Phát triển NNL là quá trình phát triển thể lực, trí lực, khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức tay nghề, tính năng động xã hội và sức sáng tạo của con ngƣời; nền văn hóa; truyền thống lịch sử… Do đó, phát triển NNL đồng nghĩa với quá trình nâng cao năng lực xã hội và tính năng động xã hội của NNL về mọi mặt: thể lực, nhân cách đồng thời phân bố, sử dụng và phát huy có hiệu quả nhất năng lực đó để phát triển đất nƣớc (Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh, 2008).
Theo Richard A. và cộng sự (2009), Phát triển NNL là một quá trình phát triển và giải phóng con ngƣời thông qua phát triển tổ chức, đào tạo và phát triển cá nhân nhằm gia tăng hiệu suất làm việc.
Nhƣ vậy, Phát triển NNL hiểu theo nghĩa rộng của từ này bao gồm các hoạt động của tổ chức đƣợc tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề nghiệp theo hƣớng tích cực của ngƣời lao động.
Trong phạm vi luận văn này, Phát triển NNL đƣợc hiểu là quá trình đảm bảo về số lƣợng, và hoàn thiện về chất lƣợng và hợp lý về cơ cấu nguồn nhân lực nhằm đạt đƣợc mục tiêu phát triển của tổ chức và phát triển cá nhân.
Về số lƣợng tổ chức có thể tuyển thêm ngƣời. Chính sách tuyển dụng tốt cũng có thể thu hút nguồn lao động có chất lƣợng hơn. Về mặt trí lực, tổ chức sẽ đƣa ra các chính sách, kế hoạch và giải pháp về đào tạo và phát triển. Về mặt thể lực của ngƣời lao động có nhiều nhân tố tác động đến nhƣ môi trƣờng làm việc tại doanh nghiệp, hệ thống chăm sóc sức khỏe, y tế, chế độ phúc lợi, tiền lƣơng, hoạt động thể dục thể thao của ngƣời lao động. Về cơ cấu, tổ chức sẽ có những điều chỉnh về cơ cấu độ tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn, cấp bậc, ngành nghề … phù hợp với mục tiêu phát triển tổ chức.