Sau khi cắt giảm lượng vốn tín dụng hằng năm đối với các doanh nghiệp nhà nước làm ăn không hiệu quả, ngân hàng bắt đầu chú trọng đến cho vay kinh tế cá thể. Đây là lĩnh vực kinh tế có đông khách hàng và luôn chiếm tỷ trọng cho vay cao nhất so với các thành phần kinh tế khác. Tại ngân hàng Công Thương, doanh số cho vay kinh tế cá thể được tổng hợp theo thời gian cho vay và theo mục đích vay vốn của khách hàng.
4.3.1.1. Doanh số cho vay kinh tế cá thể theo thời gian.
Nếu xét theo thời gian, các khoản tín dụng cá thể có thể chia thành ngắn, trung và dài hạn. Trong 3 năm qua, khu vực kinh tế cá thể trên địa bàn tỉnh phát triển khá sôi nổi, nhu cầu vốn đầu tư gia tăng nên tổng doanh số cho vay kinh tế cá thểđã tăng lên rất nhanh, đặc biệt là doanh số cho vay ngắn hạn.
Năm 2005 tổng doanh số cho vay cá thể tăng 218.296 triệu đồng, tỷ lệ tăng lên tới 44,4%, trong đó cho vay ngắn hạn tăng 215.401 triệu đồng, tăng 47,4%, cho vay trung và dài hạn chỉ tăng 2.895 triệu đồng, tăng 7,7% (xem bảng 6). Doanh số cho vay ngắn hạn trong năm tăng cao do chi nhánh mở rộng tín dụng hỗ trợ sản xuất các mặt hàng trọng điểm của tỉnh như: gạo, gốm sứ, gạch ngói, các mặt hàng thủ công đang có nhu cầu tiêu thụ cao. Nhiều cửa hàng kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, tiêu dùng, dịch vụ cũng có nhu cầu vốn để trang trãi cho các khoản chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của cửa
hàng. Chính vì vậy, doanh số cho vay ngắn hạn trong năm tăng lên rất cao. Bên cạnh đó, doanh số cho vay trung & dài hạn cũng tăng do trong năm chi nhánh đã cấp tín dụng cho một số cơ sở sản xuất có nhu cầu vay vốn để mở rộng cơ sở sản xuất, nâng cao sản lượng để phục vụ nhu cầu tiêu thụ trên thị trường. Do là những khách hàng truyền thống, tạo được uy tín đối với chi nhánh ngân hàng nên được ngân hàng chú trọng trong việc cấp vốn hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh của họ. Sang năm 2006, nguồn vốn tín dụng của ngân hàng dành cho kinh tế cá thể tiếp tục tăng. Tuy không bằng năm trước nhưng mức tăng như vậy cũng khá cao. Tổng doanh số cho vay cá thể tăng 148.216 triệu đồng, trong đó cho vay ngắn hạn tăng 147.336 triệu đồng, riêng cho vay trung & dài hạn chỉ tăng 880 triệu đồng. Do tích lũy lợi nhuận từ năm trước nên nhu cầu vốn hỗ trợ từ phía ngân hàng giảm.
Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY KINH TẾ CÁ THỂ THEO THỜI GIAN.
ĐVT: Triệu đồng. 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 2004 2005 2006
Trung & dài hạn Ngắn hạn
HÌNH 4: DOANH SỐ CHO VAY KINH TẾ CÁ THỂ THEO THỜI GIAN
Doanh số cho vay kinh tế cá thể liên tục tăng cho thấy số lượng khách hàng đến với ngân hàng ngày càng nhiều. Khu vực kinh tế cá thể phát triển đa dạng các ngành nghề nhưng phần lớn là các ngành nghề có chu kỳ vốn ngắn nên So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 CHỈ TIÊU 2004 2005 2006 ST % ST % Ngắn hạn 454.330 669.731 817.067 215.401 47,4 147.336 22,0 Trung & dài hạn 37.644 40.539 41.419 2.895 7,7 880 2,2 Tổng 491.974 710.270 858.486 218.296 44,4 148.216 20,9
Triệu đồng
Năm
Nguồn: phòng khách hàng.
