Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng đối với thành phần kinh tế cá thể tại ngân hàng công thương chi nhánh vĩnh long ọc liệu đh cần thơ tài liệu học tập và nghiên (Trang 44 - 71)

Công tác thu hồi nợ có ý nghĩa rất quan trọng vì nó đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động tái đầu tư sinh lời của ngân hàng. Nếu đồng vốn mà ngân hàng đã chuyển giao quyền sử dụng cho khách hàng có thể thu hồi theo đúng thời hạn đã

thoả thuận trên hợp đồng tín dụng thì mới đảm bảo điều kiện vật chất cho sự duy trì và phát triển của ngân hàng.

Trong 3 năm vừa qua, công tác thu hồi nợ rất được sự quan tâm của ban lãnh đạo ngân hàng, nhờđó doanh số thu nợđạt được kết quả khá tốt.

4.3.2.1. Doanh s thu n kinh tế cá th theo thi gian

Doanh số thu nợ của ngân hàng có những biến động khá rõ rệt. Năm 2004 tổng vốn thu hồi từ kinh tế cá thể đạt 354.883 triệu đồng, trong đó thu nợ ngắn hạn là 296.610 triệu đồng, trung & dài hạn là 58.273 triệu đồng. Doanh số thu nợ trong năm thấp là do ngân hàng đã cho phép một số cơ sở sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệđược gia hạn vốn. Dịch cúm gia cầm, dịch bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá và cơn bão lớn đi qua đã làm ảnh hưởng đến các hộ chăn nuôi gia cầm, các hộ trồng lúa và hoa màu. Từđó làm cho công tác thu nợ của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên qua năm 2005 hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn có sự chuyển biến tốt. Nhiều khoản nợ cũ và mới được thu hồi làm cho doanh số thu nợ tăng lên rất cao. Năm 2005, nguồn vốn thu hồi đã tăng lên 342.132 triệu đồng, trong đó thu hồi các khoản nợ ngắn hạn tăng 339.055 triệu đồng, các khoản nợ trung & dài hạn tăng 3.077 triệu đồng. Sang năm 2006, nguồn vốn thu hồi tiếp tục tăng. Trong năm ngân hàng thu hồi được 813.184 triệu đồng, tăng 116.169 triệu đồng so với năm trước. Trong đó thu từ các khoản nợ ngắn hạn là 739.027 triệu đồng, tăng 103.362 triệu đồng, thu từ các khoản nợ trung & dài hạn là 74.157 triệu đồng, tăng 12.807 triệu đồng (xem bảng 7 và hình 7 về doanh số thu nợ).

BNG 7: DOANH S THU N KINH T CÁ TH THEO THI GIAN. ĐVT: triệu đồng. So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 CH TIÊU 2004 2005 2006 ST % ST % Ngắn hạn 296.610 635.665 739.027 339.055 114,3 103.362 16,3 Trung & dài hạn 58.273 61.350 74.157 3.077 5,3 12.807 20,9 Tổng 354.883 697.015 813.184 342.132 96,4 116.169 16,7

0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 2004 2005 2006

Trung & dài hạn Ngắn hạn

Từ việc tăng lên của doanh số thu nợ cho thấy ngân hàng đã có sự thận trọng trong việc xem xét các phương án sử dụng vốn vay của khách hàng trước khi chuyển giao quyền sử dụng vốn cho họ nên đã hạn chế phần nào khả năng không thu hồi được nợ. Ngoài ra, trong các điều khoản của hợp đồng tín dụng ngân hàng luôn ràng buộc điều kiện: "Khi khách hàng vi phạm các điều khoản của hợp đồng tín dụng thì ngân hàng được toàn quyền xử lý tài sản để thu hồi nợ", điều này làm tăng thêm thiện chí trả nợ của khách hàng.

