Nhóm nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội (Trang 42)

Hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác là hoạt động có tính rủi ro cao, phụ thuộc nhiều vào môi trường kinh tế, môi trường văn hóa - xã hội, môi trường pháp lý. Đó là những nhân tố không nằm trong sự kiểm soát của ngân hàng nhưng tác động không nhỏ tới hoạt động tín dụng của NHTM nói chung và hoạt động tín dụng ưu đãi của NHCSXH nói riêng:

30

Hành lang pháp lý và các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước.

Tại bất kỳ quốc gia nào, mọi hoạt động của tổ chức tài chính nói chung và hoạt động của hệ thống ngân hàng nói riêng đều chịu sự kiểm soát chặt chẽ của các chế tài pháp luật cũng như các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước. Do đó để đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng đòi hỏi phải có hệ thống pháp luật đồng bộ. Đặc biệt khách hàng của NHCSXH phần lớn là các đối tượng chính sách, nhận thức về pháp luật bị hạn chế, các món vay cá nhân tại NHCSXH đều không phải đảm bảo tiền vay, điều này dễ gây nên những tác động tiêu cực đến hoạt động tín dụng. Vì vậy việc tạo hệ thống pháp luật hoàn thiện, đồng bộ sẽ tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt động tín dụng của NHCSXH.

Các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước là nhân tố quan trọng, thể hiện tính hợp lý, tính kịp thời, tính hiệu quả và tính đồng bộ. Để có thể bảo đảm được tính hợp lý thì những chính sách vay vốn cần phải được xây dựng, ban hành và triển khai một cách kịp thời nếu không những thay đổi trong thực tiễn sẽ khiến cho mức độ hợp lý của chính sách bị mất đi. Tính hiệu quả của hệ thống chính sách được gây dựng một phần bởi chính sách tín dụng nhưng bản thân nó cũng góp phần vào mức độ thành công của hoạt động tín dụng tại NHCSXH. Nếu các chính sách khác như giáo dục, y tế, đầu tư… cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác không có hiệu quả thì dĩ nhiên khó có thể mong đợi chính sách về cho vay sẽ phát huy được tác dụng. Để bảo đảm các chính sách phối hợp hiệu quả và mang đến tính cộng hưởng cao thì các chính sách của Chính phủ phải có tính đồng bộ cao, giúp công tác quản lý nguồn vốn NHCSXH được thuận lợi.

Do tính đặc thù của chương trình cho vay, nguồn vốn cho vay, mức cho vay, lãi suất cho vay, phương thức cho vay, thời hạn cho vay của chương trình đều do Chính phủ quyết định theo từng thời kỳ, NHCSXH chỉ là tổ chức nhận uỷ thác giải ngân thu nợ, thu lãi đến từng hộ vay. Bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách của Chính phủ sẽ tác động không nhỏ đến hoạt động, kết quả cho vay, lượng khách hàng vay vốn, mức vay vốn, doanh số cho vay…

31

Chính sách lãi suất ưu đãi thường nảy sinh một số mặt tiêu cực như: tạo cho khách hàng tâm lý ỷ lại, tính toán làm ăn không cẩn thận và kém năng động; tạo ấn tượng cho rằng chương trình nghiêng về phúc lợi hơn là cho vay, thậm chí người vay thấy không cần thiết phải trả nợ, do lãi suất ưu đãi nên người vay có thể sử dụng sai mục đích như cho vay lại hoặc gửi tiết kiệm với lãi suất cao hơn, gây tiêu cực trong cho vay, lựa chọn không đúng đối tượng vay, tranh giành vốn vay,… Tất cả điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý cho vay.

Điều kiện về kinh tế, xã hội trong nước.