việc cho vay các cá thể của ngân hàng thường tập trung cho vay ngắn hạn. Ngoài ra, đối với các khoản tín dụng trung và dài hạn khả năng xảy ra rủi ro mất vốn cao hơn nên ngân hàng phải cân nhắc thận trọng trước khi cho khách hàng vay vốn. Điều này làm hạn chế các khoản tín dụng trung & dài hạn của ngân hàng. Hiện nay, vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là vốn ngắn hạn, nên đầu tư vốn tín dụng ngắn hạn nhiều sẽ rất an toàn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
4.3.1.2. Doanh số cho vay kinh tế cá thể theo mục đích sử dụng vốn.
Nếu xét theo mục đích sử dụng vốn, các khoản tín dụng của ngân hàng có thể chia thành mục đích sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, nhà ở. Trong 3 năm qua doanh số cho vay theo từng mục đích sử dụng vốn có xu hướng tăng. Mức tăng cụ thểđược biểu hiện qua bảng số liệu dưới đây.
Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY KINH TẾ CÁ THỂ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN. ĐVT: Triệu đồng. So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 CHỈ TIÊU 2004 2005 2006 ST % ST % Sản xuất 167.100 245.210 306.176 78.110 46,7 60.966 24,9 Kinh doanh 309.159 442.050 524.699 132.891 43,0 82.649 18,7 Tiêu dùng 15.715 18.352 21.891 2.637 16,8 3.539 19,3 Nhà ở - 4.658 5.720 - - 1.062 22,8 Tổng 491.974 710.270 858.486 218.296 44,4 148.216 20,9 Nguồn: phòng khách hàng Về Nhu cầu vốn sản xuất:
Nhóm khách hàng vay vốn cho mục đích sản xuất bao gồm các hộ nông dân sản xuất nông nghiệp và các cơ sở sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như bánh trung thu, nem, gốm sứ, gạch ngói, các vật dụng bằng tre, nứa,… Với ưu thế của một tỉnh nông nghiệp đã hỗ trợ rất lớn về nguồn nguyên vật liệu cho các cơ sở sản xuất. Họ chỉ gặp khó khăn ở phần nguồn vốn để tiến hành sản xuất và ngân hàng là nơi có thể hỗ trợ vốn cho họ. Trong thời gian qua, nhiều cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh đã trở thành những khách hàng quen thuộc của chi nhánh ngân
hàng Công Thương Vĩnh Long. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các cơ sở sản xuất ngày càng phát triển. Nhu cầu vốn đầu tư của họ cũng ngày một tăng, do đó các khỏan tín dụng của chi nhánh dùng để hỗ trợ vốn cho nhu cầu sản xuất cũng tăng theo. Đặc biệt trong năm 2005, các mặt hàng tiêu dùng như gạo, gốm sứ và các mặt hàng thủ công đan lát tre, nứa, lục bình…có nhu cầu xuất khẩu lớn nên nhiều cơ sở sản xuất cần lượng vốn vay lớn mở rộng cơ sở, nâng cao sản lượng. Bên cạnh đó, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp cũng đang phát triển khá nhanh trong thời gian gần đây. Các sản phẩm nông nghiệp làm ra không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân trong tỉnh mà còn phục vụ cho xuất khẩu. Nhiều hộ nông dân trong tỉnh đã được chi nhánh cấp tín dụng hỗ trợ phát triển sản xuất nhưđầu tư phát triển các mô hình chuyên canh vườn cây ăn trái, ao cá nước ngọt, đặc biệt là ao cá tra, cá basa ở vùng ven khu vực Bắc Cổ Chiên. Nhiều hộđã sử dụng vốn vay hiệu quả và mang lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình. Điều này đã tạo thêm động lực phát triển kinh tế gia đình cho các hộ nông dân khác và làm cho nhu cầu vốn phát triển sản xuất nông nghiệp tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu đó, chi nhánh đã mở rộng tín dụng vào lĩnh vực nông thôn, nguồn vốn tín dụng hàng năm dùng để hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp ngày một tăng. Năm 2005, doanh số cho vay phát triển sản xuất cho các hộ nông dân và các cơ sở sản xuất đạt 245.210 triệu đồng, tăng 78.110 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 46,7%. Sang năm 2006, chi nhánh tiếp tục hỗ trợ vốn mở rộng cơ sở hoạt động cho các cơ sở sản xuất bánh trung thu trong tỉnh, như cơ sở sản xuất bánh Tân Huê Viên, Cô Châu. Tuy không nổi tiếng như các thương hiệu Kinh Đô, Đồng Khánh nhưng các cơ sở sản xuất bánh trong tỉnh được nhiều người dân lựa chọn do chất lượng khá tốt và giá cả phù hợp. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng tiếp tục hỗ trợ vốn cho các hộ nông dân phát triển mô hình chuyên canh cây cam sành, bưởi Năm Roi, xoài cát,... Đây là các loại trái cây có nhu cầu xuất khẩu cao. Do đó mặc dù không tăng mạnh như năm trước nhưng doanh số cho vay phát triển sản xuất của năm 2005 cũng khá cao, tăng 60.966 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 24,9%.
