Phân loại cây LSNG theo giá trị sử dụng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG sử DỤNG, KHAI THÁC lâm sản NGOÀI gỗ tại KHU bảo tồn THIÊN NHIÊN bắc HƯỚNG hóa, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 39)

C ng3 KẾT QUẢ NGHIÊN U VÀ THẢO LUẬN

3.2.2. Phân loại cây LSNG theo giá trị sử dụng

Căn cứ vào kết quả điều tra hiện trường, kết hợp phỏng vấn chuyên gia và các tài liệu công bố liên quan về giá trị sử dụng, đề tài đã xác định được

06nhóm thực vật cho lâm sản ngoài gỗ ở Khu BTTN Bắc Hướng Hóa. Kết quả được tổng hợp bảng sau:

Bảng 3.5:T ực vật c o âm sản ngoài gỗ t eo giá trị sử dụng tại K u BTTN Bắc H ớng Hóa

TT N óm giá trị sử dụng Số ợng

loài

T ệ %

1 Cây cho sản phẩm làm dược liệu/mỹ phẩm 173 45,41

2 Cây cho sản phẩm thực phẩm 77 20,21

3 Cây làm cảnh, bóng mát 64 16,80

4 Cây cho sản phẩm có sợi 13 3,41

5 Cây cho sản phẩm chiết suất 8 2,10

6 Cây cho sản phẩm khác 46 12,07

Tổng cộng 381 100

* Nhóm cây cho sản phẩm làm dược liệu/mỹ phẩm chiếm tỷ lệ lớn nhất: Có khoảng 173 loài, chiếm 45,41%. Công dụng chữa bệnh khá đa dạng, từ những bệnh cảm mạo thông thường đến những bệnh nan y. Tuy nhiên, việc sử dụng cây thuốc của đồng bào chủ yếu đơn loài và thông tin ít, không được chia sẻ nhiều, khó lưu truyền cho thế hệ sau. Loài dược liệu quý như: Thạch t ng răng cưa Huperzia serrata , Sói r ng Sarcandra gla ra , Hoàng đ ng i raurea tinctoria , Lan kim tuyến noectochilus setaceus ...

* Nhóm cây cho sản phẩm thực phẩm: Khoảng 77 loài, chiếm 20,21% tổng số loài LSNG. Các loài cho quả ăn được có vị ngon: Chóp máu cụt (Salacia verrucosa), Bứa lửa (Garcinia fusca Pierre.) hoạt chất chính trong nạc trái có tác dụng tiêu mỡ, giảm cân, chống béo phì của Bứa là hydroxycitric acid (HCA). Một số loài thực vật khác làm rau ăn như: rau má, rau me, bắp chuối,...

* Nhóm cây làm cảnh, bóng mát: Gồm 64 loài, chiếm 16,8% tổng số loài hệ thực vật LSNG. Nhiều loài phong lan cho hoa đẹp, Cẩm c (Hoya) và Hoa mẫu đơn (Ixora). Đặc biệt loài Hoya globulosa lần đầu tiên ghi nhận ở nơi này, đề nghị bổ sung danh lục thực vật của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa.

* Nhóm cây cho sản phẩm có sợi: Gồm 13 loài, chiếm 3,41% tổng số loài thực vật LSNG được điều tra. Nhóm cây này được nhân dân sử dụng với các mục đích đa dạng: đan lát thủ công và các công việc hữu ích khác, gồm các loài mây và tre: Bambusa balcooa Roxb., Melocalamus compactiflorus

(Kurz), Calamus poilanei,…

* Nhóm cây cho sản phẩm chiết suất (tinh dầu, nhựa): Các loài cung cấp nguyên liệu ép dầu, dầu ăn, tinh dầu, nhựa... có khoảng 8 loài, chiếm 2,10%, gồm Bời lời chanh (Litsea cubeba (Lour.) Pers.), V hương (Cinamomum balansae) có tinh dầu rất thơm, Giổi xanh (Michelia mediocris)...

* Nhóm cây cho sản phẩm khác: Gồm khoảng 46 loài, chiếm 12,07% tổng số loài LSNG. Nhóm cây này được nhân dân sử dụng với các mục đích đa dạng: như Lá nón (Licuala centralis), lá lợp nhà...

