Công tác đào tạo nghề

Một phần của tài liệu Phát triển việc làm cho lao động nông thôn tại địa bàn thị xã Đông Triều - Quảng Ninh theo hướng phát triển bền vững. (Trang 61 - 71)

8. Kết cấu luận văn

2.3.1. Công tác đào tạo nghề

2.3.1.1. Xác định nhu cầu và đối tượng đào tạo

Bảng 2.5: Số lƣợng lao động nông thôn đƣợc đào tạo của thị xã Đông Triều giai đoạn 2018-2020

Tiêu chí Đơn vị 2018 2019 2020

Số lượng lao động có nhu cầu đào

tạo Người 26.792 30.450 38.837

Số lao động nông thôn được tham

gia đào tạo Người 15.646 17.022 18.797

Tỷ trọng lao động được tham gia đào tạo trong tổng lao động có nhu cầu đào tạo

% 58,4 55,9 48,4

(Nguồn: Ủy ban nhân dân thị xã Đông Triều, năm 2020)

Kết quả phân tích tổng quan cho thấy, chất lượng của lực lượng lao động nông thôn của Đông Triều chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà tuyển dụng, phần lớn người lao động có trình độ học vấn và nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật thấp. Nên vấn đề nâng cao trình độ học vấn, đào tạo và tái đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật cho lao động rất bức bách cần phải giải quyết. Điều này đồng nghĩa với số lượng lao động có nhu cầu đào tạo nghề sẽ có xu hướng gia

tăng theo các năm, theo đó, tăng từ 26.792 người năm 2018 lao động nông thôn lên 38.837 người năm 2020, tương đương với 45%.

Bảng 2.6: Cơ cấu lao động nông thôn đƣợc đào tạo phân theo đối tƣợng đào tạo giai đoạn 2018-2020

Tiêu chí 2018 2019 2020 Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Tổng số đào tạo 15.646 100 17.022 100 18.797 100

Phân theo giới tính

Nam 7.416 47,4 8.205 48,2 8.816 46,9

Nữ 8.230 52,6 8.817 51,8 9.981 53,1

Phân theo tính chất

Lao động thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng

2.848 18,2 3.302 19,4 3.590 19,1

Lao động bị thu hồi

đất 5.758 36,8 6.655 39,1 7.537 40,1

Lao động là người

khuyết tật 2.988 19,1 3.404 20 3.853 20,5

Đối tượng khác 4.052 25,9 3.661 21,5 3.817 20,3

(Nguồn: Ủy ban nhân dân thị xã Đông Triều)

Số lượng lao động nông thôn được tham gia đào tạo nghề có xu hướng gia tăng theo các năm, nhưng tỷ lệ gia tăng không cao. Theo đó, số lượng này tăng từ mức 15.646 người năm 2018 lên 18.797 người năm 2020, với tỷ lệ tăng trưởng trung bình đạt 12,5%/năm.

Số lượng lao động nông thôn được tham gia đào tạo nghề chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng số lao động có nhu cầu đào tạo, tuy nhiên tỷ lệ này đang có xu hướng giảm trong những năm gần đây, tính đến năm 2020 tỷ lệ này chỉ còn ở mức 48,4%.

- Đối tượng đào tạo phân theo giới tính

Trong cơ cấu lao động nông thôn được đào tạo nghề hàng năm thì không có sự chênh lệch nhiều giữa năm và nữ, mặc dù tỷ lệ lao động nữ luôn chiếm ưu thế hơn. Năm 2018 trong tổng số 15.646 lao động được đào tạo thì có 8.230 đối tượng là nữ, chiếm 52,6%; sang năm 2019 và năm 2020 tỷ lệ nữ vẫn chiếm ưu thế, lần lượt ở mức 51,8% và 53,1%.

Đối tượng lao động được đào tạo là nam chiếm tỷ lệ thấp hơn, trong các năm của giai đoạn 2018-2020 đều thấp hơn 50%, năm 2019 đạt tỷ lệ cao nhất với 48,2%.

- Đối tượng đào tạo phân theo tính chất

Trong cơ cấu lao động nông thôn được đào tạo trên địa bàn thị xã Đông Triều giai đoạn 2018-2020 thì số đối tượng lao động thuộc diện lao động bị thu hồi đất chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu hướng gia tăng theo các năm. Năm 2018 trong tổng số 15.646 lao động nông thôn được đào tạo thì có đến 5.758 lao động thuộc diện bị thu hồi đất chiếm đến 36,8%. Sang năm 2019 số lượng lao động thuộc nhóm đối tượng này tăng lên 6.655 người (tăng 15,8% so với năm 2018); đến năm 2019 và 2020 số lượng lao động thuộc nhóm đối tượng này tiếp tục tăng lên, lần lượt với tỷ lệ 15,6% và 13,3%.