Khi nền kinh tế trong giai đoạn phát triển nhanh và ổn định thì mức sống của người dân sẽ có xu hướng tốt lên, đồng nghĩa với nhu cầu tiêu thụ hàng hóa càng lớn. Khi đó, nền kinh tế càng tạo ra nhiều của cải, kéo theo nhu cầu về việc làm tăng, khiến cho người dân có thêm nhiều cơ hội nghề nghiệp. Sự phát triển của nền kinh tế sẽ tác động lên hoạt động của NHCSXH ở chỗ:

Cùng với sự đi lên của nền kinh tế thì yêu cầu về vốn cho sản xuất trong đó có các đối tượng chính sách càng lớn và cấp bách vì vậy NHCSXH cần phải đáp ứng đủ và kịp thời vốn cho các hoạt động sản xuất của người dân. Sự phát triển của nền kinh tế làm cho cơ hội thoát nghèo của các hộ nghèo lớn hơn vì vậy hiệu quả và chất lượng của hoạt động tín dụng của NHCSXH sẽ được nâng cao.

Điều kiện tự nhiên.

Khách hàng vay vốn GQVL tại NHCSXH chủ yếu đầu tư vào mục đích chăn nuôi, trồng trọt, nông nghiệp, lâm nghiệp…Do đó, khi các điều kiện tự nhiên như: thiên tai, bão lụt, dịch bệnh cây trồng vật nuôi...thường xảy ra trên diện rộng sẽ gây thiệt hại lớn đối với các hộ gia đình sản xuất, nuôi trồng nhỏ lẻ, điều này sẽ ảnh hưởng tới khả năng trả nợ ngân hàng của khách hàng, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng. Ngược lại, mưa thuận gió hòa, ít bão lũ, thiên tai, hạn hán, dịch bệnh...thì sẽ thuận lợi hơn trong việc nâng cao chất lượng tín dụng.

Trình độ dân trí, tập quán sản xuất, thói quen tiêu dùng của xã hội.

Đối với khu vực nông thôn, miền núi, địa bàn có mặt bằng dân trí chưa cao thì nhìn chung các gia đình còn thiếu kiến thức chuyên môn, thiếu tri thức khoa học kỹ

32

thuật công nghệ về trồng trọt, chăn nuôi...thậm chí nhiều vùng còn mang nặng tư duy bao cấp. Nếu trình độ dân trí của khách hàng bị hạn chế thì hiệu quả vốn vay của NHCSXH rất thấp, thậm chí người nghèo lại nghèo thêm do mất vốn, tích tụ thêm các khoản nợ ngân hàng. Nhận thức của khách hàng về quyền và nghĩa vụ đối với các khoản vay cũng rất quan trọng bởi nếu người nghèo coi các khoản vay từ NHCSXH như một khoản trợ cấp thì tất yếu họ không quan tâm đến việc trả nợ ngân hàng và vốn vay có thể bị thất thoát, sử dụng sai mục đích, do đó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động tín dụng ngân hàng.

Tình hình dân số.

Mức tăng trưởng và cơ cấu dân số là một trong những yếu tố tác động mạnh đến tỷ lệ lao động, thất nghiệp do đó cũng ảnh hưởng đến yêu cầu giải quyết việc làm và cho vay giải quyết việc làm. Hiện nay, Việt Nam là nước có dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào nhưng tỷ lệ lao động có trình độ cao còn thấp, tỷ lệ thất nghiệp thì ngày một tăng không chỉ ở nông thôn mà còn ở các thành phố lớn. Chính vì vậy, khi xây dựng chiến lược cho vay giải quyết việc làm, Ngân hàng chính sách xã hội phải đánh giá một cách toàn diện về sức ảnh hưởng của nhân tố này. Nó không chỉ quyết định đến đối tượng cụ thể được hưởng ưu đãi về tài trợ tín dụng của Nhà nước mà còn quyết định sự phân bổ nguồn vốn thế nào cho hợp lý với nhu cầu từng địa bàn, từng khu vực.

