Xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu Phát triển việc làm cho lao động nông thôn tại địa bàn thị xã Đông Triều - Quảng Ninh theo hướng phát triển bền vững. (Trang 99 - 106)

8. Kết cấu luận văn

3.2.3. Xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động là một trong những giải pháp được nhiều nước trên thế giới quan tâm và khai thác tối đa nhằm phát triển việc làm cho lao động nông thôn. Đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là hướng đi quan trọng vừa giải quyết được việc làm cho thanh niên vừa tạo nguồn thu ngoại tệ, phát triển kinh tế xã hội trong nước, vừa góp phần phát triển việc làm nâng cao trình độ tay nghề. Bình quân mỗi năm thị xã Đông Triều - tỉnh Quảng Ninh có 800- 1.000 lao động đi xuất khẩu lao động, giai đoạn 2020-2025 sẽ có khoảng 1.500 lao động đi xuất khẩu lao động, chủ yếu là lao động nông thôn.

Trong giai đoạn kinh tế thị trường hiện nay, thị xã Đông Triều cần có các giải pháp về xuất khẩu lao động sau đây:

* Mục tiêu:

Tăng cường xuất khẩu lao động theo hướng mở rộng, khai thác các thị trường mới nhiều tiềm năng như: Nhật Bản, Đức, các nước Trung Đông, Ma Cao, Lybia,…với mức thu nhập cao;

Tiếp tục duy trì các thị trường truyền thống phù hợp với đặc điểm lao động của thị xã như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia…

Bồi dưỡng nâng cao trình độ của người lao động để xuất khẩu lao động sang thị trường Hàn Quốc. Đây là thị trường có thu nhập cao rất hấp dẫn với lao động của thị xã.

Bố trí cán bộ làm công tác chuyên trách về hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn xã, phường nhằm tư vấn, hỗ trợ cho người dân về các thủ tục, chính sách xuất khẩu lao .

* Nội dung:

Các chính sách giải pháp cụ thể nhằm tăng cường hoạt động xuất khẩu góp phần phát triển việc làm cho người lao động trên địa bàn thị xã như sau:

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa Uỷ ban nhân dân các xã/phường, các ban ngành và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

Đẩy mạnh phát triển mô hình liên kết xã/phường với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động nhằm đưa được nhiều người đi xuất khẩu lao động.

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ và hoạt động có hiệu quả của các ban, ngành trong công tác xuất khẩu lao động nhằm hạn chế tiêu cực và nâng cao hiệu quả thực sự của công tác xuất khẩu lao động trong thị xã.

Phòng LĐ-TB&XH thị xã cần tổ chức các đợt tư vấn xuất khẩu lao động cho thôn, tổ dân phố, cần phổ biến tư vấn xuất khẩu lao động ở tất cả các thị trường.

Các doanh nghiệp khi về địa phương xuất khẩu lao động cần cử cán bộ có trình độ hiểu biết về xuất khẩu lao động để đủ khả năng tư vấn cho người lao động.

Địa phương cũng cần cử cán bộ làm công tác xuất khẩu lao động nhiệt tình, có trình độ để hiểu và truyền đạt lại một cách chính xác các thông tin về xuất khẩu lao động cho người lao động.

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về xuất khẩu lao động.

Thu hút sự quan tâm của người dân, những người có nhu cầu đi xuất khẩu lao động, nâng cao nhận thức của người lao động về xuất khẩu lao động, giúp người dân hiểu rõ các vấn đề như: Vai trò, ý nghĩa của xuất khẩu lao động, thị trường xuất khẩu lao động quyền lợi và trách nhiệm của người lao động, các chính sách nhà nước về xuất khẩu lao động, chú trọng công tác thông tin tuyên truyền, lên án hành động bỏ trốn, làm cho người lao động hiểu rõ tác hại của hành động này đến bản thân và lợi ích quốc gia. Sử dụng nguồn thông tin có hiệu quả như: Các phương tiện truyền thông (vô tuyến, báo, đài, loa phát thanh ở các thôn/khu phố) để thực hiện công tác tuyên truyền về lĩnh vực xuất khẩu lao động nhằm cung cấp các thông tin liên quan về công tác quản lý việc đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài như: chính sách, nhu cầu tuyển dụng và chế độ được hưởng, cơ quan tuyển dụng, thủ tục, các lệ phí và mức phí, thông tin về thị trường, công tác đào tạo, hình thức xử phạt vi phạm hợp đồng…giúp cho người tham gia xuất khẩu lao động hiểu rõ chính sách và các thông tin liên quan, từ đó một mặt hạn chế tình môi giới tiêu cực, mặt khác hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ trong thời gian làm việc ở nước ngoài, từ đó hạn chế được tình trạng vi phạm hợp đồng.

Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu lao động ở cấp thị xã.

Cán bộ quản lý lĩnh vực xuất khẩu lao động ở cấp thị xã phải tìm hiểu, thực thi, áp dụng đúng, linh hoạt các quy định pháp luật, kiến thức về thị trường lao động, luật pháp trong nước và quốc tế.

Đối với cán bộ làm công tác xuất khẩu lao động cấp thị xã:

+ Cử cán bộ đảm nhiệm công tác xuất khẩu lao động đi tham dự đầy đủ các lớp tập huấn do Sở LĐ - TB&XH tỉnh hoặc cơ quan Trung ương tổ chức.

+ Tiến tới mỗi xã, phường phải có ít nhất 01 cán bộ chuyên trách làm công tác phối hợp với doanh nghiệp xuất khẩu lao động tư vấn, hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước và người lao động khi họ tham gia xuất khẩu lao động.

* Điều kiện thực hiện:

Khi bố trí được các cán bộ làm chuyên trách hoạt động xuất khẩu lao động ở cấp xã cần có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn để họ thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất.

Muốn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động ở các thị trường có mức thu nhập cao như: Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc cần quan tâm đến chất lượng lao động đi xuất khẩu lao động, thu hút người lao động có trình độ cao đi xuất khẩu lao động.

3.2.4. Đẩy mạnh phân công lao động, phát triển ngành nghề mới nhằm thu hút và tạo nhiều việc làm mới cho lao động nông thôn

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta nói chung và thị xã Đông Triều, Quảng Ninh nói riêng mang tính thuần nông, tập trung chủ yếu vào ngành trồng trọt, do vậy lao động mang tính thời vụ cao. Trong những năm gần đây cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn đã có nhiều sự thay đổi theo hướng tiến bộ: tỉ trọng ngành trồng trọt giảm xuống, tỉ trọng ngành chăn nuôi, ngành dịch vụ, ngành nghề phụ, ngành phi nông nghiệp tăng; tỉ trọng lao động trong các ngành cũng biến đổi theo xu hướng tương tự (lao động nông nghiệp giảm, lao động trong các ngành công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề phụ, ngành phi nông nghiệp tăng) tuy nhiên sự biến đổi đó diễn ra còn chậm, chưa hiệu quả, không tương xứng với vốn đầu tư bỏ ra. Hơn nữa, sản xuất các ngành vẫn mang tính nhỏ, lẻ, công nghệ lạc hậu, sức cạnh tranh thấp, do vậy, các ngành vẫn chưa thu hút được nhiều lao động, vấn đề việc làm cho người lao động đặc biệt là lao động nông thôn vẫn bị ách tắc. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng nguyên nhân cơ bản vẫn là: thiếu vốn, trình độ của người lao động còn hạn chế, sự hỗ trợ của nhà nước, các ngành các cấp chưa đủ mạnh, thiếu hiệu quả.

nhiều việc làm mới cho lao động nông nghiệp:

+ Phát triển các ngành nghề đáp ứng yêu cầu phát triển của đô thị: các ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến, cung cấp lương thực, thực phẩm, các ngành dịch vụ,...

