Khuyến nghị đối với nhà đầu tư

Một phần của tài liệu Phân tích những nhân tố tác động đến chính sách cổ tức tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 92 - 153)

Đối với những nhà đầu tư quan tâm đến chính sách cổ tức của các doanh nghiệp, để đưa ra quyết định đầu tư cổ phiếu một cách phù hợp, nhà đầu tư có thể xem xét, lựa chọn những công ty thuộc nhóm ngành năng lượng, khoáng sản, dược, công nghệ, thực phẩm, vận tải…. Sau đó xem xét những công ty có quy mô lớn, lợi nhuận kinh doanh cao, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao và tỷ lệ vay nợ thấp… để lựa chọn đầu tư. Tương tự đối với các nhân tố vĩ mô, các nhà đầu tư có thể kỳ vọng về mức cổ tức trong tương lai thông qua chỉ số về lãi suất trên thị trường.

KẾT LUẬN

Đề tài “Phân tích những nhân tố tác động đến chính sách cổ tức tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là một vấn đề cấp thiết hiện nay khi mà TTCK Việt Nam ngày càng phát triển về quy mô và sản phẩm trên thị trường. Nhìn chung đề tài nghiên cứu cũng đã đạt được những mục tiêu đề ra đó là:

Thứ nhất, tìm hiểu khái quát thực trạng chi trả cổ tức của các công ty niêm yết

trên TTCK Việt Nam những năm gần đây (giai đoạn từ 2012 - 2019). Đa số các công ty đều lựa chọn hình thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt. Các công ty thuộc nhóm ngành năng lượng có tỷ lệ chi trả cổ tức cao nhất (trên 13%), tiếp đó là các công ty khoáng sản, thực phẩm và dược (khoảng 11%). Các công ty thuộc nhóm ngành cao su, dầu khí, vận tải kho bãi có tỷ lệ chi trả cổ tức khoảng 9%. Còn các công ty xây dựng và bất động sản có tỷ lệ chi trả cổ tức thấp nhất (khoảng 5%).

Thứ hai, Xác định được các nhân tố và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Bằng việc sử dụng dữ liệu của 235 công ty niêm yết trên HNX và HOSE thuộc nhiều nhóm ngành khác nhau, tác giả tiến hành phương pháp hồi quy dữ liệu bảng và xác định được 5/7 nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam như sau: khả năng sinh lời, quy mô công ty có tác động tích cực đến chính sách cổ tức; đòn bẩy tài chính, tính thanh khoản và lãi suất có tác động tiêu cực đến chính sách cổ tức. Trong đó, khả năng sinh lời, đòn bẩy tài chính và lãi suất có tác động mạnh đến chính sách cổ tức với mức ý nghĩa 1%; quy mô công ty và tính thanh khoản có tác động ít hơn với mức ý nghĩa 10%. Bên cạnh đó, kết quả cũng chỉ ra cơ hội tăng trưởng và tăng trưởng kinh tế không có ý nghĩa thống kê trong mô hình.

Thứ 3, trên cơ sở tìm hiểu thực trạng chính sách cổ tức và qua kết quả kiểm định mô hình hồi quy đánh giá tác động của các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2019, tác giả đã đưa ra đề xuất các giải pháp giúp hoàn thiện chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam và một số khuyến nghị đối với những nhà đầu tư chứng khoán quan tâm đến chính sách cổ tức.

