đa dạng thực vật theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2005) và Mary Susan Taylor (1990).

+ Các loài được định loại theo phương pháp hình thái so sánh.

+ Danh pháp các taxon được xử lý theo Hệ thống APG, danh lục thực vật thế giới của vườn thực vật Kew theo trang www.theplantlist.org, www.tropicos.org.

+ Phương pháp xây dựng danh lục và đánh giá đa dạng thực vật theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2005).

* Phân loại cây LSNG:

- Phân loại theo giá trị sử dụng dựa theo hướng dẫn của Cẩm nang ngành lâm nghiệp, chương LSNG;

- Phân loại Phân loại cây LSNG theo mức độ nguy cấp, quí hiếm dựa vào sách đỏ Việt Nam và Nghị định 06/NĐ-CP 2019.

Nghiên cứu hiện trạng sử dụng, khai thác cây LSNG:

- Hiện trạng sử dụng và khai thác cây LSNG: Công cụ phân tích kinh tế hộ gia đình. Chọn ngẫu nhiên 100 hộ ở các xã giáp với v ng đệm khu bảo tồn để tiến hành điều tra phiếu tham vấn về LSNG.

Nội dung cần đánh giá: Nguyên nhân, hiện tượng khai thác gỗ trái phép; Ảnh hưởng giao đất rừng đến sinh kế; Thông tin LSNG từng khai thác sử dụng hoặc bán; Nhu cầu trồng LSNG, Thuận lợi, khó khăn; LSNG có ảnh hưởng đến khai thác rừng, Những đóng góp ý kiến riêng.

+ Đánh giá 50 phiếu dành cho chuyên gia: các cán bộ xã, cán bộ thuộc ngành lâm nghiệp, nông nghiệp, văn hóa - xã hội có sự am hiểu về công tác quản lý và bảo tồn.

Nội dung đánh giá: Tầm quan trọng của LSNG, Tiêu chí xác định tiềm năng, Điều kiện khai thác và triển vọng trong tương lai của LSNG.

- Thực trạng quản lý LSNG: công cụ phỏng vấn cá nhân (phỏng vấn cán bộ Khu bảo tồn, cán bộ xã, thôn (mỗi nhóm đối tượng 10 người).

Đề xu t giải pháp:

- Khuôn khổ chính sách liên quan đến LSNG và Định hướng phát triển LSNG tại địa phương (phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu).

- Tiềm năng phát triển LSNG của địa phương: công cụ thảo luận nhóm cán bộ khu BTTN, nhóm cán bộ địa phương và nhóm ND (nêu nội dung thảo luận).

+ Giải pháp bảo tồn và phát triển LSNG: phương pháp chuyên gia.

* Phư ng pháp xử lý và phân tích s liệu về hệ thực v t: Số liệu thu thập được ngoài thực địa

C ng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN C U VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tài nguyên t iên n iên và n ân văn của K u BTNN Bắc H ớng Hóa

3.1.1. Tài nguyên thiên nhiên

3.1.1.1. Tài nguyên thực v t

Kết quả các đợt điều tra, nghiên cứu tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa đã ghi nhận được 1009 loài thực vật bậc cao có mach, thuộc 548 chi, 138 họ của 5 ngành thực vật khac nhau. So với kết quả điều tra khi xây dựng dự án đầu tư thì số loài đã tăng lên 89 loài. Trong tổng số 7 ngành thực vật được xác định phân bố ở Việt Nam, thì Bắc Hướng Hóa đã ghi nhận được 5 ngành, chiếm 71.43 % về số ngành và 35.7 % về số họ. Ngành có số lượng cá thể đóng vai trò chủ đạo trong cấu trúc hệ thống thực vật Hướng Hóa thuộc về ngành Ngọc lan - Magnoliophyta 911 loài chiếm 90.29 % tổng số loài ghi nhận được, kế tiếp ngành Dương xỉ - Polypodiophyta 79 loài chiếm 7.83 %, ngành Thông- Pilophyta 12 loài chiếm 1.19 %, ngành Thông-Pilophyta 6 loài chiếm 0.59 % và cuối c ng là ngành Mộc tặc-Equisetophyta với 1 loài. Chi tiết tại sau:

Bảng 3.1: T ống kê ệ t ực vật có ở K u bảo tồn Bắc H ớng Hoá

Ngàn t ực vật Số ọ Số c i Số oài 1- Equisetophyta - Ngành Mộc tặc 1 1 1 2- Lycopodiophyta - Ngành Thông đất 2 2 6 3- Polypodiophyta - Ngành Dương xỉ 14 34 79 4- Pilophyta - Ngành Thông 5 7 12 5- Magnoliophyta - Ngành Ngọc lan 116 504 911 5.1 Magnoliopsida - Lớp Ngọc lan 94 390 724 5.2 Liliopsida-Lớp Một lá mầm 22 114 187 Tổng số 138 548 1.009

- Giá trị tài nguyên thực v t Bắc Hướng Hoá: Đã thống kê được 613 loài thuộc 6 nhóm công dụng khác nhau, chiếm 60,57 % tổng số loài ghi nhận được. Trong đó nhóm cây làm thuốc 276 loài chiếm 26,46 %, cho gỗ 200 loài chiếm 19,82 %, làm thức ăn 159 loài chiếm 15,76 %, làm cảnh 80 loài chiếm 7,93 %, cho dầu và nhựa 13 loài chiếm 1,29 % và nhóm khác 24 loài chiếm 2,38 %..