4.3.2.2. Doanh s thu n kinh tế cá th theo mc đích s dng vn.

Doanh số thu nợ theo từng mục đích vay vốn có những chuyển biến tích cực, trong 3 năm qua số vốn thu hồi có xu hướng tăng. Tình hình tăng cụ thể như sau:

Lĩnh vc sn xut, kinh doanh:

Năm 2004 công tác thu hồi nợ của chi nhánh chưa đạt được kết quả như mong muốn. Số vốn thu hồi còn bị chậm trễ do nhiều khách hàng vay vốn không có khả năng thanh toán nợ khi đến hạn. Trong năm dịch cúm gia cầm bùng phát trên địa bàn, các vụ kiện bán phá giá cá tra, cá basa làm cho nhiều hộ nông dân mất đi nguồn thu nhập chính trả nợ ngân hàng. Một số cơ sở sản xuất do nguồn hàng xuất bán chưa thu tiền kịp nên chậm trễ trong việc thanh toán nợ ngân hàng. Bên cạnh đó, do công tác giải tỏa mặt bằng xây dựng trung tâm bách hóa, nhiều hộ kinh doanh tạm thời bị mất chỗ mua bán nên không có khả năng trả nợ ngân

Hình 6: DOANH S THU N KINH T CÁ TH THEO THI GIAN.

Nguồn: Phòng khách hàng

Triệu đồng

Năm

hàng. Vì vậy, doanh số thu nợ trong năm thấp. Sang năm 2005, ngân hàng có sự quan tâm nhiều hơn công tác thu hồi nợ. Đối với các khoản nợ đến hạn, ngân hàng tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ. Có khi cán bộ tín dụng phải đến tận nơi để hỗ trợ công tác chi trả nợ cho khách hàng. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất và hộ kinh doanh trên địa bàn trong năm hoạt động khá hiệu quả nên có nguồn thu nhập trả các khoản nợ cũ của kỳ trước và kỳ mới cho ngân hàng. Sau khi trung tâm bách hóa xây dựng xong, các hộ kinh doanh đã quay lại buôn bán và có phần nhộn nhịp hơn trước. Nhiều họ đã có nguồn thu nhập trả nợ ngân hàng. Chính vì vậy, số vốn thu hồi của ngân hàng đã tăng lên đáng kể. Mức vốn thu hồi trong năm ở lĩnh vực sản xuất tăng 130.990 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 118,2%, lĩnh vực kinh doanh tăng 207.677, tỷ lệ tăng là 89,1% (xem bảng 9 và hình 8). Qua năm 2006, công tác thu hồi nợ tiếp tục được đẩy mạnh, doanh số thu nợ của 2 lĩnh vực này tiếp tục tăng. Ở lĩnh vực sản xuất tăng 49.755 triệu đồng, ở lĩnh vực kinh doanh tăng 59.963 triệu đồng.

Lĩnh vc tiêu dùng và nhà :

Đa số khách hàng ở lĩnh vực vay tiêu dùng và nhà ở là các cán bộ công nhân viên nhà nước có thu nhập ổn định. Từ nguồn thu nhập này định kỳ hàng tháng họđều trích một khoản tiền để trả nợ dần cho ngân hàng nên hầu như các khoản nợđều được thu hồi đúng hạn. Trong thời gian qua do doanh số cho vay ngày càng tăng nên số vốn thu hồi về ngân hàng cũng tăng theo. Năm 2005, vốn thu hồi từ lĩnh vực vay tiêu dùng tăng 2.615 triệu đồng. Sang năm 2006, vốn thu hồi tăng 4.431 triệu đồng. Riêng lĩnh vực nhà ở trong năm ngân hàng đã thu hồi được 2.870 triệu đồng, tăng 2.020 triệu đồng.

Bng 8: DOANH S THU N KINH T CÁ TH THEO MC ĐÍCH S

DNG VN. ĐVT: Triệu đồng. So sánh 2005/2004 2006/2005 So sánh CH TIÊU 2004 2005 2006 ST % ST % Sản xuất 110.805 241.795 291.550 130.990 118,2 49.755 20,6 Kinh doanh 232.973 440.650 500.613 207.677 89,1 59.963 13,6 Tiêu dùng 11.105 13.720 18.151 2.615 23,5 4.431 32,3 Nhà ở - 850 2.870 - - 2.020 237,6 Tổng 354.883 697.015 813.184 342.132 96,4 116.169 16,7 Triệu đồng

Hình 8: DOANH S THU N KINH T CÁ TH THEO MC ĐÍCH S DNG VN.

Ngun: phòng khách hàng.

Đánh giá chung công tác thu hồi nợ của kinh tế cá thể:

Hệ số thu nợ cá thể của năm 2004 là 72,1%; năm 2005 là 98,1% và năm 2006 là 94,7%. Như vậy cho thấy thời gian qua công tác thu hồi nợ ngày càng được quan tâm nhiều hơn, khả năng thu hồi vốn của ngân hàng ngày càng tốt. Năm 2006 mặc dù hệ số thu nợ có giảm xuống nhưng hệ số này vẫn còn ở mức khá cao.