Sau nhóm đối tượng lao động bị thu hồi đất nông nghiệp thì lao động thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và lao động là người khuyết tật cũng chiếm tỷ trọng tương đối cao. Tính đến năm 2020 số lao động trong các nhóm đối tượng này lần lượt là 3.590 người và 3.853 người.

Các nhóm đối tượng khác như lao động thuộc hộ cận nghèo, lao động là người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học… có tỷ trọng giảm dần trong tổng số lao động nông thôn được đào tạo hàng năm, tính đến năm 2020 số lao động thuộc các nhóm này chiếm 20,3% tổng số lao động nông thôn được đào tạo.

2.3.1.2. Xác định ngành nghề, chương trình, hình thức đào tạo

Bảng 2.7: Cơ cấu lao động nông thôn đƣợc đào tạo phân theo ngành nghề đào tạo giai đoạn 2018-2020

Tiêu chí 2018 2019 2020 Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Tổng số đào tạo 15.646 100 17.022 100 18.797 100 1. Nghề nông nghiệp 6.227 39,8 6.553 38,5 6.992 37,2

+ Trồng rau hữu cơ, trồng rau

an toàn 3.254 20,8 3.795 22,3 3.928 20,9

+ Chăn nuôi 1.455 9,3 1.583 9,3 1.767 9,4

+ Kỹ thuật trồng nấm 1.329 8,5 834 4,9 958 5,1

+ Kỹ thuật trồng và chăm sóc

cây cảnh 189 1,2 341 2,0 339 1,8

2. Nghề phi nông nghiệp 9.419 60,2 10.469 61,5 11.805 62,8

+ Kỹ thuật chế biến món ăn 4.803 30,7 5.294 31,1 5.921 31,5

+ Trang điểm 1.361 8,7 1.532 9,0 1.748 9,3

+ Pha chế đồ uống 1.142 7,3 1.600 9,4 1.842 9,8

+ Tin học văn phòng 610 3,9 885 5,2 1.053 5,6

+ Điện dân dụng 1.503 9,6 1.158 6,8 1.241 6,6

(Nguồn: Ủy ban nhân dân thị xã Đông Triều, năm 2020)

- Đào tạo nghề nông nghiệp đang ngày càng ít thu hút được sự quan tâm của người lao động, điều này thể hiện qua sự giảm dần tỷ lệ lao động tham gia đào tạo hàng năm, tỷ lệ này giảm từ 39,8% năm 2018 xuống còn 37,2% năm 2020.

Trong các nghề nông nghiệp thì nghề trồng ra hữu cơ, trồng rau an toàn được nhiều lao động tham gia đào tạo nhất, còn các ngành nghề khác chưa thu hút được nhiều lao động tham gia đào tạo hàng năm.

chính là đào tạo nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp, trong đó, đào tạo nghề phi nông nghiệp luôn có số lượng người lao động tham gia nhiều hơn và tăng dần trong các năm. Năm 2018 trong tổng số 15.646 người được tham gia đào tạo thì đào tạo nghề phi nông nghiệp chiếm đến 60,2%, tương đương với 9.419 người; sang năm 2019 và 2020 tỷ lệ này vẫn tiếp tục chiếm ưu thế, lần lượt ở mức là 61,5% và 62,8%.

Trong cơ cấu các ngành nghề phi nông nghiệp được đào tạo thì đào tạo kỹ thuật chế biến món ăn có số lượng lao động tham gia đông nhất. Năm 2018 số lượng lao động tham gia đào tạo nội dung này là 4.803 người, tương đương với 30,7% tổng số lao động được đào tạo; sang các năm tiếp theo đây vẫn là nội dung đào tạo thu hút được nhiều lao động, trong đó cao nhất là năm 2020 với 5.921 người, tương đương với 31,5%.

Đào tạo nghề điện dân dụng những năm trước tỷ lệ lao động tham gia tương đối lớn, nhưng đang giảm dần trong 2 năm gần đây, tính đến năm 2020 số lao động được đào tạo nghề điện dân dụng là 1.241 người, tương đương với 6,6% tổng số lao động nông thôn tham gia đào tạo nghề.

Những nghề như pha chế đồ uống, trang điểm đang ngày càng thu hút được nhiều lao động tham gia đào tạo.

Đào tạo tin học văn phòng chiếm tỷ lệ thấp nhất trong các ngành đào tạo phi nông nghiệp, năm 2020 chiếm tỷ lệ cao nhất với 5,6%.

Như vậy, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn những năm gần đây trên địa bàn thị xã mới chỉ chú trọng vào một số nghề mang tính chất hiện đại, còn những nghề mang tính chất truyền thống như nghề rèn, nghề mây tre đan… đã có lịch sử phát triển từ lâu đời lại không được đào tạo.

