D. Bố cục của đề tài
1.2.5. Công nghệ sấy hồng ngoại và ưu nhược điểm của nó
1.2.5.1. Công nghệ sấy bức xạ hồng ngoại
Sấy bức xạ hồng ngoại bằng công nghệ đèn hồng ngoại, bằng điện trở, bằng chất lỏng hay khí, bằng tấm kim loại đốt nóng lên tới nhiệt độ nhất định để vật nóng phát ra bức xạ hồng ngoại.
1.2.5.2. Đặc điểm của sấy hồng ngoại
Tia hồng ngoại tuân theo các định luật: truyền thẳng, phản xạ, nhiễu xạ, giao thoa. Tia hồng ngoại có thể phát nhiệt nhưng nó không đốt nóng không khí nó đi qua mà năng lượng hồng ngoại dùng để tác động một số đối tượng sẽ kích thích tạo ra dao động, tương tác giữa các phần tử với nhau. Chính quá trình dao động này sinh ra năng lượng và tạo ra nhiệt. Cường độ của các tia hồng ngoại sẽ giảm dần theo khoảng cách từ nguồn phát đến vật do bị hấp thụ bởi hơi nước, CO2 và các hạt khác trong không khí.
1.2.5.3. Ưu điểm của sấy hồng ngoại
− Chi phí lắp đặt, thiết kế máy sấy hồng ngoại tương đối thấp.
− Sản phẩm thu được sau khi sấy khô có chất lượng không thay đổi so với trước khi sấy hương thơm, vị ngon và hàm lượng vitamin hầu như được bảo toàn.
− Quá trình sấy không làm thức ăn bị nhiễm khuẩn, giúp tiêu diệt côn trùng, tiệt trùng sản phẩm sấy.
− Công nghệ sấy hồng ngoại giúp ngắn thời gian sản xuất, tiết kiệm chi phí cho mỗi thành phẩm.
− Phương pháp này hoàn toàn không sử dụng các chất xúc tác, chất hoá học vì thế không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
Chương 1: Tổng quan Trang 29
1.2.5.4. Nhược điểm của sấy hồng ngoại
− Chỉ sấy được sản phẩm mỏng và có kích thước nhỏ do khả năng xuyên thấu của các tia hồng ngoại còn kém.
− Sản phẩm sau khi sấy thường dễ bị cong vênh, bị nứt.
− Chỉ dùng được cho các loại thực phẩm cắt lát mỏng, không phù hợp với các vật cần sấy khác như gốm, men sứ, gỗ,…
1.2.5.5. Các ứng dụng của sấy hồng ngoại
Hình 1.12 Thảo mộc sau khi sấy Hình 1.13 Sấy ván ép
Khoa Công Nghệ Nhiệt Lạnh Khóa luận tốt nghiệp đại học
Chương 1: Tổng quan Trang 30
Hình 1.16 Máy ấp trứng sử dụng đèn hồng ngoại