33

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày tổng hợp những lý luận chung nhất về việc làm, giải quyết việc làm, sự cần thiết của hỗ trợ tạo việc làm, những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại ngân hàng Chính sách xã hội. Trong đó, tác giả đưa ra khái niệm, đặc điểm, từ đó phân tích các nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá hoạt động cho vay giải quyết việc làm. Những nội dung trình bày trong chương 1 là cơ sở để triển khai các nội dung phân tích và đánh giá thực trạng, sự phát triển của hoạt động cho vay chính sách nhằm giải quyết việc làm tại NHCSXH Chi nhánh Hà Nội trong chương 2 và đề xuất các giải pháp trong chương 3.

34

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1. Khái quát về Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội

Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX về Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001-2010 đã nêu rõ “Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng. Phân biệt chức năng của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Thương mại Nhà nước, chức năng cho vay của Ngân hàng Chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng Thương mại”. Do đó, việc thành lập một loại hình Ngân hàng Chính sách vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo, bằng nguồn lực của Nhà nước và của toàn xã hội cung cấp vốn cho vay, trợ giúp đối với những đối tượng chính sách tại các vùng nghèo, xã nghèo và nhóm dân cư nghèo, là một tất yếu khách quan cho tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Ngân hàng Chính sách xã hội được thành lập theo Quyết định số 131/2002/QĐ- TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo. Đây là sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ Việt Nam trong việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng nhằm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và cam kết trước cộng đồng quốc tế về xóa đói giảm nghèo. Hoạt động của NHCSXH không vì mục đích lợi nhuận. Sự ra đời của NHCSXH có vai trò rất quan trọng, là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hộ nghèo và các đối tượng chính sách có điều kiện gần gũi với các cơ quan công quyền ở địa phương, giúp các cơ quan này gần dân và hiểu dân hơn.

NHCSXH là một pháp nhân độc lập, có con dấu, tài sản và hệ thống giao dịch từ trung ương đến địa phương, vốn điều lệ cấp năm 2003 là 5.000 tỷ đồng, đến 31/12/2021 đạt 18.270,5 tỷ đồng, thời hạn hoạt động là 99 năm. NHCSXH có bộ máy

35

quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, được Nhà Nước cấp, giao vốn và đảm bảo khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách Nhà Nước.

Trên cơ sở đó, Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội và Chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Tây (tiền thân của Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội hiện nay) được thành lập theo các quyết định số 19/QĐ - HĐQT và số 22/QĐ - HĐQT ngày 14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHCSXH, chính thức khai trương đi vào hoạt động từ ngày 11/4/2003, tiếp nhận bàn giao nguồn vốn và dư nợ cho vay 334 tỷ đồng, trong đó: Cho vay Giải quyết việc làm từ Kho bạc Nhà nước là 92 tỷ đồng, 237 tỷ đồng cho vay hộ nghèo từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn là 5 tỷ đồng từ Ngân hàng Công thương. Trên cơ sở hợp nhất của thành phố Hà Nội cũ và tỉnh Hà Tây, ngày 02/01/2009 theo Quyết định 01/QĐ-HĐQT của Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) NHCSXH hợp nhất hai chi nhánh NHCSXH thành phố và Hà Nội và chi nhánh tỉnh Hà Tây thành lập ra Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội hiện nay; thực hiện cho vay các chương trình chính sách trên địa bàn thành phố Hà Nội; có trụ sở chính tại địa chỉ Số 27, đường Nguyễn Cơ Thạch, Phường Mỹ Đình II, quận Nam Từ Niêm, Thành phố Hà Nội.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của Ngân hàng chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội

Mô hình tổ chức của NHCSXH Chi nhánh Hà Nội do bốn bộ phận hợp thành, huy động sức mạnh tổng hợp của cả bộ máy chính trị - xã hội và nhân dân, chung sức thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội, bao gồm: Bộ máy quản trị là Ban Đại diện HĐQT các cấp, bộ máy điều hành tác nghiệp là Hội sở Chi nhánh NHCSXH Thành phố và 28 Phòng giao dịch NHCSXH quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố, thể hiện tại sơ đồ dưới đây:

36

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội

(Nguồn: http://vbsp.org.vn/gioi-thieu/co-cau-to-chuc.html) Ghi chú: - Quan hệ chỉ đạo: - Chế độ báo cáo: - Phối hợp: Ban Tổng Giám đốc, Hội sở chính NHCSXH