3.1.1.2. Tài nguyên động v t

Dựa trên các dẫn liệu khảo sát của Birdlife trong các năm 2004-2006, và dữ liệu điều tra khảo sát bổ sung đã thống kê được 341 loài động vật rừng . Trong đó: Thú có 109 loài, 30 họ, 10 bộ; Chim có 206 loài, 49 họ, 12 bộ; Bò sát có 31 loài, 8 họ, 2 bộ và Lưỡng thê 1 bộ, 5 họ, 30 loài, thể hiện trong Bảng Thành phần loài động vật rừng dưới đây.

Bảng 3.2: T àn p ần oài động vật rừng k u BTTN Bắc H ớng Hóa

Lớp Số bộ Số ọ Số oài

Thú - Mammalia 8 26 72

Chim-Aves 14 48 206

Bò sát - Reptilia 2 13 33

Lưỡng thê - Amphibia 1 5 30

Tổng số 25 91 341

Ngu n: Trung tâm Tài nguyên và M i trư ng lâm nghiệp, 2018

Yếu tố đặc hữu của khu hệ động vật rừng Bắc Hướng Hóa có đến 16 loài. Trong đó có một số loài phân bố hẹp, song tình trạng quần thể vẫn còn khả năng cho phục hồi sau này.

3.1.2. Tài nguyên nhân văn

Về tài nguyên du lịch nhân văn, trên v ng đất này là nơi sinh sống của người Vân Kiều, Pa Kô với bản sắc văn hoá độc đáo, dồi dào về kho tàng văn hóa phi vật thể với các làn điệu dân ca, Lễ hội văn hóa Cồng chiêng, các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc đã được khôi phục, bảo tồn. Trải nghiệm

thực tế về cuộc sống, phong tục tập quán hàng ngày của dân cư địa phương có ảnh hưởng đến chủng loại LSNG được khai thác[28,29].

* Các lễ hội: Theo thống kê, của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị, hiện nay toàn tỉnh có 27 lễ hội, chia thành bốn nhóm loại hình: Lễ hội dân gian truyền thống; Lễ hội lịch sử cách mạng; Lễ hội tôn giáo và Lễ hội văn hóa du lịch. Trong đó; Lễ hội của đồng bào Vân Kiều, Pa Cô chiếm 7 lễ hội: Lễ hội Mừng lúa mới; Lễ hội Cồng chiêng; Lễ hội đâm trâu; Lễ hội A riêu Ping; Lễ hội Ara Pựt; Lễ hội uống rượi thề, Lễ hội mừng bản mới.

* Nhà ở: Nhà ở trong các bản là nhà sàn, kỹ thuật đơn giản, vật liệu từ rừng. Nhà của người Vân Kiều có quy mô nhỏ, là nơi sinh hoạt cho từng gia đình, nhà trường làm theo kiểu hai mái tròn hoặc mái vuông hai đầu.

* Văn hóa ản địa:Nhạc cụ truyền thống được làm bằng những nguyên liệu có từ thiên nhiên như tre, nứa, lá cây và một số loại cây rừng khác. Dân tộc Pa Kô có các làn điệu: A Dền, Cha Chấp, Ka Lơi, Xiêng, nhạc cụ truyền thống đặc biệt như Khèn Bè, Atôôc, A Bel, Ămprech, Xar, Ta ngạc.. còn người Vân Kiều có các làn điệu dân ca: Sa Nớt, Oát, Ta Oải và các nhạc cụ đặc sắc như: Sáo Khui, Pih, Ta Ril, A Mam, khèn bè, đàn ta lư, thanh la, cồng chiêng, kèn…

* Ẩm thực:Điểm nổi bật trong ẩm thực còn phải kể đến nhiều loại đặc sản mang tính đặc trưng của địa phương như: Rượu cần, rượu Đoác, cơm Lam, thịt dê, cá suối… Các loại bánh không thể thiếu trong lễ Tết lúa mới đó là bánh Beng, Acoắt, Aduh… Tất cả các loại bánh này đều làm bằng gạo nếp nấu chín sau đó đem giã nhuyễn c ng với mè đen, muối để thêm phần đậm đà.

