Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào lĩnh vực nông

Một phần của tài liệu Phát triển việc làm cho lao động nông thôn tại địa bàn thị xã Đông Triều - Quảng Ninh theo hướng phát triển bền vững. (Trang 106 - 117)

8. Kết cấu luận văn

3.2.5. Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào lĩnh vực nông

Thị xã Đông Triều có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng như hệ thống rừng, đồi, kênh mương, sông ngòi bao quanh và đặc biệt là tài nguyên đất màu mỡ, phì nhiêu rất thuận lợi cho phát triển cây trồng và vật nuôi. Đông Triều đã quy hoạch và thực hiện vùng trồng trọt xây dựng các thương hiệu nông sản, trong đó 37/37 vùng lúa chất lượng cao, diện tích 1.490ha; 25/25 vùng nếp cái hoa vàng tập trung với diện tích 550ha; 3/3 vùng trồng vải tập trung với diện tích 601ha, đạt 100%; 7/7 vùng trồng na, với diện tích 775ha; đang thực hiện vùng trồng hoa tập trung tại xã Bình Khê với diện tích 30ha, quy hoạch khu chăn nuôi theo hình thức trang trại với tổng diện tích 66,4ha, quy hoạch 33 vùng nuôi trồng thủy sản nước ngọt tổng diện tích 785,5ha. Thị xã đã tập trung dồn điền, đổi thửa tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức, chỉ đạo sản xuất, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa thuận lợi để áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất nông nghiệp làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí đầu vào, tăng doanh thu.

Tuy nhiên trình độ khoa học công nghệ trong nền kinh tế quốc dân nói chung, trong ngành nông nghiệp nói riêng ở nước ta cũng như tại thị xã Đông Triều hiện nay còn lạc hậu, do vậy đã dẫn đến tình trạng năng suất lao động, năng suất sản phẩm, sức cạnh tranh của sản phẩm thấp, chất lượng sản phẩm không cao. Xu thế của thời đại ngày nay trong tiêu dùng sản phẩm là: chất xám trong sản phẩm có hàm lượng ngày càng cao. Muốn vậy, phải ứng dụng các công nghệ mới, công nghệ tiên

tiến hiện đại. Hơn nữa chúng ta đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, theo lộ trình hội nhập, nhiều mặt hàng thuế nhập khẩu sẽ chỉ còn từ 0 - 5%, sự cạnh tranh giữa hàng nội và hàng ngoại ngày càng khốc liệt hơn. Do vậy, các ngành nghề trong nước ta nói chung, đặc biệt là ngành nông nghiệp nói riêng, muốn tồn tại và phát triển phải đổi mới công nghệ, lựa chọn các công nghệ thích hợp coi vấn đề công nghệ như là vấn đề sống còn của ngành, của dân tộc.

Hướng tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào nông nghiệp: Để phát triển sản xuất nông nghiệp đáp ứng được yêu cầu mới của xã hội, cần tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ mới vào các khâu: Thủy lợi, giống, phân bón và thức ăn gia súc. Trong đó trước tiên cần tập trung vào hai khâu: thủy lợi và giống cây trồng vật nuôi.

Trong điều kiện nguồn lực tài chính còn hạn hẹp muốn nhanh chóng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất cây trồng vật nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm chúng ta chọn khâu giống là khâu đột phá để ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp.

Thực tế những năm qua đã chứng minh sự lựa chọn đúng đắn của Chính phủ và các ngành có liên quan: sản lượng lương thực, sản lượng nhiều loại cây trồng khác tăng vượt bậc, chất lượng sản phẩm từng bước được nâng cao, sức cạnh tranh của nhiều mặt hàng từng bước được cải thiện trong khi mức tăng trong đầu tư thâm canh chưa cao. Trong những năm qua Chính phủ đã chi nhiều tiền cho thủy lợi, cho nghiên cứu tạo giống mới... song còn nhiều vấn đề tiếp tục phải làm: nâng cao chất lượng của công tác thủy lợi, hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả của việc trồng, bảo vệ rừng bảo hộ,...

Về giống cây trồng vật nuôi, tính thời vụ trong sản xuất, trong thu hoạch sản phẩm vẫn còn cao, còn thiếu nhiều giống có chất lượng tốt. Đòi hỏi Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan có liên quan tiếp tục nghiên cứu và làm tốt vấn đề này.

pháp tổ chức quản lý tiên tiến cho nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Khuyến khích máy móc, thiết bị và công cụ lao động tiên tiến hiện đại cũng như áp dụng phương pháp tổ chức quản lý tiên tiến không chỉ áp dụng cho sản xuất nông nghiệp, mà còn phải được áp dụng rộng rãi cho các ngành nghề trong nông thôn hiện nay. Có như vậy mới tạo ra sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường, mới nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành nâng cao sức cạnh tranh, sản xuất mới có thể duy trì và phát triển được trong điều kiện ngày nay.

+ Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho công tác chế biến nông sản

Ở thị xã Đông Triều hiện nay công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến chưa phát triển mạnh mẽ, chưa đáp ứng được yêu cầu của đất nước. Sản phẩm xuất khẩu của nông nghiệp và nhiều ngành khác phần lớn là sản phẩm thô, giá trị gia tăng thấp, lại phải nhập sản phẩm qua chế biến về tiêu dùng, trong khi lao động nông thôn dư thừa, không có công ăn việc làm, đây là một điều bất ổn. Việc phát triển các cơ sở chế biến đem lại nhiều cái lợi cho nền kinh tế: trước hết là gia tăng giá trị của sản phẩm, đem lại thu nhập cao hơn nhiều cho người lao động và quốc gia; hai là, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động góp phần giảm áp lực về lao động, việc làm cho đất nước; ba là: tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông nghiệp và một số ngành, từ đó thúc đẩy các ngành phát triển, tạo được nhiều việc làm cho xã hội.

Trong nông nghiệp nông thôn cần phát triển các nhà máy, cơ sở chế biến với quy mô vừa và nhỏ, gắn bó mật thiết với hệ thống chế biến quốc gia. Đồng thời trong các cơ sở chế biến này cũng phải được ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và các phương pháp tổ chức quản lý tiên tiến để đáp ứng được yêu cầu của thị trường, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm.

Để thực hiện được hướng trên, ban lãnh đạo thị xã dưới sự chỉ đạo của Nhà nước, của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, các cấp, các ngành liên quan cần tập trung làm tốt một số vấn đề sau:

người sản xuất lựa chọn công nghệ phù hợp, với giá cả hợp lý tránh mua phải công nghệ lạc hậu, thậm chí công nghệ lạc hậu với giá đắt.

+ Củng cố, tăng cường hệ thống chuyển giao công nghệ. Nhà nước cần mở rộng hệ thống chuyển giao công nghệ tới tận từng xã, thôn, xóm. Nhà nước cần quản lý chặt chẽ hệ thống chuyển giao công nghệ, tránh các tầng nấc trung gian, buôn bán lòng vòng làm giá công nghệ cao hơn, gậy thiệt hại cho người sản xuất. Thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh chuyển giao công nghệ.

+ Nhà nước có chính sách hỗ trợ, khuyến khích người lao động tích cực ứng dụng công nghệ mới: người lao động nhận thức rõ về vai trò và tác dụng của khoa học công nghệ là hết sức to lớn trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, là sự sống còn của sản phẩm, của doanh nghiệp và người lao động. Mặc dù vậy, việc ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp và nhiều ngành hiện nay vẫn chưa có bước tiến đáng kể, có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân quan trọng vẫn là nông dân nghèo, trình độ khoa học công nghệ thấp, kết cấu hạ tầng yếu kém, phân công lao động trong nông nghiệp, nông thôn chưa phát triển... Vì vậy, để đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất cần phải có sự hỗ trợ của nhà nước, các cấp, các ngành về mọi mặt: về vốn (cho vay ưu đãi), mở các lớp đào tạo công nghệ mới miễn phí hoặc đóng góp một phần học phí, khen thưởng động viên kịp thời hoặc có chính sách hỗ trợ trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với các cá nhân, doanh nghiệp hoặc các cơ sở tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ.

+ Cần đầu tư đồng bộ cho việc ứng dụng khoa học công nghệ để khoa học công nghệ hoạt động có hiệu quả, cần thiết phải đầu tư đồng bộ trong tất cả các khâu: trước tiên là con người - máy móc muốn hoạt động tốt, có hiệu quả đòi hỏi người sử dụng nó phải nắm vững quy trình sử dụng, nếu không máy móc sẽ không hoạt động được, hoặc hoạt động không có hiệu quả; thứ hai là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phù hợp với yêu cầu hoạt động của công nghệ. Không có kết cấu hạ tầng thích hợp công nghệ cũng không thể hoạt động và hoạt động có hiệu quả được.

lao động với các cơ quan nghiên cứu và hoạt động khoa học công nghệ. Nhằm gắn chặt khoa học công nghệ với sản xuất, sản xuất với khoa học công nghệ, tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, khoa học công nghệ phát triển.

Trên cơ sở các nội dung phân tích thực trạng về công tác phát triển việc làm cho lao động nông thôn tại thị xã Đông Triều, Quảng Ninh theo hướng phát triển bền vững ở chương 2 và các quan điểm, định hướng đối với vấn đề này trong thời gian tới, tác giả đã xây dựng một số giải pháp để phát triển việc làm cho lao động nông thôn tại Đông Triều theo hướng phát triển bền vững. Các giải pháp chủ yếu bao gồm:

- Nâng cao chất lượng lao động nông thôn thông qua hoạt động đào tạo nghề; - Thu hút đầu tư dài hạn

- Có các chính sách ưu đãi về lĩnh vực nông nghiệp; - Xuất khẩu lao động;

- Đẩy mạnh phân công lao động, phát triển ngành nghề mới nhằm thu hút lao động, tạo nhiều việc làm mới cho lao động nông thôn;

- Tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp;

Kết luận chƣơng 3

Phát triển việc làm cho lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đòi hỏi thực hiện được các mục tiêu sau: Phát triển việc làm cho lao động nông thôn nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn và sử dụng lao động nông thôn một cách bền vững, lâu dài.

