Tại thị trường Nhật Bản

Một phần của tài liệu Trần Minh Vũ - 1806020064 - QTKD 25A (Trang 38)

6. Kết cấu của luận văn

1.4.1. Tại thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là nước có mạng lưới viễn thông và nền công nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông được xếp vào một những nước hàng đầu thế giới. Đây cũng là nước có thị trường viễn thông rất tự do với sự tham gia của hơn 1.100 nhà khai thác dịch vụ viễn thông các loại.

Quá trình phát triển của ngành viễn thông Nhật Bản được chia làm hai giai đoạn rõ rệt: Giai đoạn độc quyền mạng lưới và giai đoạn tự do hoá nhanh chóng. Giai đoạn một, Nhà nước cho NTT được độc quyền, hỗ trợ tài chính để NTT có thể phát triển mạng lưới một cách nhanh nhất; Giai đoạn hai, sau khi mạng lưới đã phát triển hoàn chỉnh, Chính phủ cho tự do hoá mạng lưới một cách nhanh chóng để nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm chi phí cho người sử dụng. Như vậy một kinh nghiệm có thể rút ra từ quá trình phát triển viễn thông của Nhật bản đó là: độc quyền cho phép phát triển viễn thông theo chỉ tiêu và số lượng, cạnh tranh sẽ tác động làm giảm giá thành và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Với kinh nghiệm gần 40 năm phát triển mạng lưới, với khả năng về vốn và kỹ thuật công nghệ, NTT vẫn chiếm lĩnh 93% thị trường, lúc này NTT đi vào đầu tư nghiên cứu phát triển các dịch vụ công nghệ cao, lĩnh vực mà không một công ty tư nhân nào ở Nhật Bản có thể theo kịp. Để khuyến khích các nhà khai thác mới mở rộng thị trường, Chính phủ Nhật Bản quy định buộc NTT phải cho các nhà khai thác khác đấu nối bình đẳng vào mạng lưới, cho phép các công ty mới được giảm cước thấp hơn so với mức cước của NTT và KDD tới 30%.

Tham khảo thêm quan điểm về tư duy chuyển đổi số của Tập đoàn Fujitsu: Để gần gũi hơn với khách hàng và tạo ra giá trị mới, cần phải phân tích chuyển động của con người cùng với vạn vật và xác định các vấn đề cũng như thách thức tiềm ẩn. Sau đó với nhiều quy tắc khác nhau, chúng ta phải tập hợp nhân lực để tạo ra sức mạnh

tổng hợp, từ đó hình thành quy trình kinh doanh mới.

Phương pháp tiếp cận được phát triển bởi Fujitsu được gọi là "sự chuyển đổi số lấy con người làm trung tâm" (human-centric digital transformation), có nghĩa là hỗ trợ hoạt động của con người bằng cách sử dụng IoT để giám sát một loạt các thông số, sau đó sử dụng phương pháp phân tích Big Data (dữ liệu lớn) để tạo ra hình ảnh trực quan của các thay đổi trạng thái. Thông tin này có thể được chia sẻ qua điện toán đám mây, sử dụng để xây dựng tầm nhìn và đi đến kết luận.

Tư duy chuyển đổi số lấy con người làm trung tâm của Fujitsu mang mọi người lại gần nhau hơn để cùng giải quyết những thách thức. Fujitsu gọi đó là Digital Co- creation (Đồng sáng tạo kỹ thuật số).

Quá trình chuyển đổi số được chia thành một số bước riêng biệt, có thể được hiểu tương ứng với mức độ trưởng thành ICT của tổ chức, Fujitsu xác định các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Thiết lập một mạng lưới các kết nối giữa nhà điều hành và các thiết bị để cho phép theo dõi tình trạng thiết bị vận hành trong thời gian thực

Bước 2: Sử dụng phân tích dữ liệu để xác định sự thay đổi trạng thái và hiển thị các hình ảnh trực quan

Bước 3: Áp dụng tự động hóa trong nhà máy với kiểm soát từ xa

Bước 4: Thực hiện cải tiến hiệu quả (sử dụng phân tích dữ liệu để xác định hiệu quả)

Bước 5: Áp dụng hệ điều hành tự động tiên tiến dựa trên AI (vượt qua khả năng của con người)

(Nguồn: Fujitsu Global) 1.4.2. Tại thị trường Hàn Quốc

Giống như Nhật Bản, tinh thần dân tộc là nền tảng cho chính sách phát triển và bảo hộ viễn thông của Hàn Quốc. Họ đã thành công với chính sách ưu tiên tập trung đầu tư của Chính phủ trong thời kỳ tăng tốc phát triển theo số lượng và chính sách gắn chặt phát triển mạng lưới với xây dựng công nghiệp sản xuất thiết bị.

