Nhóm các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 35 - 39)

Các nhân tố khách quan ảnh hƣởng tới nâng cao chất lƣợng công chức cấp xã bao gồm một số nhân tố nhƣ:

- Quan điểm của Đảng, Nhà nước và địa phương có ảnh hƣởng quan

trọng đến nâng cao chất lƣợng công chức cấp xã.

- Thể chế quản lý công chức cấp xã: bao gồm hệ thống luật pháp, các

chính sách, chế độ liên quan đến tuyển dụng, sử dụng, đào tạo và phát triển, thù lao lao động; bộ máy tổ chức nhà nƣớc và các quy định về thanh tra, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ

- Truyền thống văn hóa của địa phương: Phần lớn công chức cấp xã có

nguồn gốc, trƣởng thành từ chính quê hƣơng. Do vậy, truyền thống, văn hóa của địa phƣơng có ảnh hƣởng tới suy nghĩ và cách ứng xử cũng nhƣ tác phong làm việc của công chức cấp xã.

- Môi trường làm việc là nhân tố quan trọng có ảnh hƣởng lớn tới chất

lƣợng của công chức. Nó liên quan đến thể chế, bộ máy, cơ chế đánh giá và sử dụng con ngƣời; môi trƣờng làm việc.

25

- Chế độ chính sách đảm bảo lợi ích vật chất đối với công chức cấp xã

bao gồm các chế độ, chính sách nhƣ: tiền lƣơng, phụ cấp, tiền thƣởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội... Đây chính là một trong những yếu tố thúc đẩy sự tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân, cũng nhƣ là động lực, là điều kiện đảm bảo để họ phấn đấu hoàn thành tốt công việc đƣợc giao.

1.5. Kinh nghiệm về nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chức cấp xã ở một số địa phƣơng và bài học rút ra cho huyện Thanh Trì

1.5.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng công chức cấp xã ở một số địa phương

* Để nâng cao chất lƣợng công chức cấp xã, những năm vừa qua, quận Long Biên, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo triển khai thực hiện nhiều giải pháp, chính sách mới, mang lại nhiều kết quả tốt. Cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, công tác đào tạo, bồi dƣỡng CC nói chung và CC cấp xã nói

riêng luôn đƣợc quận ủy, UBND quận và các cơ quan đoàn thể quan tâm, chú trọng. Các đơn vị cơ sở đã từng bƣớc gắn quy hoạch đào tạo, bồi dƣỡng với quy hoạch sử dụng công chức. Quận đã hình thành đƣợc cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ, động viên, khuyến khích kịp thời CC tham gia học tập và tạo đƣợc phong trào học tập ở các cấp, các ngành, các đơn vị. Bƣớc đầu xác định đƣợc định hƣớng cơ chế, chính sách để đào tạo CC có trình độ cao của quận theo hƣớng lâu dài, từng bƣớc nâng cao năng lực, chất lƣợng CC các cấp đáp ứng đƣợc nhiệm vụ chính trị đƣợc giao. Tỷ lệ công chức xã phƣờng cập đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị liên tục tăng hàng năm.

Thứ hai, thực hiện tốt công tác tuyển dụng, sử dụng công chức cấp xã.

Việc tuyển dụng đã kết hợp giữa chỉ tiêu biên chế và yêu cầu công việc, vị trí việc làm, chú trọng đến năng lực, phẩm chất đạo đức công chức. Ban hành nhiều văn bản hƣớng dẫn, quy định nhƣ: Ban Chấp hành Đảng bộ quận Long Biên khóa II, nhiệm kỳ 2010-2015 đã ban hành Chƣơng trình 04-CTr/QU về

26

"Đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm nâng cao chất lƣợng CBCCVC quận Long Biên giai đoạn 2014-2016". Xây dựng kế hoạch, lộ trình, giải pháp thực hiện để nâng cao chất lƣợng CBCCVC đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Quận triển khai thống nhất phƣơng thức đổi mới trong công tác chỉ đạo, điều hành thông qua quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ CBCCVC, lịch công tác tuần, tháng và hằng năm, bảo đảm rõ nhiệm vụ, tiến độ. Trƣớc đây, quận thực hiện đánh giá CBCC 6 tháng/lần thì từ năm 2014 đến nay đã thực hiện đánh giá CC hàng tháng. Tỷ lệ CC đƣợc đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên hàng tháng trung bình đạt trên 90%.

