Mi quan hệ giữa phát triển LSNG với KhuBTTN Bắc Hướng Hóa

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG sử DỤNG, KHAI THÁC lâm sản NGOÀI gỗ tại KHU bảo tồn THIÊN NHIÊN bắc HƯỚNG hóa, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 36 - 39)

C ng3 KẾT QUẢ NGHIÊN U VÀ THẢO LUẬN

3.1.3. Mi quan hệ giữa phát triển LSNG với KhuBTTN Bắc Hướng Hóa

3.1.3.1. Tác động tích cực t LSNG ở Khu BTTN Bắc Hướng Hóa

Lâm sản ngoài gỗ phát triển tạo cơ hội tăng thêm nguồn thu cho Khu BTTN và cộng đồng dân cư trong khu vực. Đời sống của người dân được nâng lên, giảm thiểu các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến tài nguyên thiên

nhiên trong v ng l i của Khu BTTN, đồng thời góp phần giới thiệu các giá trị ĐDSH, môi trường sinh thái, văn hóa lịch sử, văn hóa bản địa, tới người dân trong và ngoài nước. Hoạt động LSNG sẽ đem lại các lợi ích như sau:

- Bảo t n thiên nhiên: Các nguồn thu từ LSNG có khả năng tạo một cơ chế tự hoạch toán tài chính cho KBT. Trong đó có cả việc duy trì bảo tồn HST, diện tích các khu bảo tồn.

- Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương. Từ đó mọi người có nhận thức tích cực hơn trong việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường.

- L i ích về kinh tế: LSNG tạo nguồn thu nhập, ngân sách, giải quyết công ăn việc làm,… Góp phần làm thay đổi chất lượng cuộc sống cộng đồng, nhất là những người trực tiếp tham gia. Trong đó, bao gồm cải thiện những dịch vụ xã hội, y tế, nhà cửa, hệ thống cung cấp điện, nước,…

3.1.3.2. Những tác động tiêu cực có thể mang lại do hoạt động khai thác LSNG

- Tác động lên quy hoạch quản lý đất: Do những lợi ích từ LSNG mang lại, sẽ xảy ra hiện tượng lấn chiếm đất rừng tự nhiên để phát triển trồng và khai thác LSNG. Gây nhiều khó khăn cho việc quản lý, quy hoạch quản lý đất.

- Tác động lên hệ động thực vật: Hoạt động khai thác LSNG có thể tạo ra các tác động đến thực vật khác như bẻ cành, giẫm đạp, khiến động vật hoảng sợ, thay đổi diển biến sinh hoạt, địa bàn cư trú của chúng.

3.2. Tín đa dạng các oài cây âm sản ngoài gỗ tại K u BTTN Bắc H ớng Hóa

3.2.1.Danh mục cây LSNG tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa

Kết quả điều tra hiện trường kết hợp với phương pháp chuyên gia với sự tham gia của những người giàu kinh nghiệm trong việc thu hái, sử dụng thực vật cho lâm sản ngoài gỗ phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng người dân tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa đã ghi nhận được 265 loài thực vật bậc cao có mạch trong tổng số 1.283 loài thực vật tại khu vực nghiên cứu có khả năng

cho lâm sản ngoài gỗ(chiếm 20,65 % tổng số loài thực vật của Khu BTTN), thuộc 99 họ, 189 chi.

