Khi huy động được nguồn vốn để có thể tạo ra lợi nhuận ngân hàng phải tiến hành kinh doanh bằng cách đầu tư vốn huy động được dưới nhiều hình thức như: kinh doanh ngoại tệ, đầu tư chứng khoán của các tổ chức tín dụng khác, chứng khoán của chính phủ, cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình và các cá nhân,... trong đó, hình thức cấp tín dụng cho nền kinh tế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư của ngân hàng. Bảng 4: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG. ĐVT: triệu đồng. So sánh 2005/2004 So sánh 2006/2005 Chỉ tiêu 2004 2005 2006 ST % ST %
Doanh số cho vay 1.427.293 1.765.956 2.011.775 338.663 23,7 245.819 13,9 - Cá thể 491.974 710.270 858.486 218.296 44,4 148.216 20,9 Doanh số thu nợ 1.355.018 1.765.046 1.942.710 410.028 30,3 177.664 10,1 - Cá thể 354.883 697.015 813.184 342.132 96,4 116.169 16,7 Dư nợ 788.751 789.661 858.726 910 0,1 69.065 8,7 - Cá thể 444.638 457.893 503.195 13.255 3,0 45.302 9,9 Nguồn: phòng khách hàng. Nhìn chung doanh số cho vay tất cả các thành phần kinh tế liên tục tăng. So với năm 2004, tổng doanh số cho vay năm 2005 đạt 1.765.956 triệu đồng, tăng 338.663 triệu đồng; trong đó cho vay kinh tế cá thể chiếm 710.270 triệu đồng, tăng 218.296 triệu đồng. Trong năm 2005 ngoại trừ doanh nghiệp nhà nước , hầu hết vốn tín dụng của ngân hàng hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh cho các thành phần kinh tế khác đều tăng. Các doanh nghiệp xây dựng, vận tải có nhu cầu vay vốn lớn để đầu tư thêm máy móc, phương tiện vận chuyển mở rộng quy mô hoạt động. Một số doanh nghiệp khác có nhu cầu vay vốn để trang trãi cho các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh việc gia tăng nguồn vốn cho vay các doanh nghiệp trong tỉnh, chi nhánh cũng gia tăng nguồn vốn hỗ trợ phát triển kinh tế cá thể. Trong năm chi nhánh đã
cấp tín dụng cho nhiều cơ sở sản xuất bánh kẹo, các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ có nhu cầu đầu tư máy móc, trang thiết bị mở rộng sản xuất, nâng cao sản lượng phục vụ nhu cầu đang tăng cao trên thị trường. Do đó doanh số cho vay kinh tế cá thể tăng lên khá cao. Sang năm 2006, tổng doanh số cho vay nói chung, doanh số cho vay kinh tế cá thể nói riêng tiếp tục tăng, tuy nhiên mức tăng lại không bằng so với mức tăng của năm trước do điều kiện sản xuất kinh doanh không còn thuận lợi như trước. Giá cả nhiều mặt hàng đồng loạt tăng giá làm cho chi phí đầu vào gia tăng, nhiều doanh nghiệp không có nhu cầu đầu tư mở rộng sản xuất như các năm trước. Về phía kinh tế cá thể, do đầu tư sản xuất nông nghiệp trong thời gian qua chưa mang lại hiệu quả nên ngân hàng đã hạn chế các khoản tín dụng cho lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chỉ cho vay đối với các hộ nông dân có kế hoạch vay vốn phát triển mô hình kinh tế vườn có hiệu quả cao. Vì vậy, doanh số cho vay cá thể tăng không cao như năm trước. Tổng doanh số cho vay toàn ngành đạt 2.011.775 triệu đồng, tăng 245.819 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 13,9%, trong đó kinh tế cá thể tăng 148.216 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 20,9%. Như vậy, trong 3 năm qua doanh số cho vay kinh tế cá thể cũng liên tục tăng và chiếm trên 40% tổng doanh số cho vay hàng năm. Điều này cho thấy trong thời gian qua chi nhánh đang từng bước đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với lĩnh vực kinh tế cá thể.
Về doanh số thu nợ: do tích cực thực hiện đôn đốc khách hàng thu hồi nợ nên doanh số thu nợ của chi nhánh liên tục tăng. Năm 2005, doanh số thu nợ tăng rất nhanh. Số vốn thu hồi của chi nhánh tăng 410.028 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 30,3%, trong đó lĩnh vực kinh tế cá thể tăng 342.132 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 96,4%. Năm 2006, chi nhánh đã đề cao mục tiêu giảm thiểu số nợ quá hạn, làm lành mạnh nguồn tài chính ngân hàng chuẩn bị cho quá trình hội nhập và cổ phần hóa ngân hàng sắp tới nên số nợ thu hồi được tiếp tục tăng. Đến cuối năm 2006 chi nhánh đã thu vềđược 1.942.710 triệu đồng, tăng 177.664 triệu đồng, trong đó thu hồi từ lĩnh vực cho vay kinh tế cá thể là 813.814 triệu đồng, tăng 116.169 triệu đồng so với năm 2005. Như vậy, bên cạnh việc tăng doanh số cho vay, doanh số thu nợ của khu vực kinh tế cá thể cũng tăng rất nhanh. Qua đó cho thấy lĩnh vực kinh tế này đang rất phát triển, nhu cầu vốn đầu tư cũng như khả năng
trả nợ cho ngân hàng là rất lớn. Do đó, mục tiêu mở rộng tín dụng cá thể của ngân hàng trong thời gian qua là rất đúng đắn.
Về dư nợ: cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay, số dư nợ hàng năm cũng liên tục tăng. Năm 2005, dư nợ tăng 910 triệu đồng, tăng 0,1% so với năm 2004. Đến cuối năm 2006, tổng dư nợđạt 858.726 triệu đồng, tăng 8,7%, trong