NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng đối với thành phần kinh tế cá thể tại ngân hàng công thương chi nhánh vĩnh long ọc liệu đh cần thơ tài liệu học tập và nghiên (Trang 28 - 35)

3.6.1. Thun li

Là một trong những ngân hàng nhà nước lớn đóng trên địa bàn tỉnh, ngân hàng Công Thương Vĩnh Long có một số thuận lợi như sau:

- Ngân hàng nằm trên trục lộ chính, giữa trung tâm thị xã nên thuận lợi cho khách hàng đến giao dịch.

- Uy tín ngân hàng ngày càng được nâng cao thông qua doanh số huy động ngày càng gia tăng, số lượng khách hàng đến vay vốn, giao dịch ngày càng nhiều.

- Ngân hàng luôn có chính sách khen thưởng đối với những cán bộ, công nhân viên ngân hàng có những thành tích hoạt động tốt. Phần lớn họ là những cán bộ trẻ, có năng lực và nhiệt huyết với nghề, được bồi dưỡng và đào tạo hằng năm.

- Ngân hàng có 6 phòng giao dịch đặt tại các khu vực đông dân cư trong toàn thị xã và các huyện, trong đó có phòng giao dịch khu công nghiệp Hòa Phú vừa được khai trương ngay trong ngày 01/01/2007. Đây là khu công nghiệp lớn của tỉnh thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đến nay đã có 5 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và trên 16 doanh nghiệp trong nước tham gia vào khu công nghiệp. Vì vậy, phòng giao dịch sẽ là điểm cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu các doanh nghiệp trong khu công nghiệp và hứa hẹn sẽ thu được nhiều phí dịch vụ nhất so với các nơi khác.

- Ngân hàng sắp được trang bị thêm 3 máy rút tiền tự động, tạo thêm thuận lợi cho khách hàng giao dịch qua máy.

- Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Đầu tư & phát triển và ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn đã được nối mạng với nhau, đây sẽ là bước tiến cho hoạt động thẻ của ngân hàng.

3.6.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi, ngân hàng cũng đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động như:

- Từ cuối năm 2006, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện thêm một số ngân hàng thương mại cổ phần khác như ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín, ngân hàng Đông Á, ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn. Đối thủ cạnh tranh với chi nhánh ngân hàng ngày càng nhiều, làm cho thị phần hoạt động của ngân hàng ít nhiều bịảnh hưởng.

- Sự có mặt của công ty bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện, gây khó khăn cho ngân hàng trong công tác huy động vốn.

3.7. ĐỊNH HƯỚNG HOT ĐỘNG NĂM 2007.

Căn cứ vào tinh thần chỉ đạo của Ngân hàng Công Thương Việt Nam và tình hình thực tế cạnh trạnh tại địa phương, chi nhánh đề ra phương hướng hoạt động kinh doanh năm 2007 như sau:

1. Đối với công tác huy động vốn, xác định đây là công tác trọng tâm trong năm 2007, trên cơ sởđó tiếp tục thực hiện các biện pháp linh hoạt huy động vốn phù hợp với cung cầu theo hướng tính cực có lợi cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Tuy nhiên, hiện nay do nhiều ngân hàng thương mại cùng hoạt động trên một địa bàn, vì vậy việc cạnh tranh rất quyết liệt. Trước mắt, chi nhánh cần đạt mức tăng trưởng huy động vốn khoảng 5-10%, tương đương với mức huy động vốn khoảng 559.576 – 586.223 triệu đồng.

2. Nâng cao chất lượng thẩm định và cho vay, tiếp tục mở rộng và cho vay đối với các thành phần kinh tế, giữ vững và phát triển thị phần cho vay đối với các doanh nghiệp dân doanh, các hộ cá thểđăng ký kinh doanh. Cho vay doanh nghiệp nhà nước có đảm bảo bằng tài sản. Tốc độ tăng trưởng tín dụng khoảng 10-15%, lượng vốn tín dụng của năm sau đạt được khoảng 2.173 - 2.271 tỷđồng.

3. Tiếp tục phát triển các dịch vụ chuyển tiền kiều hối, dịch vụ thẻ ATM, thẻ tín dụng và các dịch vụ tiện ích khác. Triển khai các dịch vụ thanh tóan hàng hóa bằng thẻ ATM, phone-bankinh, internet-banking.

4. Đẩy mạnh công tác thu hồi nợđến hạn và quá hạn, đạt tỷ lệ nợ xấu dưới 2% trên tổng dư nợ.