Đến năm 1996, Hàn Quốc đã là một trong 10 quốc gia có mạng lưới viễn thông lớn nhất thế giới. Mật độ điện thoại đạt 37 máy/100 dân, tất cả mạng lưới đều được tự động hoá, tốc độ phát triển viễn thông của Hàn Quốc trong thập kỷ 80 của thế kỷ XX cao gấp đôi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế. Sự phát triển vượt bậc của viễn thông Hàn Quốc đã được Liên minh Viễn thông Thế giới (ITU) coi đây là trường hợp điển hình để các nước khác noi theo.

Quá trình phát triển của viễn thông Hàn Quốc có các điểm chính sau:

a. Chính sách ưu tiên đầu tư

Từ những năm 70 trở lại đây, đầu tư viễn thông của Hàn Quốc đạt mức bình quân 1,5% GDP, cao hơn gấp đôi so với mức bình quân của các nước phát triển. Trong những năm 1970, nguồn vốn để đầu tư phát triển viễn thông chủ yếu lấy từ nguồn thu phí lắp đặt và doanh thu khai thác dịch vụ viễn thông. Thông qua các quy

định, Chính phủ đảm bảo cho phép ngành viễn thông được sử dụng 44% phí lắp đặt điện thoại và doanh thu khai thác dịch vụ viễn thông vào đầu tư phát triển mạng lưới.

b. Chú trọng phát triển công nghiệp viễn thông

Cùng với việc ưu tiên phát triển mạng lưới viễn thông, Chính phủ Hàn Quốc cũng có chính sách tăng cường nghiên cứu khoa học trong nước và nhận chuyển giao công nghệ từ nước ngoài, từng bước làm chủ công nghệ để phát triển nền công nghiệp sản xuất viễn thông, tạo sự chủ động trong việc phát triển và khai thác mạng lưới sau này. Năm 1976, Chính phủ thành lập Viện Nghiên cứu Điện tử Viễn thông thuộc Bộ Bưu điện Hàn Quốc và xác định nhiệm vụ trọng tâm của Viện này là nghiên cứu tổng đài điện tử. Chính phủ đã xây dựng một chương trình quốc gia về nghiên cứu tổng đài điện tử.

Sau tất cả các cố gắng và sáng tạo của mình, với kinh phí 28 triệu USD (chưa kể các chi phí nghiên cứu thông qua các liên doanh), năm 1985 đã Hàn Quốc trở thành quốc gia thứ 10 trên thế giới có thể sản xuất tổng đài điện tử họ TDX. Bắt đầu là thế hệ TDX-1A với 10.000 số, năm 1991 Hàn Quốc đã cho sản xuất hàng loạt thế hệ tổng đài TDX-10 với dung lượng 100.000 số để đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước. Đến năm 1996, Hàn Quốc đã trang bị hơn 1 triệu tổng dài TDX-1A; 3,5 triệu tổng đài TDX-1B (dung lượng 22.000 số) và hơn 2 triệu tổng đài TDX-10 trên mạng lưới viễn thông của mình.

Để bảo hộ ngành sản xuất công nghiệp viễn thông, từ năm 1970 Chính phủ Hàn Quốc đã không cho phép nhập khẩu tổng đài thành phẩm. Các hãng nước ngoài muốn cung cấp tổng đài cho Hàn Quốc phải thiết lập các liên doanh với những tập đoàn công nghiệp Hàn Quốc. Ngoài ra, Chính phủ cũng khuyến khích các tập đoàn công nghiệp xuất khẩu tổng đài sang Trung Quốc, các nước Trung Đông, Đông Âu và các nước Đông Nam Á.

1.4.3. Tại thị trường Trung Quốc

Vào năm 1980, mạng điện thoại Trung Quốc vẫn còn hết sức lạc hậu. Tổng dung lượng mạng điện thoại công cộng chỉ đạt 4,355 triệu số. Số đường dây chính điện thoại là 2,14 triệu, chiếm tỷ lệ 0,67% tổng số toàn thế giới, nếu so sánh chỉ tiêu

này với các nước phát triển thì Trung Quốc còn kém rất xa (Mỹ: 94,28 triệu; CHLB Đức: 20,53 triệu; Anh: 17,89 triệu; Nhật Bản: 38,61 triệu). Số mạch đường dài của Trung Quốc vào năm 1980 chỉ có 22.000, số mạch điện báo công cộng chỉ là 8.800, trong khi chỉ tiêu tương ứng của Mỹ lúc đó là 1,8 triệu, Ấn Độ là 100.000 mạch. Như vậy, mạng lưới viễn thông của Trung Quốc thời điểm đó không những kém xa các nước phát triển mà còn kém cả các nước đang phát triển khác.

