Phát triển hạ tầng Internet qua hệ thống cáp quang

Một phần của tài liệu Trần Minh Vũ - 1806020064 - QTKD 25A (Trang 66 - 68)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.3.3. Phát triển hạ tầng Internet qua hệ thống cáp quang

Tốc độ tăng trưởng thuê bao Internet cáp quang tăng 173,7 lần trong vòng năm năm từ 2015-2020, gần như thay thế hoàn toàn cho các hình thức thuê bao Internet

khác. Vào đầu năm 2015, tổng số thuê bao Internet băng rộng cố định (cáp quang) mới chỉ có 89.000 thuê bao thì đến thời điểm hiện tại (tháng 10-2020) tổng số thuê bao đã đạt tới gần 16 triệu thuê bao, tốc độ tối đa cũng tăng từ 17,3 Mbps năm 2015 lên hơn 54 Mbps.

Chương trình chuyển đổi số quốc gia đặt rất nhiều mục tiêu tham vọng và đồng bộ về phát triển chính phủ số, xã hội số và doanh nghiệp số. Trong đó, hạ tầng số đóng vai trò quyết định cho công cuộc chuyển đổi số quốc gia và mục tiêu “Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang” toàn dân.

Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, tổng số hộ dân cư trên cả nước là 26,9 triệu hộ. Như vậy tỷ lệ số thuê bao Internet trên hộ gia đình là 61%. Con số thực còn thấp hơn vì số thuê bao Internet đã tính bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức. Từ những số liệu và xu hướng, có thể thấy rằng, việc phát triển Internet tốc độ cao tại Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để tăng trưởng. Và gần đây, MobiFone đã trở thành nhà cung cấp mới gia nhập vào thị trường Internet cáp quang, góp phần đẩy nhanh tốc độ hoàn thành các mục tiêu chuyển đổi số.

Tại hầu hết các quốc gia phát triển, tỷ lệ người sử dụng Internet trên tổng dân số ở mức cao trên 90%. Đây là chỉ số quan trọng đánh giá mức độ tiến bộ và khả năng mọi tầng lớp xã hội được tiếp cận với các cơ hội tăng trưởng kinh tế, cải thiện sức khỏe, nhận được các dịch vụ tốt hơn, học tập thông qua giáo dục từ xa và các tiến bộ xã hội và văn hóa. Chỉ số này ở Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, dù Internet mới chỉ được biết đến ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua, và là một chỉ số góp phần giúp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Theo báo cáo gần nhất, dân số Việt Nam xếp thứ 15 trên toàn thế giới và tỷ lệ người dùng Internet ở mức trên 70%, xếp thứ 14. Điều này đã thể hiện những nỗ lực của ngành viễn thông trong việc cải thiện hạ tầng và đưa Internet phủ sóng đến những khu vực xa xôi và khó khăn trên cả nước.

Người dân được nhắc đến với vai trò trung tâm trong chuyển đổi số, là đối tượng hưởng lợi lớn nhất của việc số hóa các thủ tục hành chính, các hoạt động y tế, giáo dục, tài chính...

Công cụ quan trọng để người dân tham gia vào thế giới số là điện thoại di động thông minh ngày càng trở nên phổ biến, sẵn có và giá cả phù hợp hơn bao giờ hết. Đồng thời chất lượng dịch vụ viễn thông ngày càng được nâng cao giúp người dân thể sử dụng Internet ở mọi lúc, mọi nơi.

Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra các lo ngại về hành vi xấu trong sử dụng Internet, quyền riêng tư, gian lận trực tuyến..., đòi hỏi sự phối hợp của Nhà nước, các doanh nghiệp viễn thông và chính những người sử dụng Internet trong việc nâng cao nhận thức kỹ thuật số và hình thành văn hóa số, tạo lập niềm tin và an toàn trong không gian mạng.

Một phần của tài liệu Trần Minh Vũ - 1806020064 - QTKD 25A (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)