Các kiểm định về khuyết tật và sự phù hợp của mô hình hồi quy

Một phần của tài liệu Phân tích những nhân tố tác động đến chính sách cổ tức tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 78 - 79)

Nghiên cứu sử dụng các kỹ thuật thống kê kiểm định các ước lượng phương trình phù hợp nhất với các tập hợp kết quả quan sát của biến phụ thuộc và biến độc lập mô hình ảnh hưởng của các nhân tố đến chính sách cổ tức tại các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Một trong hai mô hình hồi quy có thể được sử dụng là mô hình tác động cố định (Fixed Effect Model – FEM); hoặc mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model – REM).

4.3.2.1.Kiểm định lựa chọn mô hình

Kết quả kiểm định Hausman Test tại bảng 4.5 cho thấy P-value (chi_square) = 0,0000 < 0,05 nên ta bác bỏ giả thuyết H0 hay mô hình tác động cố định (FEM) là mô hình hiệu quả tốt nhất để giải thích lần lượt tác động của các nhân tố đến chính sách cổ tức của tại các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam.

Bảng 4.5. Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình

Kiểm định Chi_spuare p-value Kết luận

Hausman 451,19 0,0000 FEM

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm Stata) 4.3.2.2.Kiểm định sự phù hợp của mô hình tác động cố định (FEM)

Kiểm định F dùng kiểm tra có phải tác động cố định (fixed effects) = 0 hay không. Nếu P-value < 5%, bác bỏ giả thiết H0: fixed effects = 0. Kết quả kiểm định F(7,1577) = 21,15 với p-value = 0,000 < 0,05, do đó kết luận mô hình tác động cố định (FEM) là phù hợp.

Bảng 4.6. Kết quả kiểm định sự phù hợp của mô hình FEM

Kiểm định Giá trị

F (7,1577) p-value Kết luận

F-statistic 21,15 0,0000 Phù hợp

4.3.2.3.Kiểm định phương sai sai số thay đổi

Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi (Bảng 4.7) các mô hình nghiên cứu đều cho thấy giá trị kiểm định có P-value = 0,0000 < 0,05 nên chấp nhận giả thiết có khuyết tật phương sai số thay đổi.

Bảng 4.7. Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi

Kiểm định Chi2 p-value Kết luận

Phương sai sai số thay đổi 2,4e+06 0,0000 Có khuyết tật

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm Stata) 4.3.2.4.Kiểm định tự tương quan

Kiểm định tự tương quan bằng việc dùng kiểm định Wooldridge. Với giả thiết H0: Mô hình không có hiện tượng tự tương quan. Dưới đây là kết quả kiểm định:

Bảng 4.8. Kết quả kiểm định tự tương quan chuỗi

Kiểm định Giá trị

F (1,234)

p-value Kết luận

Tương quan chuỗi 29,016 0,0000 Có khuyết tật

(Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm Stata)

Kết quả bảng 4.8 cho thấy với giá trị P- value = 0,0000 < 5%, ta kết luận bác bỏ giả thiết H0, có nghĩa là các mô hình nghiên cứu đều có hiện tượng tự tương quan.

Một phần của tài liệu Phân tích những nhân tố tác động đến chính sách cổ tức tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 78 - 79)