Trước thực tế kém phát triển của ngành thông tin bưu điện cộng với áp lực của cải cách mở cửa, Chính phủ Trung Quốc đã có những lựa chọn chiến lược hợp lý, đưa ngành bưu điện thực hiện những bước phát triển nhảy vọt. Chiến lược đó có những điểm chính sau:

a. Thực thi các chính sách ưu tiên phát triển thông tin

Để tăng nhanh phát triển thông tin bưu điện, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương đã đề ra một loạt các chính sách trợ giúp trọng điểm, ưu tiên phát triển gồm:

Chính sách tăng thu phí lắp đặt máy điện thoại

Việc phát triển ngành thông tin bưu điện đòi hỏi phải có một lượng vốn đầu tư lớn, nếu chỉ dựa vào đầu tư của Nhà nước thì khó lòng đáp ứng đủ. Năm 1979, Bộ Bưu điện đã tham khảo cách làm của nước ngoài và trình lên Quốc vụ viện giải pháp tăng cước lắp đặt điện thoại và đã được đồng ý. Ngày 30/8/1990, được sự phê chuẩn của Quốc vụ viện và tổng cục vật giá quốc gia, Bộ Bưu điện đã ban hành thông tư xác định nguyên tắc tính phí lắp đặt thống nhất. Theo đó, giá thành xây dựng bao gồm: Chi phí xây dựng phòng máy, chi phí xây dựng đường ống, chi phí xây dựng đường dây, chi phí đầu tư cho thiết bị,… Mức phí lắp đặt lúc đó khoảng 3.000 – 5.000 NDT, tương đương 4-7 triệu đồng. Chính sách này cũng đã đưa lại một nguồn lớn vốn đầu tư cho bưu điện Trung Quốc.

b. Lấy nhu cầu thị trường làm phương hướng phát triển

Gồm các ý chính sau:

thị trường làm phương hướng.

Xuất phát từ nhu cầu thị trường, điều chỉnh, xây dựng mục tiêu chiến lược phát triển thông tin.

Xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu thị trường, kiên trì làm nổi bật trọng điểm, bảo đảm phát triển hài hoà.

Lấy nhu cầu thị trường làm phương hướng chuyển biến cơ chế, mở rộng kinh doanh.

c. Dựa vào tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển thông tin ở mức khởi điểm cao

Vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, trong lúc thực trạng mạng lưới thông tin bưu điện Trung Quốc đang còn hết sức lạc hậu, tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật của ngành viễn thông thế giới phát triển rất nhanh và đã bắt đầu bước vào thời kỳ số hoá. Trước tình hình đó, Bộ Bưu điện đã đề ra quyết sách quan trọng là bỏ qua giai đoạn phát triển kỹ thuật thông thường như các nước phát triển đã làm, và phải dựa vào tiến bộ khoa học công nghệ thế giới, đưa mạng thông tin phát triển bằng cách đầu tư thẳng vào công nghệ tiên tiến. Thực tiễn đã chứng minh là quyết sách này hoàn toàn đúng đắn, đối với các nước đã đầu tư hạ tầng mạng lưới hoàn chỉnh bằng các công nghệ cũ (viba, cáp đồng trục, tổng đài cơ điện,…) thì đứng trước xu hướng cập nhật công nghệ mới, họ sẽ phân vân. Riêng với Trung Quốc, khởi điểm là mức công nghệ rất thấp nên họ sẵn sàng từ bỏ và đầu tư công nghệ mới mà không phải tiếc rẻ các thiết bị hiện tại trên mạng lưới.

Trong quá trình đầu tư phát triển mạng lưới thông tin, Trung Quốc cũng rất chú trọng xử lý các mâu thuẫn trong các mối quan hệ: giữa tăng nhanh tiến bộ kỹ thuật với đảm bảo tính hoàn chỉnh của mạng lưới; giữa ứng dụng kỹ thuật tiên tiến với đảm bảo tính thống nhất của mạng lưới; giữa ứng dụng kỹ thuật tiên tiến với nâng cao trình độ kỹ thuật chung của mạng lưới; giữa ứng dụng kỹ thuật tiên tiến với đảm bảo sự ổn định tương đối của thiết bị trên mạng lưới; giữa nhập khẩu và tự lực cánh sinh.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC ĐƠN VỊ VIỄN THÔNG