5. Thực hành tiết kiệm chi tiêu, tăng các nguồn thu, phấn đấu đạt chỉ tiêu lợi nhuận năm 2007 tăng 8-10%, tức lợi nhuận đạt được từ 24.895 đến 25.356 triệu đồng.

Chương 4

THC TRNG HOT ĐỘNG TÍN DNG ĐỐI VI THÀNH PHN KINH T CÁ TH

4.1. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VN

Hiện nay, lợi nhuận của ngân hàng được hình thành chủ yếu từ hoạt động tín dụng. Thông qua hoạt động này ngân hàng Công Thương đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Để cấp tín dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh ởđịa phương, ngân hàng sử dụng chủ yếu từ nguồn vốn huy động được. Nghiệp vụ huy động vốn được thực hiện thông qua mở tài khoản thực hiện thanh toán cho khách hàng, huy động các loại tiền gửi định kỳ có lãi và phát hành kỳ phiếu ngân hàng. Tình hình huy động thực tếđược thể hiện qua bảng số liệu sau: Bng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VN CA NGÂN HÀNG. ĐVT: Triệu đồng. So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 ST % ST % TG DN 139.816 150.937 169.126 11.121 8,0 18.189 12,1 Không kỳ hạn 84.214 92.659 95.133 8.445 10,0 2.474 2,7 Có kỳ hạn 55.602 58.278 73.993 2.676 4,8 15.715 27,0 TG tiết kim 220.299 284.865 321.776 64.566 29,3 36.911 13,0 Không kỳ hạn 8.966 4.480 1.937 -4.486 -50,0 -2.543 -56,8 Có kỳ hạn 211.333 280.385 319.839 69.052 32,7 39.454 14,1 K phiếu 25.535 26.328 47.797 793 3,1 21.469 81,5 Tng 385.650 462.130 538.699 76.480 19,8 76.569 16,6 Nguồn: Phòng kế toán.

Trong những năm qua kinh tế Vĩnh Long không ngừng phát triển, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, thu nhập ngày càng tăng. Nhiều người có số tiền nhàn rỗi tạm thời chưa sử dụng đến, họ thường lựa chọn cách

gửi vào ngân hàng để hưởng lãi. Vì thế mà tiền gửi của dân cư tại ngân hàng ngày càng tăng, đặc biệt là tiền gửi có kỳ hạn. Với chính sách lãi suất hấp dẫn, nhiều mức thời hạn gửi tiền (như kỳ hạn 1 tháng đến 13 tháng, 15 tháng, 18 tháng, 24 tháng, 36 tháng), kèm theo hình thức tặng quà có giá trị đã lôi kéo khách hàng chuyển từ tiền gửi không kỳ hạn sang tiền gửi có kỳ hạn. Các khoản tiền gửi không kỳ hạn của dân cư ngày càng giảm, các khoản tiền gửi có kỳ hạn ngày càng tăng. Bên cạnh đó, tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp cũng tăng đáng kể, đặc biệt trong năm 2006 tăng 15.715 triệu đồng. Nguyên nhân là do giá cả nhiều mặt hàng gia tăng, chi phí sản xuất tăng làm cho việc đầu tư mở rộng sản xuất gặp nhiều khó khăn, thêm vào đó một số doanh nghiệp tạm thời chưa có nhu cầu đầu tưđổi mới máy móc, trang thiết bị cho sản xuất,… nên số vốn nhàn rỗi của họ tạm thời gửi vào ngân hàng để hưởng lãi. Ngoài hai loại tiền gửi trên thì kỳ phiếu ngân hàng cũng ngày càng tăng, đặc biệt năm 2006 tăng 81,5% so với năm 2005. Tuy nhiên, việc tăng huy động vốn bằng kỳ phiếu ngân hàng chưa thể nói lên được công tác huy động vốn của ngân hàng không hiệu quả, bởi kênh huy động vốn này vẫn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng vốn huy động (gần 9%).

Hình 2 sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn về tình hình huy động vốn của ngân hàng Công Thương Vĩnh Long trong thời gian qua.

0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 2004 2005 2006 TG DN TG dân cư Kỳ phiếu Tổng HÌNH 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VN CA NGÂN HÀNG TRONG 3 NĂM QUA. Triệu đồng Năm

Số dư huy động vốn năm 2006 tại địa phương của các ngân hàng thương mại đạt khoảng 2.456 tỷ đồng/6 ngân hàng, trong đó, ngân hàng Công Thương Vĩnh Long chiếm 22% thị phần, Ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển chiếm 16%, ngân hàng Nông Nghiệp & phát triển nông thôn chiếm 54%, còn lại là của các ngân hàng thương mại khác.