* Xác định chương trình đào tạo

Theo quy định của đề án 1956 “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” thì các cơ sở dạy nghề xây dựng chương trình, giáo trình dạy nghề cho lao động nông thôn theo quy định của Tổng cục Dạy nghề để đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, yêu cầu của doanh nghiệp

và thị trường lao động. Đồng thời xây dựng nôi dung đào tạo trình độ sơ cấp nghề của các nghề đào tạo cho lao động nông thôn. Sau khi bổ sung nghề đào tạo sẽ hoàn thiện chương trình đào tạo.

Bảng 2.8: Chƣơng trình đào tạo lao động nông thôn của thị xã Đông Triều tính đến năm 2020

Tiêu chí Số lƣợng (cơ sở dạy nghề) Tỷ lệ (%)

Tổng cơ sở dạy nghề 3 100

Có giáo trình chính quy được cơ

quan có thẩm quyền phê duyệt 2 66,6

Giáo trình tự biên soạn 1 33,4

(Nguồn: Ủy ban nhân dân thị xã Đông Triều, năm 2020)

Số lượng các cơ sở dạy nghề trên địa bàn có giáo trình chính quy được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt chiếm tỷ lệ khá cao. Tính đến năm 2020 trong tổng số 3 cơ sở dạy nghề trên địa bàn thì có 2 cơ sở dạy nghề có giáo trình chính quy, tương đương với 66,6% tổng số cơ sở dạy nghề; còn lại 1 cơ sở dạy nghề, tương đương với 33,4% là sử dụng giáo trình tự biên soạn trong quá trình đào tạo nghề. Mặc dù tỷ lệ cơ sở dạy nghề sử dụng giáo trình tự biên soạn thấp hơn so với tỷ lệ các cơ sở có giáo trình chính quy, nhưng trong thời gian tới ban lãnh đạo của thị xã vẫn cần có chính sách quan tâm hơn nữa đến vấn đề xây dựng chương trình đào tạo cho các cơ sở dạy nghề, mục tiêu đến năm 2021 tất cả các cơ sở dạy nghề trên địa bàn đều có giáo trình chính quy.

* Xác định hình thức đào tạo

Bảng 2.9: Cơ cấu lao động nông thôn đƣợc đào tạo phân theo hình thức đào tạo giai đoạn 2018-2020

Tiêu chí 2018 2019 2020 Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Tổng số đào tạo 15.646 100 17.022 100 18.797 100

Phân theo thời gian đào tạo

Đào tạo ngắn hạn 10.624 67,9 11.609 68,2 12.575 66,9

Đào tạo dài hạn 5.022 32,1 5.413 31,8 6.222 33,1

(Nguồn: Ủy ban nhân dân thị xã Đông Triều, năm 2020)

Hình thức đào tạo nghề phân theo thời gian đào tạo: đa số lao động nông thôn của thị xã Đông Triều trong giai đoạn 2018-2020 được đào tạo nghề ngắn hạn. Năm 2018 trong tổng số 15.646 người được đào tạo nghề thì có đến 10.624 người tham gia hình thức đào tạo nghề ngắn hạn, tương đương với 67,9%. Sang các năm tiếp theo hình thức đào tạo nghề ngắn hạn vẫn tiếp tục chiếm ưu thế, số lượng lao động nông thôn tham gia hình thức này lần lượt chiếm 68,2% và 66,9%.

2.3.1.3. Kinh phí cho đào tạo nghề.

Bảng 2.10: Quy mô chi phí đầu tƣ đào tạo nghề cho lao động nông thôn thị xã Đông Triều giai đoạn 2018-2020

Tiêu chí 2018 2019 2020 Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%)

Tổng kinh phí theo đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn thị

xã Đông Triều đến năm 2020”

2.336,8 100 5.546,5 100 1.701,4 100

Kinh phí hỗ trợ đào tạo cho lao

động nông thôn 1.343,7 57,5 3.233,6 58,3 1.024,2 60,2

(Nguồn: Ủy ban nhân dân thị xã Đông Triều, năm 2020)

Tổng kinh phí được đầu tư cho đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn thị xã Đông Triều đến năm 2020” giai đoạn 2018 - 2020 tăng, giảm không ổn định. Theo đó, năm 2018 tổng kinh phí đầu tư cho đào nghề cho lao động nông thôn là 2.336,8 triệu đồng; năm 2019 mức chi phí này tăng lên với tỷ lệ cao, ở mức 5.546,5 triệu đồng (tăng 37,4% so với năm 2018); đến năm 2020 nguồn kinh phí cho đào tạo nghề lao động nông thôn của thị xã giảm xuống còn 1.701,4 triệu đồng (giảm 69,4% so với năm 2019).

