Tạo động lực thông qua các biện pháp phi tài chính

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động cho nhân viên tại công ty cổ phần chứng khoán tân việt (Trang 29 - 34)

- Môi trường và điều kiện làm việc

Trong công việc, mọi nhân viên đều mong muốn đƣợc làm việc trong một doanh nghiệp với môi trƣờng làm việc thật vui vẻ, mọi ngƣời luôn giúp đỡ nhau. Nhƣng để thực hiện đƣợc điều này không phải ai cũng làm đƣợc.Trong doanh nghiệp cần duy trì đƣợc bầu không khí làm việc thuận lợi, đồng nghiệp tôn trọng lẫn nhau, thƣờng xuyên giúp đỡ nhau, quan hệ giữa cấp

21

trên và cấp dƣới không quá căng thẳng... sẽ tạo tâm lý làm việc thoải mái cho mỗi nhân viên để họ nỗ lực phấn đấu, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả làm việc cho nhân viên. Doanh nghiệp cũng cần tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho nhân viên. Điều kiện làm việc là nơi mà nhân viên tiếp xúc hàng ngày, nên có ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng làm việc, sức khỏe, thái độ lam việc và hiệu quả công việc của nhân viên. Cách bài trí thiết bị, công cụ, dụng cụ làm việc, ánh sáng, vệ sinh... có ảnh hƣởng rất lớn tới tâm trạng làm việc của ngƣời lao động. Loại trừ các trở ngại cho thực hiện công việc của nhân viên, cung cấp các điều kiện cần thiết cho công việc là những việc làm hết sức cần thiết để tạo điều kiện nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Môi trƣờng vật chất phù hợp, tiện lợi chắc chắn sẽ tạo điều kiện để nhân viên tăng cƣờng động lực lao động, giảm thiểu tai nạn lao động, để ngƣời lao động làm việc có hiệu quả nhất.

- Cơ hội thăng tiến

Cơ hội thăng tiến là một loạt hoạt động có tính định hƣớng của ngƣời sử dụng lao động dựa trên năng lực làm việc hiện có cũng nhƣ tiềm năng phát triển của nhân viên, từ đó cất nhắc, đề bạt nhân viên vào một vị trí làm việc có tiền lƣơng cao hơn, uy tín và trách nhiệm lớn hơn, có nhiều cơ hội phát triển hơn nữa. Vì vậy việc tạo cơ hội thăng tiến cho nhân viên qua đó thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên có ý nghĩa quan trọng trong việc nhân viên quyết định gắn bó lâu dài với doanh nghiệp. Ở ví trí những ngƣời quản lý cần hƣớng cho nhân viên những bƣớc đi mới, vạch ra những nấc thang vị trí nghề nghiệp kế tiếp, tạo cơ hội để nhân viên thăng tiến vì thăng tiến là yếu tố gián tiếp tác động đến động lực làm viếc. Việc đề bạt và tạo cơ hội cho nhân viên đƣợc thăng tiến vào những vị trí làm việc có chức vụ cao hơn, với quyền hạn và trách nhiệm lớn hơn có tác động khuyến khích nhân viên vì điều đó không chỉ thể hiện sự ghi nhận của tổ chức đối với những thành tích ngƣời lao

22

động đạt đƣợc mà còn thể hiện sự tạo điều kiện của tổ chức cho các cá nhân phát huy hết khả năng của chính mình. Tổ chức cần quy định rõ ràng về chính sách thăng tiến, đảm bảo thăng tiến phải dựa trên năng lực, hiệu quả công việc và đảm bảo công bằng, bình đẳng trong việc tiếp cận cơ hội thăng tiến.

- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hiện công việc

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là tổng hợp những hoạt động học tập có tổ chức đƣợc tiến hành trong những khoảng thời gian nhất định nhằm tạo ra sự thay đổi trong hành vi nghề nghiệp của nhân viên. Đối với các doanh nghiệp, nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Họ đƣợc xem là tài sản quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải tạo điều kiện đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao kiến thức, kỹ năng cho nhân viên, xây dựng chƣơng trình đào tạo có chất lƣợng cao, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của nhân viên, bù đắp đƣợc những thiếu hụt về mặt kiến thức, kỹ năng của nhân viên. Đối với nhân viên, việc đƣợc đào tạo và phát triển trong quá trình làm việc nhằm thỏa mãn nhu cầu học tập, nâng cao trình độ tay nghề và kỹ năng thực hiện công việc của họ. Thông qua đó, quá trình thực hiện công việc của họ nhanh hơn, hiệu quả hơn có thể giúp họ có đƣợc mức thu nhập cao hơn, đóng góp và nhận về những giá trị lớn hơn từ tổ chức. Khi hoạt động đào tạo và phát triển đƣợc tổ chức cho nhân viên, ngƣời nhân viên sẽ tin tƣởng hơn vào những chiến lƣợc phát triển lâu dài và sự phát triển bền vững của tổ chức. Nhân viên cũng có thể tin tƣởng vào những cơ hội thăng tiến dành cho họ. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một hình thức nhằm nâng cao và phát triển khả năng, kinh nghiệm của nhân viên.