Có thể thấy công tác huy động vốn luôn được ban lãnh đạo ngân hàng Công Thương Vĩnh long chú trọng nên kết quả đạt được khá tốt đứng thứ 2 so với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn. Riêng ngân hàng Nông Nghiệp do mạng lưới được mở rộng đến tận xã nên thị phần huy động vốn rất cao (xem hình 3).

Hình 3: TH PHN HUY ĐỘNG VN CA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN

ĐỊA BÀN TNH VĨNH LONG.

Nguồn: ngân hàng nhà nước tỉnh.

Nhìn chung, mặc dù lượng vốn huy động của ngân hàng liên tục tăng trong những năm qua nhưng thực tế lại chưa đáp ứng đủ vốn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng phải thường phải sử dụng vốn điều chuyển từ nơi khác đến với mức lãi suất cao hơn lãi suất mà ngân hàng huy động được. Điều này làm cho chi phí hoạt động kinh doanh của ngân hàng tăng. Chính vì vậy, ban lãnh đạo ngân hàng luôn tìm mọi cách đểđẩy mạnh công tác huy động vốn. Tuy nhiên, việc huy động vốn hiện nay đang gặp nhiều khó khăn không chỉ đối với ngân hàng Công Thương Vĩnh Long mà còn đối với các ngân hàng khác. Bởi theo xu hướng kinh tế hội nhập, người dân ngày càng có nhiều sự chủ động và linh hoạt lựa chọn các kênh khác nhau đểđầu tư vốn của mình chứ không phải chỉ có cách duy nhất là gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi. Đây là một thách

8% 54% 16% 22% NHĐT&PT NHCT NHNNg NH khác

thức lớn đối với hệ thống ngân hàng. Các kênh đầu tư vốn đang được người dân lựa chọn như sau:

- Mua bảo hiểm.

Hình thức mua bảo hiểm khá phổ biến hiện nay là mua bảo hiểm học tập cho con cái. Nhiều gia đình khá giả có nhu cầu tiết kiệm cho con cái vào đại học, họ thường lựa chọn hình thức đóng bảo hiểm cho con ngay từ lúc chúng còn học tiểu học. Họđược các nhân viên của công ty bảo hiểm đến tận nhà tiếp thị và thu tiền bảo hiểm hàng tháng. Nhu cầu này đã có nhiều trong thực tế và họ đã lựa chọn công ty bảo hiểm mà không lựa chọn ngân hàng vì công ty bảo hiểm đáp ứng nhu cầu về thời gian của họ, nếu chọn ngân hàng thì họ phải mất thời gian đến giao dịch tại trụ sở ngân hàng ngay trong giờ hành chính.

- Đầu tư kinh doanh dưới các hình thức như: mở cửa hàng, mua sạp trong các chợ, mở quán ăn, quán giải khát,…

- Đầu tư vốn cho người thân đi xuất khẩu lao động.

Theo thống kê của Sở lao động tỉnh, số lượng người đi xuất khẩu lao động trong tỉnh ngày càng nhiều. Hình thức này đã làm mất đi kênh thu hút vốn của ngân hàng.

- Đầu tư vào bất động sản, mua căn hộ chung cư, mua sắm trang thiết bị, dụng cụ gia đình cao cấp, nhu cầu vui chơi, giải trí, du lịch tăng cao,…

- Một số kênh thu hút tiền gửi khác như: tiết kiệm bưu điện, cửa hàng cho vay cầm đồ, cho vay nặng lãi, đầu tư mua sổ xố,…

Với bất cứ hình thức đầu tư nào họ không chỉ sử dụng vốn của gia đình, thu hút vốn của người thân mà còn sử dụng vốn vay ngân hàng. Do đó, trong thời gian tới có thể thấy được công tác huy động vốn của ngân hàng sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Điều này đòi hỏi ban lãnh đạo ngân hàng Công Thương Vĩnh Long phải xem xét đưa ra chiến lược huy động vốn hiệu quả tạo nguồn vốn ngày càng tăng cho hoạt động đầu tư của ngân hàng.

4.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOT ĐỘNG TÍN DNG NGÂN HÀNG QUA BA NĂM.

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng đối với thành phần kinh tế cá thể tại ngân hàng công thương chi nhánh vĩnh long ọc liệu đh cần thơ tài liệu học tập và nghiên (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)