Mục tiêu của Ngân hàng Chính sách xã hội đến năm 2025

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội (Trang 91 - 93)

NHCSXH triển khai mục tiêu phát triển hoạt động đến năm 2025: “Hoạt động tín dụng chính sách xã hội phát triển theo hướng ổn định, bền vững, bảo đảm thực hiện tốt tín dụng chính sách xã hội và tạo điều kiện hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần thực hiện có hiệu quả công công tác nghèo, đảm bảo an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới.”

79

Cụ thể, đến năm 2025, NHCSXH có đủ năng lực để thực hiện chính sách về tín dụng, phát triển các sản phẩm và dịch vụ, hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác hiệu quả hơn thông qua việc mở rộng hoạt động cho vay nguồn vốn chính sách. Phấn đấu đủ nguồn lực tài chính và đa dạng hóa các kênh cho vay chính sách, đáp ứng nhu cầu vốn chính sách, phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy phát triển thị trường tài chính nông thôn, cho vay chính sách ưu đãi của Chính phủ cho người nghèo. Đối với vùng dân tộc thiểu số chưa có điều kiện vay vốn tín dụng thương mại, nguồn vốn của NHCSXH giúp họ nỗ lực làm chủ cuộc sống và góp phần giữ vững ổn định chính trị, xã hội. Đồng thời, nâng cao năng lực hoạt động của NHCSXH theo hướng bền vững, đủ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu phát triển các chính sách về vay vốn phù hợp với đường lối của Đảng về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, định hướng Phát triển Kinh tế xã hội đến năm 2025, Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Xoá đói giảm nghèo đến năm 2025.

Một là, hướng tới sự phát triển bền vững, ổn định, ngày càng thể hiện vai trò, năng lực là một trung gian tín dụng đặc biệt, thực hiện tốt chính sách về vay vốn của Nhà nước, gắn liền với việc nghiên cứu, đổi mới, phát triển các sản phẩm dịch vụ phù hợp với tình hình thực tế, nhằm hỗ trợ tốt nhất cho các đối tượng chính sách.

Hai là, luôn xác định đối tượng khách hàng vay vốn của NHCSXH là người nghèo, các đối tượng chính sách khác theo quy định của Nhà nước và các đối tượng được các tổ chức, cá nhân ủy thác cho NHCSXH trực tiếp cho vay.

Ba là, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện mô hình hoạt động, tổ chức, điều hành ở ba cấp: Trung ương, cấp tỉnh (Thành phố) và cấp huyện, phát triển theo hướng thống nhất sự quản lý ở Trung ương, giảm thiểu các khâu trung gian, tăng cường hoạt động tại các điểm giao dịch ở xã, phường.

Bốn là, củng cố tổ chức, nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của HĐQT và Ban đại diện HĐQT các cấp. Nâng cao hiệu quả phương thức ủy thác tín dụng thông qua các tổ chức chính trị - xã hội với sự tham gia chỉ đạo, giám sát của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, tăng cường vai trò của chính quyền cấp xã. Xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát phù hợp với mô hình hoạt động đặc thù của

80

NHCSXH. Hình thành hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ độc lập, thống nhất về tổ chức và hoạt động. Phối hợp chặt chẽ giữa Ban Kiểm soát với hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Năm là, phát triển nguồn nhân lực bằng cách chú trọng đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao chất lượng cán bộ của NHCSXH, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tốt về đạo đức nghề nghiệp. Tiêu chuẩn hóa viên chức chuyên môn nghiệp vụ trên cơ sở quy định của Nhà nước có tính đến đặc thù của NHCSXH, đảm bảo phù hợp với điều kiện và môi trường hoạt động chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Có chế độ ưu tiên trong công tác tuyển dụng cán bộ là người dân tộc thiểu số. Đồng thời, có chế độ đãi ngộ phù hợp nhằm thu hút cán bộ đến làm việc tại các vùng khó khăn, đặc biệt là các huyện nghèo. Đào tạo đội ngũ cán bộ làm ủy thác, cán bộ TK&VV có kiến thức cơ bản về: Quản lý tín dụng, kiểm tra, giám sát, phát hiện, phòng ngừa rủi ro, tư vấn, hướng dẫn sử dụng vốn hiệu quả cho người nghèo và các đối tượng chính sách.

Sáu là, tiếp tục đẩy mạnh hiện đại hóa tin học, áp dụng công nghệ thông tin trong triển khai các mặt hoạt động nghiệp vụ để nâng cao chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu thực hiện các công tác quản lý, điều hành.

Tiếp tục duy trì và hoàn thiện mô hình tổ chức, mạng lưới giao dịch hiện có; nâng cao chất lượng giao dịch tại các điểm giao dịch nhằm phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng, tiết kiệm chi phí cho ngân hàng. Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách vay vốn, khuyến khích tính năng động sáng tạo cải tiến quy trình nghiệp vụ đơn giản dễ tiếp cận đối tượng thụ hưởng nhưng vẫn đảm bảo cho vay đúng đối tượng quy định của chính phủ.

Triển khai thực hiện đề án tăng cường năng lực quản lý theo hướng xây dựng ngân hàng hiện đại trong tương lai, thay thế quy trình công nghệ thủ công năng suất lao động thấp, thực hành tiết kiệm chống tham nhũng, lãng phí, phấn đấu giảm chi phí giao dịch tối thiểu cho khách hàng và ngân hàng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội (Trang 91 - 93)