Với kết quả nghiên cứu đạt được luận văn cũng đã đóng góp, bổ sung một phần vào những nghiên cứu về chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên TTCK. Do thời gian nghiên cứu có hạn, nên tác giả chỉ tập trung thu thập dữ liệu của 235 doanh nghiệp niêm yết trong khoảng thời gian gần đây, chưa phân loại được tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam các cấp độ khác nhau, hạn chế kiến thức chuyên sâu, tài liệu tham khảo về thanh khoản, chính sách kinh tế vĩ mô, kiến thức ngành nghề, xử lý số liệu nên có thể ảnh hưởng phần nào đến kết quả nghiên cứu. Trên thực tế tuỳ theo mức độ hấp dẫn, tính dẫn dắt thị trường của cổ phiếu, quy mô cổ phiếu, nhóm ngành nghề có thể ảnh hưởng đến tâm lý và quyết định của các nhà đầu tư do đó ảnh hưởng không nhỏ đến tỷ suất lợi nhuận của thị trường cổ phiếu riêng lẻ. Điều đó cho thấy ở một khía cạnh nào đó mẫu nghiên cứu, khía cạnh, yếu tố ảnh hưởng chưa thực sự là đại diện để phản ánh hết bản chất tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố và tỷ lệ chi trả cổ tức của doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam. Tuy nhiên, ngoài những nhân tố trên vẫn còn rất nhiều nhân tố khác tác động đến chính sách cổ tức của công ty, nhưng chưa được đề cập vào mô hình như: Cơ cấu sở hữu, chính sách thuế, lãi suất, tâm lý nhà đầu tư, … Chính vì vậy, kết quả của mô hình trên chỉ là một trong những căn cứ giúp các nhà đầu tư ưa thích cổ tức cổ tức có thể lựa chọn được mã cổ phiếu phù hợp và giúp công ty niêm yết trên TTCK nghiên cứu và hoạch định chính sách chi trả cổ tức phù hợp với điều kiện thực tế của công ty. Những vấn đề chưa được nghiên cứu sâu và đầy đủ trong luận văn sẽ là cơ sở gợi mở cho các nghiên cứu tiếp theo có thể tiếp tục khảo sát mẫu rộng hơn và có thể tìm ra thêm các nhân tố mới hoàn thiện mô hình nghiên cứu hiện tại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tham khảo Tiếng Việt

1. Bạch Đức Hiển, Giáo trình thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội 2008.

2. Báo cáo tài chính của 235 công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn từ 2012 - 2019.

3. Báo cáo thường niên của 235 công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn từ 2012 - 2019.

4. Bùi Thị Hà Linh, Hoàn thiện chính sách cổ tức tại các công ty Dược niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Học viện Tài chính, Hà Nội 2018.

5. Trương Đông Lộc và Phạm Phát Tiến, Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cổ

tức của các công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Phần D: Khoa học Chính trị,

Kinh tế và Pháp luật, số 38/2015, tr. 67 - 74.

6. Đào Lê Minh, Chính sách cổ tức và tác động của nó tới công ty - Những gợi ý

cho Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, 2002.

7. Đào Lê Minh, Chính sách cổ tức và tác động của nó tới doanh nghiệp, những gợi

ý cho Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội 2004.

8. Đinh Bảo Ngọc và Nguyễn Chí Cường, Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách

cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Phát

triển Kinh tế số 290/2014, tr.42-60.

9. Huỳnh Lưu Đức Toàn, Nguyễn Trung Thông, Nguyễn Thanh Cường, Nguyễn Tấn Thông, Các yếu tố tác động đến quyết định chi trả cổ tức bằng tiền của doanh

10.Ngô Thị Quyên, Các nhân tố tác động đến chính sách cổ tức tại các công ty cổ

phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án Tiến sĩ, Đại học

kinh tế quốc dân, Hà Nội 2016.

11.Nguyễn Hải Sản, Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Thống kê, Hà

Nội 2001.

12.Nguyễn Minh Kiều, Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà xuất bản Thống kê, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hà Nội 2009.

13.Nguyễn Quang Đông và Nguyễn Thị Minh, Kinh tế lượng, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội 2012.

14.Nguyễn Thị Hương, Lê Thị Thanh Hảo, Bùi Thị Lâm, Chính sách cổ tức của các

công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí

Khoa học và Phát triển, tập 13, số 7, 2015, tr. 1212 - 1221.

15.Lê Hoàng Hiển, Xây dựng chính sách cổ tức hợp lý cho doanh nghiệp Việt Nam,

Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh 2011.

16.Bạch Thị Thu Hường, Chính sách cổ tức của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết

trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính,

Hà Nội 2020.

17.Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14, ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2019.

18.Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13, ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014.

19.Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14, ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2020.

20.Trần Ngọc Thơ, Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà

Nội 2003.

21.Vũ Văn Ninh, Hoàn thiện chính sách trả cổ tức trong các công ty cổ phần niêm

Tài liệu tham khảo Tiếng Anh

1. Agrawal, A., Jayaraman, N., The dividend policy of all equity firms a direct test

of the free cash flow theory, Managerial and decision economics, 15, 1994, tr.

139 - 148.

2. Alli, K. L., Khan, A. Q., Ramirez, G. G., Determinants of corporate dividend policy: A factorial analysis, Financial Review, 28(4), 1993, tr. 523 - 547.