3.1.3. M i quan hệ giữa phát triển LSNG với Khu BTTN Bắc Hướng Hóa

3.1.3.1. Tác động tích cực t LSNG ở Khu BTTN Bắc Hướng Hóa

Lâm sản ngoài gỗ phát triển tạo cơ hội tăng thêm nguồn thu cho Khu BTTN và cộng đồng dân cư trong khu vực. Đời sống của người dân được nâng lên, giảm thiểu các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến tài nguyên thiên

nhiên trong v ng l i của Khu BTTN, đồng thời góp phần giới thiệu các giá trị ĐDSH, môi trường sinh thái, văn hóa lịch sử, văn hóa bản địa, tới người dân trong và ngoài nước. Hoạt động LSNG sẽ đem lại các lợi ích như sau:

- Bảo t n thiên nhiên: Các nguồn thu từ LSNG có khả năng tạo một cơ chế tự hoạch toán tài chính cho KBT. Trong đó có cả việc duy trì bảo tồn HST, diện tích các khu bảo tồn.

- Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương. Từ đó mọi người có nhận thức tích cực hơn trong việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

- L i ích về kinh tế: LSNG tạo nguồn thu nhập, ngân sách, giải quyết công ăn việc làm,… Góp phần làm thay đổi chất lượng cuộc sống cộng đồng, nhất là những người trực tiếp tham gia. Trong đó, bao gồm cải thiện những dịch vụ xã hội, y tế, nhà cửa, hệ thống cung cấp điện, nước,…

3.1.3.2. Những tác động tiêu cực có thể mang lại do hoạt động khai thác LSNG

- Tác động lên quy hoạch quản lý đất: Do những lợi ích từ LSNG mang lại, sẽ xảy ra hiện tượng lấn chiếm đất rừng tự nhiên để phát triển trồng và khai thác LSNG. Gây nhiều khó khăn cho việc quản lý, quy hoạch quản lý đất.

- Tác động lên hệ động thực vật: Hoạt động khai thác LSNG có thể tạo ra các tác động đến thực vật khác như bẻ cành, giẫm đạp, khiến động vật hoảng sợ, thay đổi diển biến sinh hoạt, địa bàn cư trú của chúng.

3.2. Tín đa dạng các oài cây âm sản ngoài gỗ tại K u BTTN Bắc H ớng Hóa

3.2.1.Danh mục cây LSNG tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa

Kết quả điều tra hiện trường kết hợp với phương pháp chuyên gia với sự tham gia của những người giàu kinh nghiệm trong việc thu hái, sử dụng thực vật cho lâm sản ngoài gỗ phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng người dân tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa đã ghi nhận được 265 loài thực vật bậc cao có mạch trong tổng số 1.283 loài thực vật tại khu vực nghiên cứu có khả năng

cho lâm sản ngoài gỗ(chiếm 20,65 % tổng số loài thực vật của Khu BTTN), thuộc 99 họ, 189 chi.

265 loài thực vật bậc cao có mạch tại khu vực nghiên cứu có ở tất cả các ngành thực vật: ngành Thông đất (Lycopodiophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Hạt trần (Pinophyta), Dây gắm (Gnetophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta), trong đó ngành Ngọc lan chiếm ưu thế với 246 loài, chiếm 92,83 %. Số lượng các bậc taxon phân bố được thống kê qua bảng sau:

Bảng 3.3: T àn p ần t ực vật c o âm sản ngoài gỗ p ân bố ở các ta on

TT Ngàn Họ Chi Loài Tên p ổ t ng Tên k oa ọc Số ợng T ệ (%) Số ợng T ệ (%) Số ợng T ệ (%) I Họ Thông đất Lycopodiophyta 2 2,02 3 1,59 5 1,89 II Dương xỉ Polypodiophyta 6 6,06 6 3,17 7 2,64 III Hạt trần Pinophyta 4 4,04 5 2,65 6 2,26 IV Dây gắm Gnetophyta 1 1,01 1 0,53 1 0,38 V Hạt kín Magnophyta 86 86,87 174 92,06 246 92,83 1 Lớp 2 lá mầm Magnoliopsida 70 70,71 134 70,89 182 68,68 2 Lớp 1 lá mầm Liliopsida 16 16,16 40 21,17 64 24,15 Tổng 99 100 189 100 265 100

Theo bảng 3.3, tỉ lệ loài giữa hai lớp Magnoliopsida và Liliopsida là: 2,84:1, thấp hơn tỷ lệ loài của lớp Hai lá mầm và Một lá mầm của khu vực

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG sử DỤNG, KHAI THÁC lâm sản NGOÀI gỗ tại KHU bảo tồn THIÊN NHIÊN bắc HƯỚNG hóa, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)