Tóm lại, thông qua sự tăng trưởng ổn định của doanh số thu nợ đối với khu vực kinh tế cá thể cho thấy hoạt động sản xuất, kinh doanh trong khu vực này đã có bước tiến triển khá, quy mô ngày được mở rộng, làm ăn có hiệu quả nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu nợ của ngân hàng. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn những trường hợp vốn của ngân hàng không thu hồi được do nguyên nhân khách quan như thời tiết, tình hình dịch bệnh, vụ kiện trong xuất khẩu… làm cho nguồn thu nhập của khách hàng bị mất và gây ra những khoản nợ tồn đọng trong ngân hàng. Đối với các khoản nợ này ngân hàng đã tiến hành các thủ tục pháp lý phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi vốn.

Tuy nhiên, công tác thu nợ từ việc xử lý tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất chưa mang lại hiệu quả như mong muốn cho ngân hàng. Bất cập trong xử lý tài sản đảm bảo thể hiện ở các quy định pháp luật và sự phức tạp trong thủ tục

0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 2004 2005 2006 Sản xuất Kinh doanh Tiêu dùng Nhà ở Năm

hành chính. Thông tư 03/2001/NHNN-BTP-BCA-TCĐC (Ngân hàng nhà nước - Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Tổng cục Địa chính) quy định tổ chức tín dụng không được trực tiếp bán hay nhận quyền sử dụng đất để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ bảo đảm. Thông tư này còn quy định: nếu không đạt được sự thoả thuận của các bên thì tổ chức tín dụng phải đưa ra bán đấu giá hoặc khởi kiện ra toà. Trên thực tế, nếu không đạt dược sự thoả thuận với khách hàng hay khách hàng không hợp tác, cố tình kéo dài thời gian trả nợ thì ngân hàng chỉ có cách chuyển hồ sơ khởi kiện. Luật pháp chưa hỗ trợđầy đủ cho ngân hàng chủ động xử lý tài sản đảm bảo mà không có sự can thiệp của toà án. Để có thể xử lý tài sản nhằm thu hồi nợ, ngân hàng phải thông qua một thủ tục hành chính là đăng ký bất động sản tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để biến tài sản đó thành tài sản của mình. Sau đó để có thểđấu giá quyền sử dụng đất thì ngân hàng phải gửi hồ sơđề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bán đấu giá quyền sử dụng đất. Đến đây, bộ phận thi hành án kết hợp với công an và cán bộ sở địa chínhtiến hành kiểm tra, đo đạc lại tài sản trước khi tiến hành bán đấu giá. Nếu bán được tài sản thì ngân hàng có thể thu hồi được vốn của mình. Nếu không bán được, ngân hàng phải tiến hành nhận lại tài sản đản bảo và tự xử lý tài sản để thu hồi vốn. Thực tế cho thấy ngân hàng phải mất nhiều thời gian mới bán được tài sản thậm chí là không thể bán được. Như vậy, mặc dù tài sản đã thuộc về ngân hàng nhưng ngân hàng không thể thu hồi được đồng vốn đã bỏ ra, hay nói nguồn vốn của ngân hàng đã bị đóng băng. Chẳng những ngân hàng phải tốn chi phí cho các thủ tục pháp lý mà còn phải mất nhiều thời gian cho quá trình xử lý tài sản đảm bảo. Ngay cả khi có được quyết định thi hành án của toà án, nhưng khâu thẩm định lại tài sản đảm bảo mất rất nhiều thời gian do cần có sự kết hợp của nhiều cơ quan chức năng cùng tiến hành giải quyết. Kế đến, ngân hàng phải tiếp tục chờđợi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bán đấu giá tài sản. Tóm lại các quy định về thủ tục xử lý tài sản đảm bảo và thủ tục phát mãi còn rất nhiều phức tạp. Các quyết định, bản án của toà án tỉnh được thi hành trên thực tế chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng số các quyết định, bản án có hiệu lực thi hành. Biện pháp dùng tài sản đảm bảo khi vay vốn tưởng như chắc chắn nhưng thực tế chưa mang lại hiệu quả thật sự cho ngân hàng trong việc xử lý tài sản thu

hồi nợ. Do đó, ngân hàng nhà nước cần sớm có biện pháp hỗ trợ tốt hơn cho công tác xử lý tài sản nhằm đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động của ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3.3. Tng dư n kinh tế cá th