Như vậy, thực vật cho LSNG theo giá trị sử dụng ở Khu BTTN Bắc Hướng Hóa rất phong phú, đa dạng; có đủ các nhóm tác dụng chính. Trong đó đáng chú ý là nhóm cho sản phẩm dược liệu, chiếm 45,41% với 173 loài; tiếp đến là nhóm cây cho sản phẩm làm thực phẩm 77 loài (chiếm 20,21%), có thể làm thức ăn trực tiếp cho cộng đồng địa phương hoặc qua sơ chế để đem ra chợ bán hoặc đưa đến các khu vực khác để tiêu thụ. Tuy với số lượng loài thực vật cho sản phẩm dược liệu là rất lớn, nhưng người dân địa phương vẫn chủ yếu tập trung đối với một số loài chính như Thạch t ng răng cưa, Lan kim tuyến… trong khi còn nhiều loài có giá trị cao hơn vẫn chưa được khai thác, sử dụng một cách hiệu quả. Các nhóm khác cũng có nhiều loài phổ biến thường bị khai thác quá mức, dẫn tới dần cạn kiệt trong tự nhiên, cần có biện pháp quản lý, khai thác ph hợp hơn.

3.2.3. Phân loại cây LSNG theo dạng s ng thực v t Bảng 3.6: Dạng sống t ực vật c o âm sản ngoài gỗ TT Dạng sống Số ợng T ệ 1 Cây gỗ 56 22,05 2 Cây bụi 51 20,08 3 Dây leo 44 17,32 4 Cây thảo 81 31,89 5 Ký sinh/ Phụ sinh 22 8,66 Tổng 254 100

Trong các dạng sống của thực vật LSNG ở Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, dạng cây gỗ chỉ có 56 loài, chiếm 22,05%, các dạng còn lại có số lượng khá lớn, đặc biệt dạng thân thảo có 81 loài, chiếm 31,89%. Điều này cho thấy nhu cầu cây LSNG chủ yếu dạng cây bụi, dây leo và cây thảo, điều này có tác động rất tốt đến phát triển LSNG, do thời gian sinh trưởng ngắn và dễ thu nguyên liệu, giúp cải thiện sinh kế nhanh và bền vững hơn. Không tác động nhiều đến những loài cây gỗ có kích thước lớn.

3.2.4.Phân loại cây LSNG theo mức độ nguy c p, quí hiếm

Căn cứ vào Sách đỏ Việt Nam (2007) và Nghị định 06/NĐ-CP/2019 kết hợp với kết quả điều tra thực tế đề tài đã ghi nhận được 36 loài thực vật quý hiếm cần được ưu tiên bảo tồn tại khu vực nghiên cứu. Có 13 loài trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và 27 loài thuộc Nghị định 06/NĐ-CP/2019. Điều đặc biệt, theo quy định mới, tất cả các loài Lan đều thuộc phạm vi cấm khai thác, có 14 loài lan thuộc danh lục này ghi nhận tại Bắc Hướng Hóa. Số lượng cây nguy cấp và quý hiếm nhiều trong danh lục cây LSNG vừa là tiềm năng của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa. Nhưng đây cũng chính là những thách thức với các nhà quản lý. Cần có chế tài ph hợp để thực hiện tốt Nghị định này, bảo tồn được các loài Lan rừng[2,6].

Bảng 3.7: Dan ục các oài LSNG tại Khu BTTN Bắc H ớng Hóa có giá trị bảo tồn

TT Tên k oa ọc Tên Việt nam SĐVN

2007

NĐ06 2019

1 Huperzia serrata (Thunb.) Trevis. Thạch t ng răng cưa IIA

2 Podocarpus pilgeri. Thông tre lá ngắn IIA

3 Rauvolfia cambodiana Pierre ex

Pitard Ba gạc căm bốt VU

4 Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill. Ba gạc VU

5 Asarum balansae Franch in Morot. Trầu tiên thảo EN IIA 6 Cinnamomum balansae Lecomte V hương VU IIA 7 Codonopsis javanica (Blume)

