C ng3 KẾT QUẢ NGHIÊN U VÀ THẢO LUẬN
3.1.2. Tài nguyên nhân văn
Về tài nguyên du lịch nhân văn, trên v ng đất này là nơi sinh sống của người Vân Kiều, Pa Kô với bản sắc văn hoá độc đáo, dồi dào về kho tàng văn hóa phi vật thể với các làn điệu dân ca, Lễ hội văn hóa Cồng chiêng, các loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc đã được khôi phục, bảo tồn. Trải nghiệm
thực tế về cuộc sống, phong tục tập quán hàng ngày của dân cư địa phương có ảnh hưởng đến chủng loại LSNG được khai thác[28,29].
* Các lễ hội: Theo thống kê, của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị, hiện nay toàn tỉnh có 27 lễ hội, chia thành bốn nhóm loại hình: Lễ hội dân gian truyền thống; Lễ hội lịch sử cách mạng; Lễ hội tôn giáo và Lễ hội văn hóa du lịch. Trong đó; Lễ hội của đồng bào Vân Kiều, Pa Cô chiếm 7 lễ hội: Lễ hội Mừng lúa mới; Lễ hội Cồng chiêng; Lễ hội đâm trâu; Lễ hội A riêu Ping; Lễ hội Ara Pựt; Lễ hội uống rượi thề, Lễ hội mừng bản mới.
* Nhà ở: Nhà ở trong các bản là nhà sàn, kỹ thuật đơn giản, vật liệu từ rừng. Nhà của người Vân Kiều có quy mô nhỏ, là nơi sinh hoạt cho từng gia đình, nhà trường làm theo kiểu hai mái tròn hoặc mái vuông hai đầu.
* Văn hóa ản địa:Nhạc cụ truyền thống được làm bằng những nguyên liệu có từ thiên nhiên như tre, nứa, lá cây và một số loại cây rừng khác. Dân tộc Pa Kô có các làn điệu: A Dền, Cha Chấp, Ka Lơi, Xiêng, nhạc cụ truyền thống đặc biệt như Khèn Bè, Atôôc, A Bel, Ămprech, Xar, Ta ngạc.. còn người Vân Kiều có các làn điệu dân ca: Sa Nớt, Oát, Ta Oải và các nhạc cụ đặc sắc như: Sáo Khui, Pih, Ta Ril, A Mam, khèn bè, đàn ta lư, thanh la, cồng chiêng, kèn…
* Ẩm thực:Điểm nổi bật trong ẩm thực còn phải kể đến nhiều loại đặc sản mang tính đặc trưng của địa phương như: Rượu cần, rượu Đoác, cơm Lam, thịt dê, cá suối… Các loại bánh không thể thiếu trong lễ Tết lúa mới đó là bánh Beng, Acoắt, Aduh… Tất cả các loại bánh này đều làm bằng gạo nếp nấu chín sau đó đem giã nhuyễn c ng với mè đen, muối để thêm phần đậm đà.