Để phát triển việc làm cho lao động nông thôn theo hướng phát triển bền vững, nền kinh tế thị xã phải đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong giai đoạn 2018- 2020, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng Công nghiệp - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp. Nội bộ ngành nông nghiệp phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chuyển dịch đi sâu phát triển công nghiệp chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Trên địa bàn thị xã Đông Triều hiện nay công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến chưa phát triển mạnh mẽ, chưa đáp ứng được yêu cầu của đất nước. Sản phẩm xuất khẩu của nông nghiệp và nhiều ngành khác phần lớn là sản phẩm thô, giá trị gia tăng thấp, lại phải nhập sản phẩm qua chế biến về tiêu dùng, trong khi lao động nông thôn dư thừa, không có công ăn việc làm, đây là một điều bất ổn. Việc phát triển các cơ sở chế biến đem lại nhiều cái lợi cho nền kinh tế. Trong nông nghiệp nông thôn cần phát triển các nhà máy, cơ sở chế biến với quy mô vừa và nhỏ, gắn bó mật thiết với hệ thống chế biến quốc gia. Đồng thời trong các cơ sở chế biến này cũng phải được ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và các phương pháp tổ chức quản lý tiên tiến để đáp ứng được yêu cầu của thị trường, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm.

Những giải pháp nêu trong chương 3 của luận văn góp phần tích cực vào việc sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, phát triển việc làm cho lao động nông thôn góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội, ổn định cuộc sống của người dân, lao động nông thôn trên đại bàn thị xã Đông Triều theo hướng phát triển bền vững.

KẾT LUẬN

Trong thời đại ngày nay, ở bất kỳ quốc gia nào muốn đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội đều phải chú ý đến yếu tố con người hàng đầu, coi đó là cơ sở để thực hiện thành công mọi mục tiêu kinh tế, xã hội của quốc gia mình. Nhận thức sâu sắc vai trò của yếu tố con người trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có rất nhiều chính sách nhằm khuyến khích phát triển đội ngũ nhân lực cho đất nước. Để đảm bảo nguồn nhân lực của đất nước đủ về số lượng và ngày càng nâng cao về chất lượng, Chính phủ thông qua rất nhiều đề án, chương trình phát triển giáo dục và đào tạo trong cả nước, đặc biệt là đào tạo nghề, phát triển việc làm cho lao động nông thôn. Quảng Ninh nói chung, thị xã Đông Triều nói riêng là một trong những địa phương luôn đi đầu trong công tác đào tạo nghề, phát triển việc làm cho lao động nông thôn. Hàng năm các cơ sở dạy nghề cung cấp cho địa phương một lượng lớn các lao động được đào tạo nghề theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong những năm gần đây, nhờ có sự thu hút đầu tư, các doanh nghiệp công nghiệp, dịch vụ tăng lên nhanh chóng về số lượng, chất lượng cũng như số lương sản phẩm, dịch vu tạo ra, cùng với đó là cơ sở hạ tầng của thị xã được đầu tư xây dựng, nhờ đó mà thị xã đã phát triển việc làm ổn định và tăng thêm thu nhập cho hàng nghìn lao động trong vùng.

Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai đồng loạt các biện pháp: hướng nghiệp, dạy nghề, xuất khẩu lao động, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa, đói giảm nghèo, các chương trình vốn vay tín chấp ưu đãi… nên nhìn chung thị xã Đông Triều đã giải quyết tương đối tốt việc làm cho lao động trong vùng. Mặc dù công tác này của thị xã đang trên đà phát triển với những thành quả đáng ghi nhận nhưng vẫn còn một số hạn chế về tổ chức đào tạo, quản lý đào tạo và chất lượng lao động nông thôn. Xuất phát từ thực tế này tác giả đã xây dựng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, phát triển việc làm cho lao động nông thôn nói chung và trên địa bàn thị xã Đông Triều nói riêng theo hướng phát triển bền vững trong thời gian tới. Các giải pháp này chủ yếu giải quyết một số nội dung: Nâng cao chất

lượng lao động nông thôn thông qua hoạt động đào tạo nghề; thu hút đầu tư; xuất khẩu lao động; đẩy mạnh phân công lao động, phát triển ngành nghề mới nhằm thu hút lao động, tạo nhiều việc làm mới cho lao động nông thôn; tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp.

Tuy nhiên, luận văn thạc sĩ là một đề tài của tác giả, với hướng tiếp cận cụ thể khó có thể giải quyết được tất cả các vấn đề có liên quan đến phát triển việc làm cho lao động nông thôn theo hướng phát triển bền vững tại thị xã Đông Triều. Luận văn này đã gợi mở một số vấn đề có liên quan và giải quyết những vấn đề trong khả năng của tác giả thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, VCCI, ILO. Diễn đàn việc làm Việt Nam:

Việc làm bền vững, tăng trưởng và hội nhập, Hà Nội 2007.

Một phần của tài liệu Phát triển việc làm cho lao động nông thôn tại địa bàn thị xã Đông Triều - Quảng Ninh theo hướng phát triển bền vững. (Trang 106 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)