265 loài thực vật bậc cao có mạch tại khu vực nghiên cứu có ở tất cả các ngành thực vật: ngành Thông đất (Lycopodiophyta), Dương xỉ (Polypodiophyta), Hạt trần (Pinophyta), Dây gắm (Gnetophyta) và Ngọc lan (Magnoliophyta), trong đó ngành Ngọc lan chiếm ưu thế với 246 loài, chiếm 92,83 %. Số lượng các bậc taxon phân bố được thống kê qua bảng sau:

Bảng 3.3: T àn p ần t ực vật c o âm sản ngoài gỗ p ân bố ở các ta on

TT Ngàn Họ Chi Loài Tên p ổ t ng Tên k oa ọc Số ợng T ệ (%) Số ợng T ệ (%) Số ợng T ệ (%) I Họ Thông đất Lycopodiophyta 2 2,02 3 1,59 5 1,89 II Dương xỉ Polypodiophyta 6 6,06 6 3,17 7 2,64 III Hạt trần Pinophyta 4 4,04 5 2,65 6 2,26 IV Dây gắm Gnetophyta 1 1,01 1 0,53 1 0,38 V Hạt kín Magnophyta 86 86,87 174 92,06 246 92,83 1 Lớp 2 lá mầm Magnoliopsida 70 70,71 134 70,89 182 68,68 2 Lớp 1 lá mầm Liliopsida 16 16,16 40 21,17 64 24,15 Tổng 99 100 189 100 265 100

Theo bảng 3.3, tỉ lệ loài giữa hai lớp Magnoliopsida và Liliopsida là: 2,84:1, thấp hơn tỷ lệ loài của lớp Hai lá mầm và Một lá mầm của khu vực nhiệt đới điển hình là (3:1) (De Candolle). Ngoài yếu tố về độ cao của khu vực nghiên cứu, số lượng loài Một lá mầm nhiều hơn là do LSNG nhiều loài thuộc nhóm 1 lá mầm, với sự sinh trưởng nhanh, với dạng thân leo, thân thảo là chủ yếu. Đây là một điểm khá tốt cho việc sử dụng LSNG khi không có nhiều cây dạng gỗ.Trong đó, có nhiều họ đa dạng về thành phần loài thực vật cho lâm sản ngoài gỗ. Đặc biệt như các họ: Phong lan (Orchidaceae) có đến 17 loài chiếm 6,42%, thường được khai thác để làm cây cảnh, ngoài ra có

Trúc đào (Apocynaceae) chiếm 5,66% , loài được d ng làm thuốc và chơi cảnh. Các họ khác như Thầu dầu, Cau dừa, Hòa thảo, Cà phê,... chiếm một số lượng loài khá lớn so với các họ còn lại, được thống kê qua bảng3.4:

Bảng 3.4: Đa dạng về ọ t ực vật c o âm sản ngoài gỗ

TT Họ

Số ợng loài T ệ Tên Việt Nam Tên K oa ọc

1 Phong lan Orchidaceae 17 6,42

2 Trúc đào Apocynaceae 15 5,66

3 Thầu dầu Euphorbiaceae 11 4,15

4 Cau dừa Arecaceae 10 3,77

5 Hòa thảo Poaceae 10 3,77

6 Cà phê Rubiaceae 9 3,39

7 Na Annonaceae 8 3,02

8 Cúc Asteraceae 7 2,64

9 Rau dền Amaranthaceae 6 2,26

Tổng 93 35,09

Bảng 3.4 cho thấy, có nhiều họ có sự đa dạng cao về loài thực vật cho LSNG. Đặc biệt các họ như Phong lan (Orchidaceae) có đến 17 loài chiếm 6,42%, thường được khai thác để làm cây cảnh; ngoài ra có Trúc đào (Apocynaceae) chiếm 5,66% chủ yếu loài được d ng làm thuốc và chơi cảnh. Các họ khác như Thầu dầu, Cau dừa, Hòa thảo, Cà phê... chiếm một số lượng loài khá lớn so với các họ còn lại, được thống kê qua bảng 02. Kết quả ở bảng 04 cũng cho thấy có 09 họ có số loài nhiều nhất với tổng số 93 loài chiếm 35,09% tổng số loài thực vật lâm sản ngoài gỗ tại Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG sử DỤNG, KHAI THÁC lâm sản NGOÀI gỗ tại KHU bảo tồn THIÊN NHIÊN bắc HƯỚNG hóa, TỈNH QUẢNG TRỊ (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)