180.000 180.000 + LN sau thuế chưa phân phối 6.130 7.268 7

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Hải Phòng. (Trang 46 - 58)

- Phòng tín dụng

d ,Nội ung thẩm định ự án

68.000 180.000 180.000 + LN sau thuế chưa phân phối 6.130 7.268 7

+ LN sau thuế chưa phân phối 6.130 7.268 7.484

Nguồn: Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Phòng

Bảng 1.3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009, năm 20010 và đến năm 2011 của Tập đoàn Thành Hương

Đơn vị: triệu đồng

Nội dung Năm 2009 Năm 2010 2011 Tổng doanh thu: 67.900 103.578 18.728 + Lợi nhuận từ HĐSXKD 6.119 7.268 1.310 + Lợi nhuận từ HĐbất thường 0 0 0 + Lợi nhuận từ HĐ TC 0 0 0 Tổng lợi nhuận trước thuế: 6.119 7.268 1.310 Lợi nhuận sau thuế: 6.119 7.268

Nguồn: : Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Phòng

Bảng 1.4: Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của Tập đoàn Thành Hương

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 2011 * Nhóm chỉ tiêu về bố trí cơ cấu

vốn (%):

+ Tài sản dài hạn/ Tổng tài sản 71% 47% 38% + Tài sản ngắn hạn/ Tổng tài sản 29% 53% 62% +Nợ phải trả/Vốn CSH (lần) 1,3 0,6 0,6 +NV CSH/Tổng NV (lần) 0,4 0,6 0,6 * Nhóm chỉ tiêu sinh lời (%):

+Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu 9,0% 7,0% 7,0% +Tỷ suất lợi nhuận/Vốn CSH 8,3% 3,9% 0,7% * Nhóm chỉ tiêu về sử dụng VLĐ:

+Vòng quay vốn LĐ (vòng/năm) 2,1 1 +Vòng quay hàng tồn kho 5,6 1,4 +Kì thu tiền bình quân (ngày) 100 148 * Nhóm chỉ tiêu về k.năng t. toán:

+ Khả năng thanh toán tổng quát 1,8 2,6 2,7 + Khả năng thanh toán nợ ngắn

hạn

1,1 2,7 3,0

+ Khả năng thanh toán nhanh 0,06 0,02 0,006

Nguồn: : Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Phòng

Nhận xét :

- Qua các số liệu trên cho thấy cơ cấu vốn giữa tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn so với tổng tài sản là tương đối phù hợp với ngành nghề và thực tế tình hình SXKD của Công ty qua từng năm và từng thời kì .

- Chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản ngắn hạn tính đến năm 2011 là hàng tồn kho (82%). Theo giải trình của đơn vị thì chủ yếu nguyên liệu (bông, xơ) tồn kho do thời điểm cuối năm 2010, đầu năm 2011 Công ty đã nhập khẩu bông, xơ với số lượng lớn (khoảng 5.500 tấn) để dự trữ cho sản xuất vì đây là nguyên liệu có tính mùa vụ nên Công ty quyết định mua vào với giá thấp để

giảm giá thành sản phẩm do giá nguyên liệu trên thị trường luôn luôn biến động theo chiều hướng tăng lên trong thời gian gần đây.

- Các khoản nợ ngắn hạn của Công ty tính đến năm 2011 là: 62.319 triệu đồng, trong đó vay vốn lưu động ngắn hạn tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Phòng là 25.376 triệu. đồng, tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Hà Nội là 36.943 triệu đồng.

- Các khoản nợ dài hạn của Công ty tính đến năm 2011 là: 51.876 triệu đồng, trong đó: vay tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Phòng là 7.210 triệu đồng, tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Hà Nội là 43.335 triệu đồng, tại Công ty cho thuê tài chính- Ngân hàng nông nghiệp và PTNT Việt Nam: 1.331 triệu đồng;

- Thông qua nhóm chỉ tiêu sinh lời cho thấy tỷ suất lợi nhuận/tổng doanh thu, lợi nhuận/vốn CSH tương đối cao chứng tỏ tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty rất phát triển, mang lại hiệu quả cao.

- Thông qua nhóm chỉ tiêu về sử dụng vốn lưu động cho thấy: vòng quay VLĐ, vòng quay hàng tồn kho năm 2010 đều giảm so với năm 2009: nguyên nhân do đơn vị đã thu mua nguyên liệu dự trữ với số lượng lớn, làm cho tổng giá trị tài sản ngắn hạn, giá trị hàng tồn kho đều cao hơn năm 2009, dẫn đến các chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho giảm. Theo giải trình của đơn vị, chu kì sản xuất sản phẩm chính (sợi) của Công ty bình quân là 4 vòng/năm.

- Về khả năng thanh toán của đơn vị: các chỉ số phản ánh khả năng thanh toán tổng quát và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty cho thấy đơn vị hoàn toàn có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ. Các chỉ số phản ánh khả năng thanh toán nhanh còn ở mức thấp, đến năm 2011 là: 0,006, điều đó chứng tỏ đơn vị sẽ gặp khó khăn trong thanh toán nhanh các khoản nợ

ngắn hạn trong khoảng thời gian gần như tức thời trong trường hợp có rủi ro bất ngờ xảy ra.

Tóm lại: Về tình hình tài chính của doanh nghiệp: Căn cứ vào các thông số trên báo cáo tài chính và qua phân tích tình hình tài chính cho thấy hiện tình hình tài chính của Công ty là bình thường.

