Thảo luận các kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích những nhân tố tác động đến chính sách cổ tức tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 81 - 84)

Kết quả phân tích hồi quy được trình bày tại Bảng 4.9 cho thấy có 5/7 giả thiết nghiên cứu được kiểm chứng là: Khả năng sinh lời (ROE), Đòn bẩy tài chính (LEV), Tính thanh khoản (LIQ), Quy mô công ty (ZISE), Lãi suất (IR). Giả thuyết Tăng trưởng kinh tế (GDP) và Cơ hội tăng trưởng (GROWTH) không có ý nghĩa thống kê với Tỷ lệ chi trả cổ tức (DIV).

Mức độ giải thích của mô hình: Biến ROE, LEV có ý nghĩa thống kê với biến DIV ở mức ý nghĩa 1%; biến LIQ, SIZE và IR có ý nghĩa thống kê 10%.

Bảng 4.10. Tóm tắt kiểm định các giải thuyết nghiên cứu Giả thuyết Nội dung Mức ý nghĩa Kết quả kiểm định H1

Khả năng sinh lởi (ROE) có tương quan

đến chính sách cổ tức 1%

Chấp nhận giả thuyết

H2

Đòn bẩy tài chính (LEV) có tương quan

đến chính sách cổ tức 1%

Chấp nhận giả thuyết

H3

Tính thanh khoản (LIQ) có tương quan

đến chính sách cổ tức 10%

Chấp nhận giả thuyết

H4

Quy mô công ty (SIZE) có tương quan

đến chính sách cổ tức 10%

Chấp nhận giả thuyết

H5

Cơ hội tăng trưởng (GROWTH) có

tương quan đến chính sách cổ tức - Bác bỏ giả thuyết

H6

Tăng trưởng kinh tế (GDP) có tương

quan đến chính sách cổ tức - Bác bỏ giả thuyết

H7

Lãi suất (IR) có tương quan đến chính

sách cổ tức 10%

Chấp nhận giả thuyết

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Khả năng sinh lời (ROE) có tác động cùng chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam với mức ý nghĩa 1%. Điều này có nghĩa ROE

của các công ty càng cao thì tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty càng tăng. Công ty có lợi nhuận cao thì khả năng chi trả cổ tức lớn. Điều này hoàn toàn phù hợp với kỳ vọng giả thuyết ban đầu. Kết quả này đồng thuận với các kết quả nghiên cứu của Gangil và Nathani (2018), Trương Đông Lộc và Phạm Phát Tiến (2015), kết quả của nhóm nghiên cứu có mối tương quan cùng chiều giữa tỷ lệ chi trả cổ tức và thu nhập trên mỗi cổ phần. Điều này hoàn toàn phù hợp dựa trên lý thuyết tín hiệu, nghĩa là khi lợi nhuận tăng thì tỷ lệ chia cổ tức cho cổ đông của công ty sẽ tăng theo như là một tín hiệu về việc công ty có kết kinh doanh tích cực và hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đòn bẩy tài chính (LEV) tác động ngược chiều với tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam với mức ý nghĩa 1%. Như vậy có thể thấy, các công ty có đòn bẩy tài chính lớn thì khả năng chi trả cổ tức thấp, thống nhất với các nghiên cứu của Edmund (2018), Asad và Yousef (2014). Điều này hoàn toàn phù hợp trong thực tế khi các công ty vay nợ nhiều, thì có xu hướng ưu tiên thực hiện nghĩa vụ nợ trước khi phân bổ nguồn lợi nhuận.Các doanh nghiệp cần cơ cấu lại tỷ lệ vốn vay, giảm tỷ lệ này xuống mức thấp nhất, bởi vì tỷ lệ vốn vay/tổng nợ càng cao, áp lực trả nợ của doanh nghiệp càng lớn, trong khi doanh thu, lợi nhuận sụt giảm thì đây sẽ là vấn đề nan giải trong các doanh nghiệp niêm yết. Các doanh nghiệp niêm yết được khuyến khích phân bổ dòng tiền hiện có tại doanh nghiệp hợp lý, sao cho vừa đảm bảo được khả năng tái đầu tư, vừa nâng cao được hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp.