Hook.f Đẳng sâm VU IIA

8 Fibraurea tintoria Lour Hoàng đằng IIA

9 Coscinium fenestratum (Gaertn.)

Colebr. Vàng đắng IIA

10 Stephania japonica (Thunb.) Miers. Bình vôi nhật IIA

11 Stephania glabra Bình vôi IIA

12 Murraya glabra (Guillaum.)

Guillaum. Vương t ng VU

13 Ardisia silvestris Pitard Lá khôi tía VU 14 Aquilaria crassna Pierre ex

Lecomte Trầm hương EN

15 Calamus poilanei Conr. Mây bột EN IIA

16 Polygonatum kingianum coll. et

Hemsl Hoàng tinh đỏ IIA

17 Tacca intergrifolia Ker.-Gawl. Hạ túc VU

18 Cephalotaxus mannii Hook. f. Đỉnh t ng VU IIA 19 Alstonia scholaris (L.) R. Br. Mù cua

20 Anoectochilus setaceus Blume Kim tuyến EN IA 21 Dendrobium amabile (Lour.)

TT Tên k oa ọc Tên Việt nam SĐVN 2007

NĐ06 2019

22 Dendrobium farmeri Paxt. Thuỷ tiên VU 23 Calanthe triplicata (Willem.)

Ames. Kiều lan IIA

24 D. hercoglossum Rchb.f. Thạch hộc hoa tím IIA

25 D. lindleyi Steudel. Vảy rắn IIA

26

D. loddigesii Rolfe Hoàng thảo thạch

hộc IIA

27 Dendrobium nobile Steudel Thạch hộc IIA

28 Dendrobium tortile Hoàng thảo xoắn IIA

29 Holcoglossum subulifolium

(Rchb.f.) Lan tóc tiên IIA

30 Liparis elliptica Wight Nhẵn diệp bầu dục IIA

31 L. tixieri Guillaum. Lan cánh nhạn IIA

32 Ludisia discolor (Ker-Gawl.)

A.Rich. Lan lá gấm IIA

33 L. zollingeri Rchb.f. Lan gấm IIA

34 Paphiopedilum amabile Hall. f. Vệ hài IIA

35 Paphiopedilum appletonianum

(Gower) Lan hài vân IIA

36 Rhynchostylis retusa (L.) Bl. Đuôi cáo IIA

Đây là cơ sở giúp Khu BTTN có những chiến lược bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên thực vật cho lâm sản ngoài gỗ nơi đây.

3.3. Hiện trạng sử dụng, k ai t ác âm sản ngoài gỗ tại K u BTTN Bắc H ớng Hóa

3.3.1. Hiện trạng khai thác, sử dụng LSNG của người dân bản địa tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa

Theo kết quả điều tra về tình hình khai thác LSNG, cách thức người dân thu hái là rất đa dạng và phong phú. Đa số các sản phẩm LSNG được khai

thác chủ yếu được thu hái trong tự nhiên với 265 loài cây LSNG có thu hái trong tự nhiên tại 4 xã nghiên cứu, thuộc phạm vi v ng đệm Khu BTTN Bắc Hướng Hóa. Hoạt động khai thác và sử dụng các loài cây cho LSNG diễn ra thường xuyên trong năm và hết sức phức tạp. Đặc biệt với những hộ gia đình nghèo hoạt động khai thác LSNG góp một phần thu nhập đáng kể cho kinh tế hộ gia đình. T y theo mục đích sử dụng khác nhau mà hình thức khai thác các loại LSNG cũng khác nhau. Việc khai thác LSNG cũng phụ thuộc vào công dụng của từng loài LSNG. Tại khu vực nghiên cứu, các loài cây LSNG thuộc 6 nhóm giá trị sử dụng với mức độ và các loài chính như sau:

* Nhóm cây cho sản phẩm có s i: Trong tổng số 13 loài thì 5-6 loài LSNG thuộc nhóm cày được khai thác, sử dụng cuả người dân để làm đồ đạc, hàng rào… những loài mây thường được khai thác là Calamus henryanus, C. flagellum, đặc biệt loài Calamus poilanei, d ng để đan lát làm đồ thủ công mỹ nghệ. Có đến 73% người dân được hỏi đã từng thu hái nhóm cây này, trong đó 45% người dân thu hái thường xuyên để bán lại cho người thu mua. Giá trị thu mua trong khoảng 9.000 -13.000 VNĐ/ kg tươi.