3. Al-Malkawi, H. A. N., Determinants of corporate dividend policy in Jordan: an

application of the Tobit model, Journal of Economic and Administrative

Sciences, 23 (7), 2007, tr. 177 - 195

4. Al-Malkawi, H. A. N., Factors Influencing Corporate Dividend Decision: Evidence from Jordanian Panel Data, International Journal of Business, 13 (2),

2008, tr. 177 - 195.

5. Al-Nawaiseh, M., Dividend policy and ownership structure: An applied study on

industrial companies in Amman stock exchange, Journal of management

research, 5 (2), 2013, tr. 83 - 106.

6. Al-Sharkas, A. A., Al-Zoubi, M., Stock Prices and Inflation: Evidence from Jordan, Saudi Arabia, Kuwait, and Morocco, Working Papers No.653, Economic (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Research Forum, revised 12 Jan 2011.

7. Amihud, Y., Murgia, M., Dividends, Taxes, and Signaling: Evidence from Germany, Journal of Finance, 51 (1), 1997, tr. 397 - 408.

8. Asad, M., Yousef, S., Impact of leverage on dividend payment behavior of Pakistani manufacturing firms, International Journal of Inovation and Applied

Studies, 6 (2), 2014, tr. 216 - 221;

9. Asif A., Rasool W., Kamal Y., Impact of financial leverage on dividend policy:

Empirical evidence from Karachi Stock Exchange-listed, African Journal of

Business Management, 5 (4), 2011, tr. 1312 - 1324

10. Baker và cộng sự, A suvery of management veiws on dividend policy, Financial Management, 14 (3), 1985, tr.78 - 84.

11. Baker, H. K., Powell, G. E., Demerminants of coporate dividend policy: A survey

of NYSE firms, Financial practice and education, 10, 2000, tr.29 - 40.

12. Baker, H. K., Veit, E. T., Factors Influencing Dividend Policy Decisions of Nasdaq Firms, Financial Review 36 (3), 2001, tr. 19 - 37.

13. Baskin, J. B., Miranti, P. J., A History of Corporate Finance, Cambridge

University Press, Cambridge 1997.

14. Bernstein, P. L., Dividends: The Puzzle, Journal of applied corporate finance, 9, 1996, tr. 16 - 22.

15. Black, F., Scholes, M., The Effects of Dividend Policy on Common Stock Prices

and Returns, Journal of Financial Economics, 1 (1), 1974, tr.1 - 22

16. Bogna K. J., Determinants of Dividend Policy: Evidence from Polish Listed Companies, Procedia Economics and Finance, 23, 2015, tr. 473 – 477.

17. Bose, S., Husain, Z., Asymmetric Dividend Policy of Indian Firms: An Econometric Analysis, International Journal of Applied Economics and Finance, 5, 2011, tr. 200-212.

18. Brealey, R., Myers, S., Allen, F., Mohanty, P., Principles of Corporate Finance, McGraw-Hill Education, 1996.

19. Brigham, E. F., Houston, J. F., Dasar-dasar Manajemen Keuangan, Salemba

Empat, Jakarta 2010.

20. Brigham, E. F., Houston, J. F., Essentials of Financial Management, Cengage

Learning Asia Pte Ltd, 2010

21. Bryman, A., Bell, E., Business research methods, Oxford university press, 2015. 22. Cavusgil, S. T., Riesenberger, J., Riesenberger, J., Conducting Market Research

for International Business, Business Expert Press, New York 2009.

23. Chen, D. H., Liu, H. H & Huang, C. T., The Announcement Effect of Cash Dividend Changes on Share Prices: An Empirical Analysis of China, The

24. Chen, J., & Dhiensiri, N., Determinants of dividend policy: The evidence from

New Zealand, International Research Journal of Finance and Economics, 34,

2009, tr. 18 - 28.

25. Creswell, J. W., Research Design: Qualitative, Quantitative, and Mixed Methods (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Approaches, SAGE Publications, 4th Edition, London 2013.

26. Damodaran, A., (2011), Dividend Policy for the 21st century,

http://aswathdamodaran.blogspot.com/2011/02/dividend-policy-for-21st- century.html truy cập ngày 20/03/2021.

27. Denis, D. J., Osobov, I., Why do firms pay dividends? International evidence on

the determinants of dividend policy, Journal of Financial economics, 89 (1), 2008,

tr. 62 - 82.