Ban đại diện

HĐQT NHCSXH Thành phố Ban Giám đốc,

Hội sở NHCSXH Tp Hà Nội

Phòng giao dịch cấp quận/huyện Ban đại diện HĐQT

NCSXH quận/huyện

Uỷ ban nhân dân, Ban giảm nghèo xã, phường,

Đơn vị nhận uỷ thác (các tổ chức hội, đoàn thể)

Tổ Tiết kiệm và Vay vốn

Khách hàng Khách hàng Khách hàng Khách hàng

37

Bộ máy quản trị của NHCSXH là Ban đại diện (BĐD) Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp: là cơ quan quản trị hoạt động của NHCSXH do Chủ tịch UBND thành phố quyết định thành lập, các thành viên là Giám đốc các Sở, Ban, Ngành, lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội (Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân) của thành phố, Giám đốc Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội và do một đồng chí lãnh đạo UBND Thành phố làm Trưởng ban. Chỉ đạo hoạt động của Phòng giao dịch NHCSXH các quận, huyện là Ban đại diện HĐQT cấp quận, huyện với cơ cấu Trưởng Ban là đại diện lãnh đạo UBND quận, huyện, các thành viên còn lại là Trưởng các Phòng ban của UBND quận, huyện, đại diện lãnh đạo tổ chức chính trị - xã hội cấp quận, huyện, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH cấp quận, huyện. Nhiệm vụ của BĐD HĐQT các cấp là tham gia hoạch định chính sách nguồn vốn, chính sách đầu tư và phối hợp chỉ đạo việc gắn cho vay chính sách với kế hoạch xoá đói giảm nghèo bền vững và dự án phát triển kinh tế xã hội tại địa phương để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ưu đãi.

Bộ máy điều hành tại Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội gồm Ban Giám đốc Chi nhánh (Giám đốc, các Phó Giám đốc), các phòng chuyên môn nghiệp vụ (Phòng Kế hoạch Nghiệp vụ tín dụng, Phòng Kế toán - Ngân quỹ, Phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ, Phòng Tin học, Phòng Hành chính - Tổ chức). Tại các Phòng giao dịch NHCSXH quận, huyện, thị xã gồm Ban Giám đốc và các Tổ nghiệp vụ.

Chi nhánh NHCSXH thành phố Hà Nội hiện có 28 Phòng giao dịch NHCSXH quận, huyện thị xã, tổng số cán bộ nghiệp vụ hiện đang công tác tại các PGD NHCSXH quận, huyện, thị xã là 377 cán bộ.

NHCSXH Chi nhánh Hà Nội đã thiết lập mạng lưới giao dịch đến 30 quận, huyện, thị xã, đồng thời còn tổ chức các Tổ giao dịch lưu động hoạt động tại 561 xã/584 xã, phường, thị trấn trong toàn thành phố (một tháng tổ chức giao dịch 01 lần theo lịch cố định tại trụ sở UBND xã, phường).

Các tổ chức CT-XH làm dịch vụ uỷ thác từng phần cho NHCSXH: mối quan hệ giữa NHCSXH với các tổ chức chính trị - xã hội là mối quan hệ kinh tế trên nguyên tắc: thoả thuận, bình đẳng và các bên cùng có lợi dựa trên các hợp đồng kinh tế được

38

ký kết giữa các bên. Việc ủy thác một số nội dung công việc cho các tổ chức CT-XH được thực hiện trên cơ sở văn bản liên tịch được ký kết giữa NHCSXH Chi nhánh Hà Nội với tổ chức CT-XH cấp Thành phố, cấp quận,huyện. NHCSXH ủy thác cho bốn tổ chức Hội, đoàn thể: Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Đoàn thanh niên thực hiện một số nội dung công việc trong quy trình cho vay của Ngân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phát triển hoạt động cho vay giải quyết việc làm tại Ngân hành Chính sách xã hội Chi nhánh Hà Nội (Trang 42)