* Nhóm cây cho sản phẩm dư c liệu/mỹ phẩm: Là nhóm được khai thác với số lượng rất nhiều và thường xuyên nhất. Đồng thời, các loài cây cho LSNG được khai thác rất phong phú và đây cũng là nhóm có nhiều loài có giá trị cao như Ba kích, lan kim tuyến, lá khôi, lá bướm bạc, bá bệnh,... Người dân trung bình khai thác mỗi lần được 5-10 kg của 5-10 loài, sau đó được thương lái đặt thu gom. Một số loại cây bồi bổ sức khỏe, củ bách bộ được người dân sử dụng cho phụ nữ sau sinh hay chữa ho được bày bán nhiều nơi, giá bán 0,5kg dao động từ 50.000 -100.000 VNĐ. Đây là nguồn thu LSNG quan trọng của người dân. Theo số liệu thống kê phiếu, 82% người dân được hỏi đã từng thu hái dược liệu từ rừng, và sử dụng cây chữa bệnh.

* Nhóm cây cho lư ng thực, thực phẩm: Số lượng các loài thường xuyên được khai thác, sử dụng là khoảng 20 loài trong tổng số 77 loài. Đây là nhóm cho các sản phẩm có giá trị cao như rau Dớn (đọt dương xỉ non), Trám, Bứa, măng tre. Với vai trò quan trọng trong sinh hoạt cũng như góp phần vào thu nhập của các hộ gia đình, các loài trong nhóm này cũng được gây trồng và khai thác hàng năm với một lượng lớn. Trong đó, đáng chú ý là các loại rau rừng, măng dễ khai thác và tiêu thụ, 65% người dân được khảo sát từng thu nhóm này để ăn và bán hàng hóa nhỏ.

Ngoài ra, bên cạnh nhóm thực vật LSNG sử dụng cho các mục đích nói trên còn nhiều loài thân thảo ở rừng được sử dụng làm gia vị, lấy tinh dầu như Gừng, Vương t ng, hạt giổi xanh…

* Nhóm cây cho sản phẩm chiết su t tinh dầu, cho nhựa):Có ít loài đang được khai thác, sử dụng nhất trong số 6 nhóm loài cây. Đặc biệt hạt Giỗi xanh đang được giá bán, theo điều tra, hạt giổi khô có thể bán từ 1.200.000- 1.400.000 VNĐ/ kg. Có giá thành cao, nên người dân khai thác nhiều, tuy nhiên lượng thu hái không được nhiều.

* Nhóm cây cảnh, óng mát:Tình hình khai thác nhóm này khá phức tạp, trong tổng số 100 người dân được khảo sát, có 63 người dân đã từng khai thác phong lan từ rừng. Tuy nhiên, hiện nay nguồn tài nguyên này đang dần cạn kiệt. Chủ yếu nguồn cây được bán là nhập theo đường tiểu ngạch từ Lào sang. Chính vì vậy, rất khó có chế tài xử lý.Qua phỏng vấn người dân nhận thấy đây là nhóm đã bị khai thác rất mạnh, với số lượng nhiều, hầu như trong tự nhiên cây cảnh còn rất ít và trở nên khan hiếm như Re hương, V hương… Đây là những loài có tiềm năng trên thị trường, chủ yếu là các sản phẩm tinh dầu, chất gỗ thơm có thể làm đồ mỹ nghệ, nên được thị trường khá ưa chuộng. Nhóm này có giá trị kinh tế cao, cần có phương án quy hoạch phát triển.

Ngoài ra có những nhóm cây khác được khai thác với một mức hạn chế hơn như: Dương xỉ thân gỗ, cẩm c …

3.3.2. Hiện trạng bu n bán LSNG tại vùng đệm Khu BTTN Bắc Hướng Hóa

Có thể thấy tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, các nhóm LSNG được khai thác và sử dụng khá đa dạng. Nghiên cứu đi sâu tìm hiểu thị trường tiêu thụ của nhóm LSNG chính là nhóm cây cho sản phẩm có sợi, câycho sản phẩm dược liệu, nhóm cây thực phẩm, cây cảnh, bóng mát. Qua sự điều tra, khảo sát của đề tài, tthị trường các nhóm cây LSNG tại địa phương diễn ra theo chuỗi thị trường như sau:

Hìn 3.1: S đồ c uỗi t ị tr ờng LSNG tại địa p ng

Từ sơ đồ có thể thấy thị trường cây thuốc diễn ra theo 3 kênh chính:

* Kênh 1:LSNG được người dân khai thác từ rừng, sau đó bán trực tiếp cho người tiêu d ng. Đây là kênh tiêu thụ chủ yếu. Người tiêu d ng ở đây chủ yếu là người dân đang sinh sống tại địa phương hoặc khách du lịch. Kênh tiêu thụ này đơn giản, ít mắt xích trung gian, giá thành ít phải chịu ảnh hưởng của các loại phí như vận chuyển, bảo quản, chi phí cho người trung gian. Tuy nhiên, giá trị mang lại không ổn định.

Người dân khai thác Khách vãng lai Thương lái thu gom Đại lý Tỉnh khác Cơ sở chế biến Hàng hóa

* Kênh 2:LSNG thường ở dạng nguyên liệu thô được thu gom, sản phẩm qua sơ chế, chế biến đơn giản được người thu gom trực tiếp sử dụng phương tiện của mình để vận chuyển đi nơi khác. Ở kênh này xuất hiện đối tượng trung gian trong quá trình lưu thông LSNG đó là những người thu gom. Ở kênh này giá cả thường thấp do phải chịu các chi phí vận chuyển, chi phí cho người trung gian,...

* Kênh 3: Sản phẩm thô sau khi được khai thác sẽ được những người thu gom đến tận gia đình để thu mua. Sau đó, các sản phẩm thô này được người thu gom bán lại cho các đại lý thu mua lớn trong v ng. Sản phẩm có thể được sơ chế, đóng gói để xuất đi các tỉnh bạn hoặc được chuyển cho một cơ sở sản xuất trong tỉnh để tạo thành hàng hóa. Giá trị LSNG theo kênh này được tăng giá trị, thu lại nguồn lợi cho địa phương và ổn định nguồn thu cho người dân.

Tuy nhiên, việc khai thác, buôn bán LSNG chưa được quy hoạch tổng thể. Nên một số ngành phát triển chủ yếu dựa vào thị trường thu mua có sẵn, chủ yếu sơ chế thô nên giá trị mang lại không cao. Do vậy, cần có cơ chế quản lý thị trường thích hợp đảm bảo lợi ích cho người khai thác, đồng thời ổn định được thị trường tiêu thụ LSNG.

Hìn 3.2: K ảo sát, điều tra tại c sở t u mua, c ế biến LSNG tại uyện H ớng Hóa, tỉn Quảng Trị

3.3.3. Thực trạng quản lý LSNG tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa

Qua khảo sát và phỏng vấn, đa số người dân đã từ bỏ khai thác gỗ trái phép và không xâm phạm đến phạm vi rừng thuộc sự quản lý của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa. Tuy nhiên, có một số trường hợp vẫn còn khai thác những cây gỗ vừa và nhỏ để phục vụ cho đời sống hàng ngày, tu sửa nhà.

Các hoạt động khai thác LSNG có nguồn gốc thực vật vẫn lén lút xảy ra, tuy đã có sự ngăn cấm từ phía Khu bảo tồn. Cán bộ quản lý vườn tuyên truyền và nhắc nhở, chứ không thể cấm người dân vào rừng khai thác vì như vậy sẽ cắt đứt nguồn sống của người dân.

Người dân thu hái LSNG chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của mình, ít gây tổn hại đến hiện trạng của rừng nên các cán bộ kiểm lâm chỉ có thể tuyên truyền người dân không vào rừng khai thác chứ không thể cấm người dân vào rừng. Trong quá trình tuần tra, nếu bắt gặp thì tuyên truyền, nhắc nhở, nếu tái phạm nhiều lần sẽ bị đưa lên xã khiển trách. Chính vì vậy, nên nhiều loại LSNG quý vẫn thường xuyên bị khai thác. Các hoạt động thu mua LSNG thì

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG sử DỤNG, KHAI THÁC lâm sản NGOÀI gỗ tại KHU bảo tồn THIÊN NHIÊN bắc HƯỚNG hóa, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)