Đô thị là các trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của vùng, tập trung nhiều nhà máy, nhiều trung tâm và tổ chức hoạt động trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội nơi tập trung lực lượng lao động phi nông nghiệp lớn, đời sống dân cư đô thị thị thường cao hơn rất nhiều lần so với đời sống của người dân lao động ở nông thôn, do vậy “cầu” về mọi mặt của người dân đô thị cao - đây chính là cơ hội tạo nhiều việc làm cho lực lượng lao động nông thôn.

+ Xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng tập trung chuyên canh, thâm canh trên quy mô lớn.

+ Phát triển các ngành nghề truyền thống, các nghề phụ, nghề phi nông nghiệp. Đẩy mạnh phân công lao động phát triển các ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động nói chung, cho lao động nông thôn nói riêng, đặc biệt là cho người lao động nông nghiệp bị mất đất do đô thị hóa cần phải làm tốt các vấn đề sau:

+ Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nhu cầu sản xuất - văn hóa và đời sống xã hội. Trong những năm qua Chính phủ đã bỏ ra hàng ngàn tỉ đồng để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng: điện, đường giao thông, thông tin, cầu, bến cảng, trường học,... kết cấu hạ tầng trong cả nước đã được tăng cường, tiến bộ vượt bậc. Tuy nhiên, ở các khu vực trung du, miền núi, biên giới, hải đảo, và khu vực nông thôn của nhiều tỉnh, trong đó có thị xã Đông Triều kết cấu hạ tầng còn rất kém không đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, không đủ sức hấp dẫn lôi kéo các nhà đầu tư trong và ngoài nước, hạn chế quá trình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất..., làm chậm bước tiến của quá trình đô thị hóa nông nghiệp, nông thôn. Để tạo cơ sở, nền tảng, động lực thúc đẩy quá trình phân công lao động trên địa bàn thị xã, cần thiết phải tăng cường hơn nữa đầu

tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng. Cái khó của Đông Triều hiện nay vẫn là thiếu vốn đầu tư, để giải quyết vấn đề này cần thực hiện theo phương châm: “nhà nước và nhân dân cùng làm”. Bên cạnh việc khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư vốn của các doanh nghiệp các tổ chức, khai thác vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời phải quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này, tránh tình trạng thất thoát, lãng phí lớn như hiện nay. Nhiều địa phương đã có những bài học hay để có được kết cấu hạ tầng cho địa phương mình: “đổi đất lấy hạ tầng” thực hiện những chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút các nhà đầu tư,... những bài học này cần được nghiên cứu và phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, nhà nước cần kiểm soát được vấn đề này, tránh tình trạng tiêu cực trong việc chạy dự án, hoặc các địa phương đua nhau thực hiện ưu đãi để lôi kéo dự án về cho địa phương mình,...

+ Nhà nước cần có cơ chế, chính sách cho vay vốn, vay vốn ưu đãi với người lao động trong các lĩnh vực sản xuất, phát triển ngành nghề mới, thậm chí trong cả lĩnh vực học nghề,...

Mặc dù trong những năm qua nhà nước đã có rất nhiều cố gắng trong lĩnh vực tín dụng, tín dụng ưu đãi cho người lao động thông qua nhiều kênh: kênh ngân sách nhà nước: hàng năm nhà nước chi hàng ngàn tỷ đồng cho các chương trình mục tiêu: chương trình xóa đói, giảm nghèo và việc làm (chương trình 120), chương trình phát triển kinh tế xã hội ở các xã đặc biệt khó khăn (chương trình 135)... Qua kênh tín dụng: thông qua hệ thống Ngân hàng thương mại, hệ thống tín dụng nhân dân và Quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển trong đó chủ yếu là Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã huy động được lượng vốn rất lớn đủ khả năng cung cấp vốn tới các hộ nông dân. Nhà nước đã có những chính sách tín dụng mạnh như: nâng mức cho vay đối với các hộ sản xuất kinh doanh nông nghiệp mà không cần tài sản thế chấp. Tuy nhiên để xây dựng được dự án mang tính khả thi có hợp đồng tiêu thụ đây là điều mà các hộ gia đình nông dân và người lao động không dễ dàng thực hiện. Hiện nay ở thị xã Đông Triều, tình trạng sản xuất nhỏ manh mún phân tán trong nông nghiệp khá phổ biến 72 - 75% tổng số hộ sản xuất hàng hóa đầu tư ở mức dưới 50 triệu đồng, chưa có hộ gia đình nông dân và trang trại nào đầu tư trên mức 500 triệu đồng, 80% số hộ sản xuất hàng hóa có nhu cầu vay vốn (Đô Thị Bắc,