28. Easterbrook, F. H., Two Agency-Cost Explanations of Dividends, American

Economic Review, 74 (4), 1984, tr. 650 - 659.

29. Edmund, N. K. N., Determinants of Dividend Policy among Banks Listed on the

Ghana Stock Exchange, Journal of Business & Financial Affairs, 7(1), 2018,

tr.314.

30. Faccio, M., Lang, L. H. P., Young, L., Dividends and expropriation, American Economic Review, 91 (1), 2001, tr. 54 - 78.

31. Fama E. F., Stock Returns, Real Activity, Inflation, and Money, American

Economic Review, 71 (4), 1981, tr. 545 - 565.

32. Frankfurter, G. M., Wood, B. G., Dividend policy theories and their empirical

tests, International Review of financial analysis, 11 (2), 2002, tr. 111 - 138.

33. Gaver, J., Gaver, K., Additional evidence on the association between the investment opportunity set and corporate financing, dividend, and compensation policies, Journal of accounting and economics, 16(1), 1993, tr. 125-160.

34. Gangil, R., Nathani N., Determinants of dividend policy: A study of FMCG sector

in India, IOSR Journal of Business and Management (IOSR-JBM), 20 (2), 2018,

35. Ghosh, C., Woolridge, J. R., An Analysis Of Shareholder Reaction To Dividend

Cuts And Omissions, Journal of Financial Research, 11 (4), 1988, tr. 281 - 294.

36. Gill, A., N. Biger and R. Tibrewala, Determinants of dividend payout ratios: Evidence from United States, The Open Business Journal, 2010, tr. 8 - 14.

37. Gill, J., Johnson, P. (2010), Research methods for managers, Sage Publications, London 2010.

38. Gordon, M. J., Optimal Investment and Financing Policy, The Journal of

Finance, 18 (2), 1963, tr. 264 - 272.

39. Haleem, F., và cộng sự, Modeling Dividend Behavior in Pakistan, Information Management and Business Review, 3 (6), 2011, tr. 289 - 301.

40. Hashemijoo, M., Ardekani, A. M., Younesi, N., The impact of dividend policy on

share price volatility in the Malaysian Stock Market, Journal of Business, 4 (1),

2012, tr. 111-129

41. Hayes, A., (2021), Liquidity, Investopedia, tại địa chỉ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

https://www.investopedia.com/terms/l/liquidity.asp truy cập ngày 24/03/2021. 42. Holder, M.E., Langrehr, F.W., Hexter, J.L., Dividend policy determinants: an

investigation of the influences of stakeholder theory, Financial Management,

27(3), 1998, tr. 73 - 82.

43. Ho, H., Dividend policies in Australia and Japan, International advances in

Economic research, 9 (2), 2003, tr. 31 - 100.

44. Hussainey, K., Mgbame, C.O., Chijoke-Mgbame, A.M., Dividend policy and share price volatility: UK evidence, Journal of risk finance, Emerald Group

Publishing, 12 (1), 2011, tr. 57 - 68.

45. Jabbouri, I., Determinants of Corporate Dividend Policy in Emerging Markets:

Evidence from MENA Stock Markets, Research in International Business and

46. Jensen, G. R., Solberg, D. P., Zon, T. S., Simultaneous determination of insider

ownership, debt and dividend policies, Journal of financial and quantitavie

analysis, 27 (2), 1992, tr. 247 - 263.

47. Jensen, M. C., Meckling, W. H., Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure, Journal of Financial Economics, 3, 1976, tr.305 –

360.

48. Jense, M. C., Agency Costs of Free Cash Flow, Corporate Finance, and Takeovers, The American Economic Review, 76, 1986, tr. 323 - 329.

49. Kalay, A., Signaling, Information Content, and the Reluctance to Cut Dividends, The Journal of Financial and Quantitative Analysis, 15(4), 1980, tr.855 - 869. 50. Kania, S. L., Bancon, F. W, What factors motivate the corporate dividend

decision, ASBBS E-Journal, 1, 2005, tr. 97 - 107.

51. Komrattanapanya, P., Suntraruk, P., Factors Influencing Dividend Payout in Thailand: A Tobit Regression Analysis, International journal of accounting and

Một phần của tài liệu Phân tích những nhân tố tác động đến chính sách cổ tức tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 92 - 153)