Đào tạo không những giúp nâng cao kiến thức và trình độ cho bản thân nhân viên, nó còn là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của tổ chức bởi vì chất lƣợng nguồn nhân lực là nhân tố tạo nên hiệu quả trong công việc, một tổ

23

chức có đƣợc đội ngũ lao động có chất lƣợng cao sẽ giúp tổ chức tạo đƣợc vị thế trên thị trƣờng lao động. Để tiến hành hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực, các doanh nghiệp có thể tiến hành bằng cách tự tổ chức các lớp học nâng cao trình độ chuyên môn, phƣơng pháp và kế hoạch cụ thể với sự hƣớng dẫn của các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm. Tạo điều kiện cho nhân viên học tập thông qua việc hỗ trợ kinh phí, bố trí thời gian làm việc linh hoạt. Đặc biệt là phải quan tâm đến vấn đề sử dụng sau đào tạo để nhằm tận dụng những kiến thức kỹ năng nhân viên đƣợc đào tạo vào thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp. Đào tạo là cơ sở của để đề bạt lao động. Việc đề bạt và tạo cơ hội cho nhân viên đƣợc thăng tiến vào những vị trí làm việc có chức vụ cao hơn, với quyền hạn và trách nhiệm lớn hơn có tác động khuyến khích nhân viên vì điều đó không chỉ thể hiện sự ghi nhận của tổ chức đối với những thành tích ngƣời lao động đạt đƣợc mà còn thể hiện sự tạo điều kiện của tổ chức cho các cá nhân phát huy hết khả năng của chính mình.

Qua quá trình đào tạo, nhân viên sẽ có cái nhìn mới về công việc của họ và đó là cơ sở để phát huy khả năng sáng tạo trong công việc của ngƣời lao động. Đây là một động lực để cá nhân gắn bó với tổ chức và sẵn sàng đón nhận những thử thách nghề nghiệp mới. Đào tạo còn là cơ hội để nhân viên hoàn thiện bản thân, cơ hội phát triển nghề nghiệp. Vì thế, tổ chức cần phải kết hợp tạo động lực lao động thông qua đào tạo và các hình thức khác, mới có thể thoả mãn nhu cầu về mọi mặt cho nhân viên

- Đánh giá thực hiện công việc

Đánh giá thực hiện công việc đƣợc hiểu là sự đánh giá có hệ thống và chính thức tình hình thực hiện công việc của nhân viên trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã đƣợc xây dựng và thảo luận về đánh giá đó với nhân viên. Đánh giá công việc thể hiện chức năng đảm bảo sự công bằng trong tổ chức, ghi nhận những thành tích đạt đƣợc của nhân viên (thỏa mãn nhu cầu

24

thành đạt) giúp cho ngƣời nhân viên thỏa mãn nhu cầu khẳng định bản thân (Maslow). Để đánh giá thực hiện công việc trở thành công cụ tạo động lực lao động cho nhân viên trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một hệ thống đánh giá thực hiện công việc chính thức và công khai. Hệ thống đánh giá phải khoa học r ràng. Ngƣời đánh giá phải có đủ trình độ kiến thức chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Hệ thống đánh giá thực hiện công việc phải có các tiêu chuẩn rõ ràng cụ thể và phải đƣợc phổ biến tới từng nhân viên. Từ đó nhân viên có thể biết đƣợc kết quả thực hiện công việc của mình nhƣ thế nào, doanh nghiệp dựa vào những tiêu chí nào để đánh giá kết quả thực hiện công việc của họ để họ có biện pháp điều chỉnh quá trình làm việc của mình nhằm đạt đƣợc hiệu quả công việc cao nhất. Kết quả đánh giá thực hiện công việc càng chính xác càng kích thích nhân viên làm việc, tăng lòng tin của nhân viên với doanh nghiệp vì thế tạo động lực làm việc cho nhân viên nâng cao năng suất lao động, hiệu quả làm việc của nhân viên, tăng sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp.

- Khen thưởng

Khen thƣởng là việc ghi nhân, tôn vinh, biểu dƣơng khuyến khích nhân viên có thành tích tốt trong quá trình làm việc và xây dựng tổ chức. Khen thƣởng ngoài bằng những lợi ích bằng vật chất thì cần phải có sự ghi nhận và tôn vinh bởi nhu cầu của con ngƣời là đƣợc ngƣời khác công nhận và đƣợc khẳng định bản thân.Khen thƣởng là một hoạt động không thể thiếu của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp khen thƣởng đúng sẽ tạo động lực cho nhân viên làm việc có hiệu quả có năng suất chất lƣợng hơn và nhân viên ra sức phấn đấu để đạt dƣợc danh hiệu khen thƣởng đó thậm chí không vì phần thƣởng mà chỉ vì đƣợc mọi ngƣời ghi nhận đúng những cống hiến đóng góp của họ đối với tổ chức đó.Ngƣợc lại nếu đánh giá khen thƣởng không đúng làm cho nhân viên chán nản không muốn phấn đấu không muốn cống hiến hết mình cho tổ chức

25

và không muốn làm việc lâu dài cho tổ chức. Do vậy để là tốt công tác khen thƣởng đảm bảo kể cả vật chất và tinh thần thì tổ chức phải xây dựng các tiêu chí khen thƣởng rõ ràng, công bằng, đảm bảo hài hòa giữa các tiêu chí với nhau tránh đề cao thiên vị có nhƣ vậy việc khen thƣởng mới phát huy đƣợc hiệu quả, tạo động lực làm việc đúng với bản chất của khen thƣởng.

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động cho nhân viên tại công ty cổ phần chứng khoán tân việt (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)