Thứ ba, điểm nhấn trong công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị

quận Long Biên đƣợc thành phố Hà Nội đánh giá cao chính là công tác đánh giá công chức. Theo đó, quận Long Biên triển khai đánh giá, phân loại mức độ hoàn thành công việc của công chức theo từng tuần, từng tháng, từng quý, gắn với cơ chế khen thƣởng, xử phạt rõ ràng. Quận cũng đã xây dựng đề án đổi mới, nâng cao chất lƣợng công tác thi đua khen thƣởng, trong đó thực hiện động viên khen thƣởng hàng tháng với các mức tiền thƣởng cụ thể. Công chức xếp lại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sẽ đƣợc thƣởng 650.000 đồng (0,5 lần lƣơng cơ sở). Các sáng kiến, sáng tạo sẽ đƣợc thƣởng 1,3 triệu đồng (1 lần mức lƣơng cơ sở).

Thứ tư, đẩy mạnh triển khai các chế độ, chính sách đối với công chức

cấp xã, trong đó, có nội dung đổi mới, nâng cao chất lƣợng công chức”, củng cố và phát triển công chức trên địa bàn với số lƣợng, cơ cấu hợp lý, chất lƣợng chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức tốt, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Xây dựng quy hoạch, thực hiện tốt việc luân chuyển, gắn công tác đào tạo, bồi dƣỡng công chức với đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.

* Nhằm nâng cao chất lƣợng công chức cấp xã của quận, thời gian qua, Đảng ủy-HĐND-UBND quận Cầu Giấy luôn chú trọng công tác rèn luyện

27

công chức cơ sở với nhiều cách làm sáng tạo và cụ thể:

Điểm nổi bật là quận đã tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh công tác CCHC trọng tâm là nêu cao ý thức phục vụ của cán bộ công chức, đặc biệt là lãnh đạo chủ chốt; lựa chọn những nội dung phù hợp để tập trung chỉ đạo, giải quyết nhƣ “Đẩy mạnh thực hiện công tác cải cách hành chính, trọng tâm là nêu cao ý thức phục vụ của cán bộ công chức phƣờng”; “Nâng cao chất lƣợng công chức cơ sở, thực hiện cải cách hành chính, đặc biệt là công tác tiếp dân, giải quyết thủ tục hành chính”;

Quận đã triển khai thực hiện nghiêm túc quy chế nêu gƣơng của cán bộ, công chức, đảng viên nhất là trách nhiệm nêu gƣơng của ngƣời đứng đầu, lấy kết quả công việc, việc nêu cao vai trò gƣơng mẫu rèn luyện đạo đức lối sống trong công tác, sinh hoạt nơi cƣ trú để đánh giá phân loại cán bộ, công chức, đảng viên. Chỉ đạo từng cán bộ, công chức đăng ký việc làm cụ thể theo tấm gƣơng, đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí minh bằng văn bản, trên cơ sở đó từng cán bộ, công chức đảng viên triển khai thực hiện, có sự kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện gắn với đánh giá cán bộ, công chức, đảng viên hàng năm. Nhiều đơn vị đã triển khai thực hiện tốt việc rà soát, bổ sung tiêu chí đánh giá, phân loại chất lƣợng công chức nhƣ: phƣờng Dịch Vọng, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Yên Hòa..., kết quả nhƣ sau:

Một là, khắc phục những khâu yếu kém, nhất là về con ngƣời, nhằm tập

trung đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ cơ sở đáp ứng yêu cầu.

Hai là, hoàn thiện các kỹ năng của công chức trong công tác chuyên

môn, nhất là khả năng nắm bắt, ra quyết định xử lý tình huống, các vấn đề mới nảy sinh trong tiến trình đô thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là khi luân chuyển công chức cấp xã chuyển sang công tác mới sẽ gặp không ít lúng túng: kỹ năng thuyết trình, tiếp dân đến xử lý văn bản...

28

hƣớng tới đạt chuẩn toàn diện; phát huy đƣợc khả năng tại cơ sở; góp phần tạo nguồn quy hoạch cán bộ trƣớc mắt và lâu dài.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 35 - 39)