Quy mô công ty (SIZE): Theo kết quả của mô hình, quy mô công ty (SIZE) có tác động tỷ lệ chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam với mức ý nghĩa 10%. Hệ số tương quan dương cho thấy quy mô tài sản của các công ty có tác động cùng chiều tới cổ tức một cổ phần. Kết quả này hàm ý các công ty trong mẫu nghiên cứu có quy mô càng lớn sẽ có mức chi trả cổ tức càng cao. Điều này hoàn toàn phù hợp với những nghiên cứu trước đây của Al-Malkawi (2008); Jabbouri (2016).

Tính thanh khoản (LIQ) tác động tác động ngược chiều đến tỷ lệ chi trả cổ tức với mức ý nghĩa với mức ý nghĩa 10%. Thực tế, thanh khoản tài chính của các công ty vẫn ở ngưỡng an toàn; mặc dù vậy, các doanh nghiệp niêm yết loay hoay cân nhắc, đánh giá các quyết định thực hiện chiến lược chi trả cổ tức cho cổ đông hoặc tiếp tục

sử dụng dòng tiền cho các quyết định đầu tư. Các công ty trên TTCK tăng trưởng nhanh chóng có nhiều cơ hội đầu tư sinh lời thường thấy khó khăn khi vừa phải duy trì đủ tiền vốn cho hoạt động đầu tư vừa phải chi trả cổ tức cùng một lúc, do đó việc thanh khoản gặp khó khăn trong ngắn hạn là diều dễ hiểu. Điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Bogna (2015), Jabbouri (2016) cũng cho thấy tính thanh khoản tác động tiêu cực đến tỷ lệ chi trả cổ tức.

Lãi suất cho vay (IR) trên thị trường có tác động ngược chiều với chính sách cổ tức của công ty niêm yết trên TTCK với mức ý nghĩa 1%. Trên thực tế, các nhà đầu tư luôn xem lãi suất ngân hàng là tỉ suất sinh lợi ít rủi ro và mọi tỉ suất sinh lợi từ các hoạt động đầu tư khác đều so sánh với lãi suất này. Vì thế, để thu hút các nhà đầu tư mua cổ phiếu, các công ty luôn nỗ lực đưa ra một tỷ suất cổ tức lớn hơn mức lãi suất thị trường, tuy nhiên khi lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng tăng cao ảnh hưởng lớn đến chi phí hoạt động mà trực tiếp chi phí các khoản vay, tác động tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng thì hành vi của lãnh đạo các công ty là nổ lực giảm tỷ lệ chi trả cổ tức ở mức tối ưu và vẫn cố gắng giữ tỷ lệ cao so với lãi suất cơ mà nhằm giữ chân nhà đầu tư. Như vậy, khi lãi suất cho vay có xu hướng tăng lên, các công ty cũng thường cố gắng giảm mức cổ tức tiền mặt chi trả trên mỗi cổ phần để đảm bảo mục tiêu lợi nhận và tăng trưởng. Điều này hoàn toàn thống nhất với nghiên cứu của Lê Hoàng Hiển (2011), Đinh Bảo Ngọc và Nguyễn Chí Cường (2014).

Từ kết quả phân tích hồi quy, phương trình hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam có dạng:

DIV= 0,145 + 0,159ROE - 0,166LEV - 0,000392LIQ + 0,000781SIZE – 0,0737IR

Nhìn chung, kết quả nghiên cứu tác động của các nhân tố đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2012 – 2019 có sự tương đồng với các nghiên cứu trong và ngoài nước. Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam chịu tác động bởi các yếu tố như khả năng sinh lời, đòn bẩy tài chính, quy mô công ty, tính thanh khoản, cơ hội tăng trưởng và lãi suất. Tuy nhiên, còn rất nhiều các nhân tố khác tác động đến chính sách cổ tức tại các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam nhưng do thời gian nghiên cứu có hạn nên chưa được đề cập vào mô hình.

CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu được trình bày và phân tích tại chương 4, trong chương này tác giả sẽ đề xuất khuyến nghị cho các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam trong việc hoàn thiện chính sách cổ tức và nhà đầu tư quan tâm đến chính sách cổ tức.

Một phần của tài liệu Phân tích những nhân tố tác động đến chính sách cổ tức tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 81 - 84)