Lao động và việc làm ở khu vực nông thôn tại Quảng Ninh, tr. 20). Nhưng để vốn đến được với người lao động một cách nhanh chóng, đầy đủ, kịp thời đang là những vấn đề hết sức khó khăn, chủ yếu thông qua kênh của Ngân hàng chính sách xã hội thị xã nhưng việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi còn hạn chế, khó khăn, thủ tục rườm rà. Đối với các ngân hàng thương mại cho rằng: Các ngân hàng thương mại là các doanh nghiệp kinh doanh về tiền hoạt động theo nguyên tắc đi vay để cho vay, do vậy ở khu vực thành phố dân giàu huy động tiền gửi dễ hơn, lãi suất thấp hơn vì vậy cho vay cũng với lãi suất thấp hơn. Ngược lại, khu vực nông thôn dân nghèo, huy động tiền gửi khó hơn, muốn huy động được các nguồn vốn từ nơi khác đến đòi hỏi phải thực hiện chính sách lãi suất cao hơn ở khu vực đô thị. Vì vậy khi cho vay ngân hàng sẽ phải cho vay với lãi suất cao hơn, đây là một thiệt thòi không nhỏ cho bản thân lao động nông thôn.

Đứng trước thực tế này, đòi hỏi nhà nước và hệ thống ngân hàng, hệ thống tín dụng,... cần phải có những đổi mới về cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người lao động vay được vốn phục vụ cho sản xuất, mở rộng các ngành nghề, học tập nâng cao trình độ, năng lực và tay nghề.

+ Nhà nước cần tạo môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh thuận lợi cho các ngành (cũ và mới) phát triển. Tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ sản xuất kinh doanh, bảo hộ cho sản xuất kinh doanh trong nước trước sự cạnh tranh khốc liệt của hàng hóa từ bên ngoài vào.

Ngoài sự hỗ trợ tích cực về vốn, nhà nước, các cấp các ngành có liên quan cần có những chính sách mạnh mẽ hơn nữa để khuyến khích người lao động mở mang những ngành nghề mới, nâng cao năng lực, uy tín và thương hiệu của các ngành nghề truyền thống. Cái khó của người lao động và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiện nay (đặc biệt là những người lao động nông nghiệp) là thiếu thông tin về thị trường (thị trường khoa học công nghệ, thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm...) việc nắm bắt các thông tin không đầy đủ, sai lệch đã ảnh hưởng rất lớn tới việc lựa chọn hướng sản xuất kinh doanh, công nghệ ứng dụng, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mặt khác, vấn đề tiêu thụ sản phẩm cũng là những vấn đề hết sức khó

khăn - để giải quyết những vấn đề này đòi hỏi nhà nước, các ngành, các cấp liên quan phải tạo mọi điều kiện hỗ trợ người sản xuất, coi đây là khâu then chốt để thực hiện thành công quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Cung cấp thông tin về thị trường (đầy đủ hệ thống): thông tin về sản phẩm, thông tin về khoa học công nghệ,...

Xây dựng thị trường tiêu thụ sản phẩm: Xây dựng hệ thống chợ nông thôn, sàn giao dịch, khu giới thiệu sản phẩm, hỗ trợ trong thông tin, quảng cáo, xây dựng trang website,... hỗ trợ người sản xuất xây dựng các dự án sản xuất có tính khả thi cao,...

Một phần của tài liệu Phát triển việc làm cho lao động nông thôn tại địa bàn thị xã Đông Triều - Quảng Ninh theo hướng phát triển bền vững. (Trang 99 - 106)