Số dư nợ tại một thời điểm nhất định phản ảnh tổng số tiền thị trường còn nợ ngân hàng hay nói cách khác, nó phản ảnh số tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay và chưa thu hồi được. Số dư nợ lớn hay nhỏ chưa thể nói lên được nó tốt hay xấu. Nếu số dư nợ nhỏ là do không mở rộng hoạt động tín dụng, doanh số cho vay hằng năm thấp là không tốt. Ngược lại, nếu số dư nợ lớn là do chính sách mở rộng hoạt động tín dụng, doanh số cho vay hằng năm luôn tăng ở mức hợp lý thì kết quả đạt được tốt hơn. Để đánh giá tình hình dư nợ của ngân hàng cần xem xét thêm các yếu tố khác như doanh số cho vay, doanh số thu nợ và khả năng kiểm soát các khoản nợ quá hạn. Ngoài ra, để đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng cần xem xét thêm chỉ số nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ quá hạn phải được giữ ở mức thấp hơn hoặc bằng 5%.

4.3.3.1. Dư n kinh tế cá th theo thi gian.

Trong thời gian qua chi nhánh ngân hàng Công Thương Vĩnh Long đã thực hiện mở rộng tín dụng đối với kinh tế cá thể với mục tiêu hoạt động là an toàn, hiệu quả, hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng. Chi nhánh cũng đã tập trung nguồn lực của mình đầu tư vào công tác tín dụng cá thể vì vậy mà dư nợ cho vay kinh tế cá thể ngày càng tăng.

Năm 2005, do doanh số thu nợ tăng cao hơn mức tăng của doanh số cho vay (doanh số thu nợ tăng 342.132 triệu đồng trong khi doanh số cho vay chỉ tăng 218.296) nên dư nợ cá thể tăng lên không nhiều, đến cuối năm dư nợ chỉ tăng 13.255 triệu đồng. Sang năm 2006 dư nợ lại tăng lên khá cao. Đến cuối năm số nợ còn phải thu hồi là 503.195 triệu đồng, tăng 45.302 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 9,9%. Có sự tăng lên như vậy là do trong năm 2006 có nhiều khoản tín dụng tập trung vào cuối năm, các khoản này chưa đến kỳ hạn thu nợ nên đẩy dư nợ tăng cao. Ngoài ra, do trong năm ngân hàng đã cho phép một số hộ nông dân và cơ sở sản xuất gạch ngói, thảm, chiếu được gia hạn nợ, điều này góp phần làm cho dư nợ tăng lên (xem bảng 9 và cột biểu hiện dư nợ trong hình 9).

Dư n ngn hn:

Dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng qua 3 năm. Năm 2005 dư nợ ngắn hạn chỉ tăng 25.066 triệu đồng do trong năm ngân hàng thu được nhiều khoản nợđến hạn và các khoản nợ cũ từ năm trước khách hàng chưa thanh tóan nên đẩy doanh số thu nợ ngắn hạn tăng cao và làm cho dư nợ giảm xuống. Đến cuối năm 2006 dư nợ tiếp tục tăng ở mức khá cao, tăng 78.404 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 23,7%. Nguyên nhân là do từ khoảng cuối tháng 4, nhu cầu vay vốn của các cơ sở sản xuất các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ tăng cao. Các khoản tín dụng này năm sau mới đến hạn thu hồi.

Dư n trung & dài hn:

Trong khi dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng thì dư nợ trung & dài hạn lại có xu hướng giảm. Năm 2005 số dư nợ giảm 20.811 triệu đồng, giảm 14% so với cuối năm 2004. Sang năm 2006 dư nợ tiếp tục giảm 32.738 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 25,6%. Nguyên nhân là do các khoản tín dụng trung & dài hạn trong thời gian qua chưa mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng, do đó đối với loại tín dụng này, ngân hàng phải xem xét, cân nhắc thận trọng trước khi quyết định cho khách hàng vay vốn. Đặc điểm của loại cho vay này là không thể thu hồi vốn ngay mà phải chia thành nhiều kỳ qua nhiều năm. Thời gian cho vay kéo dài thì

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng đối với thành phần kinh tế cá thể tại ngân hàng công thương chi nhánh vĩnh long ọc liệu đh cần thơ tài liệu học tập và nghiên (Trang 44 - 71)