0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 2004 2005 2006 Sản xuất Kinh doanh Tiêu dùng Nhà ở
Nhu cầu vốn kinh doanh:
Trong 3 năm qua, nguồn vốn tín dụng của chi nhánh dùng để hỗ trợ phát triển kinh doanh liên tục tăng, đặc biệt tăng cao trong năm 2005. Nguyên nhân là do nhiều cửa hàng bách hoá, các sạp kinh doanh trong các trung tâm chợ lớn, các shop giày, dép, quần áo thời trang,... có nhu cầu vay vốn nhiều hơn năm trước. Đặc biệt vào các dịp lễ, tết nhu cầu tiêu dùng tăng cao, hầu hết các hộ kinh doanh đều cần số vốn lớn để trang bị đầy đủ các loại hàng hoá để phục vụ tối đa nhu cầu chi tiêu của người dân trong tỉnh. Cũng trong năm 2005, ngân hàng đã cấp lượng vốn tín dụng lớn cho nhiều nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ có nhu cầu vay vốn để đổi mới các thiết bị, đồ dùng tiện nghi trong sinh hoạt. Bên cạnh đó chi nhánh cũng hỗ trợ vốn cho một số khách hàng có nhu cầu mở cửa hàng dịch vụ vi tính, quán ăn, quán giải khát trong khu vực trung tâm thị xã. Do đó, nguồn vốn giải ngân trong năm tăng cao, tăng 132.891 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 43%. Sang năm 2006, ngân hàng cũng tiếp tục hỗ trợ vốn phát triển kinh doanh cho nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn tìm đến ngân hàng. Tuy nhiên, do tích luỹ lợi nhuận từ năm trước, nhiều hộ kinh doanh đã tự chủ được một phần vốn đầu tư cho năm sau nên nhu cầu vốn hỗ trợ từ phía ngân hàng giảm đi. Năm 2006 doanh số cho vay tăng 82.649 triệu đồng, tăng 18,7% so với năm 2005.
Triệu đồng
Năm
Hình 5:DOANH SỐ CHO VAY KINH TẾ CÁ THỂ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN.
Nguồn: phòng khách hàng.
Nhu cầu tiêu dùng: Doanh số cho vay tiêu dùng tăng do nhu cầu vay vốn cho mục đích tiêu dùng tăng. Trong 3 năm qua, kinh tế Vĩnh Long không ngừng phát triển với tốc độ tăng trưởng trên 8%. Thu nhập của người dân trong tỉnh ngày càng tăng, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao. Nhiều nhu cầu chi tiêu khác nhau phát sinh từ cuộc sống hằng ngày như: nhu cầu mua sắm phương tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt, học tập, du lịch,... Nhưng với thu nhập hiện tại họ phải mất vài năm tiết kiệm mới có đủ số tiền chi tiêu cho các nhu cầu trên. Do đó, họ đã tìm đến ngân hàng xin vay vốn. Ưu điểm của nhóm khách hàng này là họ có thu nhập ổn định. Căn cứ vào thu nhập này, ngân hàng sẽ cấp một hạn mức tối đa mà ngân hàng có thể cho khách hàng vay vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ, vừa đảm bảo cho khách hàng có đủ khả năng chi trả. Bên cạnh đó, do quy mô các khoản vay thường nhỏ, khách hàng vay tiêu dùng thường ít quan tâm đến lãi suất mà thường quan tâm đến việc có thể thỏa mãn nhu cầu chi tiêu và số tiền họ phải thanh toán định kỳ. Dựa vào đặc điểm này ngân hàng có thể cho vay với lãi suất cao hơn lãi suất cho vay khác. Thấy được những mặt tích cực này, trong thời gian qua, ngân hàng đã đẩy mạnh lĩnh vực cho vay này. Làm như vậy, ngân hàng vừa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, vừa đa dạng đối tượng cho vay và tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Khách hàng mà ngân hàng hướng đến là các cán bộ, công nhân viên có thu nhập ổn định. Khi có nhu cầu, họ có thể đến ngân hàng xin vay vốn mà không cần dùng tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh. Ngân hàng sẽ cho họ vay vốn nếu họ chứng minh được nguồn thu nhập ổn định đảm bảo khả năng chi trả và cam kết sẽ dùng một phần trong nguồn thu nhập này để trả nợ cho ngân hàng. Hay nói cách khác, ngân hàng cấp tín dụng cho họ dưới hình thức tín chấp. Ngoài đối tượng cán bộ, công nhân viên, mọi khách hàng khác đều có thể vay tiêu dùng nhưng phải có tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, hầu như các cán bộ, nhân viên của các công ty ngoài quốc doanh tiếp cận với lĩnh vực vay tiêu dùng rất ít vì tâm lý họ lo ngại đem tài sản thế chấp cho ngân hàng khi món vay nhỏ, họ thích được vay tín chấp hơn. Còn ngân hàng thì chưa có gì đảm bảo chắc nên không dám cho họ vay tín chấp. Chính vì vậy, lĩnh vực cho vay tiêu dùng hiện nay ở chi nhánh còn hạn chế và đa số là phục vụ cho các cán bộ công chức nhà nước. Lượng vốn tín dụng hàng năm có tăng nhưng tổng số vốn cho vay còn hạn chế.
Nhu cầu về nhà ở: Trước đây khi có nhu cầu về sửa chữa, xây dựng nhà ở người ta thường vay mượn từ người khác hoặc tựđể dành, rất ít vay tiền từ ngân hàng. Khoảng từ năm 2004 trở lại đây, các dịch vụ tiện ích của ngân hàng đã phát triển với tốc độ khá cao, đã tạo điều kiện cho người dân dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng cho nhu cầu cải thiện cuộc sống, trong đó có nhu cầu về nhà ở. Khi chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao thì nhu cầu này càng phát triển. Do đó, nhiều ngân hàng đang hướng tới việc cấp tín dụng đáp ứng nhu cầu về xây dựng, sửa chữa nhà ở cho các hộ gia đình và cá nhân như: Ngân hàng Nông nghiệp & phát triển nông thôn, Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, ngân hàng Kỹ thương, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, ngân hàng Công thương Việt Nam,... Tại chi nhánh ngân hàng Công Thương Vĩnh Long, từ năm 2005 ngân hàng đã bước đầu tiếp cận với hoạt động cho vay về lĩnh vực nhà ở. Tuy nhiên, các khoản cho vay để mua nhà, xây dựng hoặc sửa chữa lớn về nhà ở trong thời gian qua chủ yếu là triển khai thực hiện chính sách của nhà nước, ưu tiên cho các cán bộ, công chức nhà nước nên số lượng vay vốn còn hạn chế. Năm 2005, doanh số cho vay đạt 4.658 triệu đồng. Đến cuối năm 2006, mức cho vay tăng lên 5.720 triệu đồng, tức tăng 1.062 triệu đồng so với năm 2005 với tỷ lệ tăng là 22,8% .
Mặc dù năm vừa qua doanh số cho vay kinh tế cá thể tăng nhanh nhưng so với tổng doanh số cho vay tất cả các thành phần kinh tế thì doanh số cho vay cá thể vẫn còn thấp chỉ chiếm trên 40% trên tổng doanh số cho vay toàn ngành, trong khi khách hàng của đối tượng kinh tế này rất đa dạng. Chính vì vậy, Ban lãnh đạo ngân hàng cần đưa ra mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng cá thể trong năm tới.
Tuy nhiên, không phải vì muốn gia tăng doanh số cho vay mà ngân hàng lơ là trong việc xem xét các yêu cầu vay vốn của khách hàng. Ngược lại trong bối cảnh hội nhập hiện nay, ngân hàng cần phải xem xét thận trọng các khoản cho vay để nâng cao chất lượng tín dụng đáp ứng yêu cầu cổ phần hoá ngân hàng sắp tới. Thực tế ngân hàng vẫn còn gặp phải hai vấn đề khó khăn ảnh hưởng đến việc gia tăng doanh số cho vay xuất phát từ cả hai phía ngân hàng và khách hàng đó là uy tín khách hàng và vấn đề tài sản đảm bảo vay vốn. Đặc thù riêng của sản