2.1. Giới thiệu tổng quan về thị trường viễn thông tại Việt Nam

2.1.1. Thị trường Viễn thông Việt Nam

Dịch vụ viễn thông đã phát triển mạnh trong thập kỷ qua và thị trường Viễn thông truyền thống những năm gần đây đã trở nên bão hòa. Từ năm 1945 – 1995, chỉ có Tập đoàn bưu chính viễn thông (VNPT) là cơ quan duy nhất trên thị trường cung cấp dịch vụ. Đến năm 1995, dưới sức ép phát triển kinh tế, chính phủ mới bắt đầu mở cửa cho sự tham gia của các công ty khác thâm nhập ngành, đánh dấu sự tham gia thị trường của các công ty lớn ngành viễn thông như Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội Viettel và Công ty Cổ phần dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn (SaigonPostel). Theo báo cáo của WTO, đến năm 2017, toàn ngành có 152 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép, với nguồn nhân lực là 77.205 người. 3 công ty Viettel, VinaPhone và MobiFone nắm giữ hầu hết thị phần. Thị trường ngành dịch vụ Viễn thông Việt Nam tập trung cao độ phản ánh qua chỉ số HHI đạt 3.709,95.

Năm 2019 được ghi nhận là năm tăng trưởng mạnh mẽ trong thập kỷ gần đây với tổng doanh thu toàn ngành đạt 470.000 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2018. Tuy nhiên, tỷ trọng doanh thu dịch vụ viễn thông truyền thống chỉ chiếm 28,5% và giảm dần qua các năm. Năm 2019 đạt 125,8 triệu thuê bao di động mặt đất – lớn hơn so với dân số hiện tại là hơn 96 triệu người, trong đó thị phần của 3 công ty VNPT, Viettel, MobiFone chiếm hơn 97%. Có thể thấy doanh thu của các doanh nghiệp dựa chủ yếu vào loại hình dịch vụ truyền thống, đặc biệt là thoại và SMS, chiếm đến 76,6%. Trong khi đó doanh thu dữ liệu chỉ đạt mức 23,4%, thấp hơn mức trung bình thế giới là 43%. Các doanh nghiệp trong ngành bắt đầu đổi hướng sang lĩnh vực dịch vụ số để có nhiều dư địa phát triển hơn, tuy nhiên cũng nhiều cạnh tranh. Tốc độ tăng trưởng của thị trường điện toán đám mây ước tính là 40%/năm và quy mô của nền kinh tế Internet được đánh giá là 12 tỷ USD.

Hiện nay Việt Nam đã sản xuất được 70% các thiết bị viễn thông, mục tiêu trở thành nước thứ 4 trên thế giới sản xuất và xuất khẩu tất cả các thiết bị viễn thông.

Mạng 3G được phát triển ở Việt Nam từ 2009, mạng 4G được thử nghiệm ở Việt Nam kể từ năm 2016. Tuy nhiên việc phát triển 3G, 4G của Việt Nam được đánh giá là chậm hơn so với thể giới từ 8 –10 năm. Tính đến năm 2018, Việt Nam có hơn 51 triệu thuê bao 3G và 4G. Tỉ lệ dân số được phủ sóng di động 3G và 4G là 99,7%. Mạng 5G mới được tiến hành thử nghiệm ở Việt Nam từ năm 2019 với các nhà mạng thí điểm là MobiFone, VinaPhone và Viettel nhằm mục đích nâng cao chất lượng băng thông rộng ở Việt Nam.

Tháng 5 năm 2020, Chính phủ ra Nghị quyết 84/NQ-CP, cấp phép thí điểm Mobile money. Đây là một động thái giúp làm giảm thanh toán bằng tiền mặt và mở ra các cơ hội phát triển mới cho nhà mạng di động.

Mặc dù thị trường truyền thống đã bão hòa, các doanh nghiệp nước ngoài vẫn có tiềm năng khi đầu tư trực tiếp vào các lĩnh vực chưa được phát triển ở Việt Nam do thiếu nguồn lực và công nghệ như: dịch vụ số, cơ sở hạ tầng và dịch vụ giá trị gia tăng nư hệ thống WIFI FREE và hệ thống vệ tinh quỹ đạo. Bên cạnh đó, theo quyết định 26/2019/QĐ-TTg, nhà nước sẽ tiến hành cổ phần hóa một số doanh nghiệp ngành viễn thông như VNPT và MobiFone.

2.1.2. Các đơn vị cung cấp lớn

Bảng 2.1: Các công ty chủ chốt trong lĩnh vực Viễn thông tại Việt Nam

Tên công ty Sở hữu Thị trường

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)

Nhà nước (100%) Điện thoại nội hạt, liên tỉnh và quốc tế, dữ liệu, internet, dịch

vụ CNTT Tổng Công ty dịch vụ

viễn thông (VNPT Vinaphone

Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam (100%)

Điện thoại di động, Internet, băng rộng, cố định, dịch vụ

Tổng công ty viễn thông Mobifone

Công ty dịch vụ viễn thông Việt Nam (100%)

Một phần của tài liệu Trần Minh Vũ - 1806020064 - QTKD 25A (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)