Kinh phí dành cho đào tạo nghề lao động nông thôn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng kinh phí đào tạo nghề lao động nông thôn theo đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn thị xã Đông Triều đến năm 2020” và có xu hướng gia tăng theo các năm. Năm 2018 kinh phí dành cho đào tạo nghề lao động nông thôn là 1.343,7 triệu đồng, chiếm 57,5% tổng kinh phí; sang năm 2019 và 2020 tỷ lệ này lần lượt là 58,3% và 60,2%.

Bảng 2.11: Cơ cấu kinh phí dành cho đào tạo nghề cho lao động nông thôn thị xã Đông Triều giai đoạn 2018-2020

Tiêu chí 2018 2019 2020 Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ (%) Tổng kinh phí 1.343,7 100 3.233,6 100 1.024,2 100

Phân theo nguồn cấp phát kinh phí

Kinh phí từ ngân sách trung

ương 776,7 57,8 1.885,2 58,3 625,3 60,0

Kinh phí từ ngân sách địa

phương 544,2 40,5 1.274,0 39,4 391,9 37,6

Khác 22,8 1,7 74,4 2,3 25 2,4

Phân theo ngành nghề đào tạo

Đào tạo phi nông nghiệp 710,8 52,9 1.733,2 53,6 562,8 54,0

Đào tạo nông nghiệp 632,9 47,1 1.500,4 46,4 479,4 46,0

(Nguồn: Ủy ban nhân dân thị xã Đông Triều, năm 2020)

Cơ cấu kinh phí đào tạo nghề lao động nông thôn của thị xã Đông Triều giai đoạn 2018-2020 có một số đặc trưng sau:

+ Phân theo nguồn cấp phát kinh phí: kinh phí từ ngân sách trung ương chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng gia tăng theo các năm, tăng từ 776,7 triệu đồng, tương đương với 57,8% năm 2018 lên 625,3 triệu đồng, tương đương với 60% tổng kinh phí năm 2020. Với xu hướng gia tăng này chứng tỏ thị xã Đông Triều được sự quan

tâm của chính quyền tỉnh Quảng Ninh trong vấn đề phát triển việc làm và nâng cao mức sống cho lao động khu vực nông thôn.

Kinh phí từ ngân sách địa phương chiếm tỷ lệ thấp hơn và giảm từ 40,5% năm 2018 xuống còn 37,6% năm 2020.

Kinh phí từ các nguồn khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu tổng kinh phí, năm 2020 chiếm tỷ trọng cao nhất với 2,4%.

+ Cơ cấu kinh phí phân theo ngành nghề đào tạo: kinh phí đầu tư cho đào tạo nghề phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn và cũng tăng dần theo các năm. Năm 2018 tổng kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 1.343,7 triệu đồng thì kinh phí đầu tư cho đào tạo nghề phi nông nghiệp chiếm đến 52,9%, tương đương với 710,8 triệu đồng; đến năm 2020, sau 3 năm giá trị này giảm xuống còn 562,8 triệu đồng, chiếm 54% tổng kinh phí đào tạo nghề lao động nông thôn. Thực tế này cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu bởi số lượng lao động được đào tạo nghề phi nông nghiệp cao hơn so với đào tạo nghề nông nghiệp hàng năm.

Như vậy, nhìn chung tình hình chi phí cho đào tạo nghề lao động nông thôn của thị xã Đông Triều giai đoạn 2018 - 2020 đạt giá trị tương đối cao, cơ cấu chi phí phù hợp với đặc thù lao động của thị xã, đồng thời phản ánh được sự quan tâm của ban lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đối với công tác đào tạo nghề lao động nông thôn trong những năm gần đây.

2.3.1.4. Quản lý đào tạo nghề

- Bộ phận chịu trách nhiệm quản lý đào tạo nghề là Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội của thị xã. Cơ cấu và tổ chức bộ máy đơn vị được chia ra làm 4 Tổ:

+ Tổ chính sách có công – bảo trợ xã hội. + Tổ lao động tiền lương và việc làm. + Tổ xóa đói, giảm nghèo.

+ Tổ kế toán, tài vụ.

hoạt động quản lý đào tạo nghề, với các nội dung quản lý cơ bản: + Quản lý danh mục nghề đào tạo;

+ Hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở dạy nghề trong việc xây dựng, ban hành và thực hiện chương trình, giáo trình dạy nghề; việc đăng ký hoạt động dạy nghề; việc thực hiện tuyển sinh học nghề, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề,

Một phần của tài liệu Phát triển việc làm cho lao động nông thôn tại địa bàn thị xã Đông Triều - Quảng Ninh theo hướng phát triển bền vững. (Trang 61 - 71)