3. Về quan hệ tín dụng đối với các tổ chức tín dụng •Vay vốn trung và dài hạn

- Công ty có quan hệ vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Phòng - Công ty có quan hệ vay vốn tại Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển bắc Hà Nội

- Quan hệ vay vốn tại Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

•Vay vốn Ngắn hạn

- Công ty có quan hệ vay vốn tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Hải Phòng

- Công ty có quan hệ vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và Phát triển Bắc Hà nội

Tóm lại: Căn cứ vào bản xác nhận dư nợ tại các tổ chức tín dụng đến năm 2011 hiện công ty giữ được uy tín với các tổ chức tín dụng. Các thành viên góp vốn của công ty hiện có tham gia góp vốn tại các công ty khác, các công ty này có quan hệ vay vốn tại các tổ chức tín dụng để thực hiện các dây truyền kéo sợi. Toàn bộ các dự án này hoặc vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Phòng hoặc được Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Phòng cấp hỗ trợ sau đầu tư, qua theo dõi tình hình trả nợ vốn vay các dự án trên cho thấy

hiện tại các dự án trên đang hoạt động tốt, hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ (gốc, lãi) với Ngân hàng phát triển và các tổ chức tín dụng khác.

*Thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay -Tổng mức đầu tư:

Tổng mức đầu tư của dự án: 473.860.976.000 đồng Vốn đầu tư vào tài sản cố định: 422.860.976.000 đồng Chi phí thiết bị: 301.520.736.000 đồng Chi phí xây dựng: 57.402.875.000 đồng Chi khác : 17.495.365.000 đồng (Lãi vay thi công: 22.000.000.000 đồng)

Dự phòng: 36.442.000.000đồng Vốn lưu động ban đầu: 51.000.000.000 đồng Nguồn vốn đầu tư dự kiến: 473.860.976.000 đồng Nguồn vốn đầu tư TSCĐ: 422.860.976.000 đồng Trong đó:

-Vay Chi nhánh NHPT HP: 294.000.000.000 đồng Vay vốn tín dụng đầu tư: 210.000.000.000 đồng Vay vốn thí điểm: 84.000.000.000 đồng

- Tự có 128.860.976.000đồng Vốn lưu động: 51.000.000.000 đồng - Vốn tự có: 51.000.000.000 đồng

Căn cứ vào cơ cấu chi phí của dự án cho thấy chủ đầu tư đã tính toán tương đối đầy đủ các chi phí theo quy định. Căn cứ vào thiết kế cơ sở đã được sở xây dựng thành phố thẩm định cho thấy các hạng mục xây dựng của dự án đã được bố trí hợp lý, các chi phí xây dựng các hạng mục công trình phù hợp với giá xây dựng được thông báo tại thời điểm lập dự án.

* Tính khả thi của các nguồn vốn tham gia dự án - Về việc đảm bảo nguồn:

Tổng mức đầu tư của dự án là 473.860.976.000 đồng trong đó:

Vay tín dụng đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Phòng là 210.000.000.000 đồng để đầu tư vào tài sản cố định ( chiếm 49.66% vốn đầu tư tài sản cố định).

Vay vốn thí điểm tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Phòng là: 84.000.000.000 đồng ( chiếm 19.86 % vốn đầu tư tài sản cố định)

Vốn tự có chủ đầu tư tham gia là 128.860.976.000 đồng đầu tư vào tài sản cố định ( chiếm 30,47% vốn đầu tư tài sản cố định).

Vốn lưu động của dự án dự kiến là 51.000.000.000 đồng được sử dụng bằng vốn tự có.

- Về cơ cấu nguồn vốn và tính khả thi của các nguồn vốn tham gia:

Căn cứ vào văn bản đề nghị vay vốn của chủ đầu tư, căn cứ vào cơ cấu nguồn vốn trong dự án nguồn vốn tự có mà chủ đầu tư phải tham gia bao gồm cả vốn đầu tư vào tài sản cố định và vốn lưu động ban đầu tổng số là 179.860.976.000 đồng. Căn cứ vào báo cáo tài chính của công ty đến năm 2011, cam kết của chủ đầu tư về việc sử dụng vốn tự có thì nguồn vốn tham gia dự án được đảm bảo theo mục tiêu đã đề ra.

Căn cứ vào tiến độ huy động vốn tự có của chủ đầu tư, qua kinh nghiệm của các thành viên trong Công ty thì việc thực hiện dự án được tiến hành trong 3 năm. Sau khi được chấp nhận cho vay chủ đầu tư sẽ tiến hành làm thủ tục đấu thầu theo quy định, việc khởi công sẽ được tiến hành vào quý II năm 2011. Tiến độ sử dụng vốn của dự án dự kiến sẽ được thực hiện như:

Năm thứ nhất sử dụng 130.000.000.000 đồng : Tự có 50.000.000.000 đồng, vay NHPT 80.000.000.000 đồng.

Năm thứ hai sử dụng 292.860.976.000 đồng: Tự có 78.860.976.000 đồng, vay NHPT 214.000.000.000 đồng.

Qua thực tế cho thấy việc bố trí vốn như trên là phù hợp vì những quý đầu chủ yếu là tập trung thi công các hạng mục san lấp mặt bằng, các hạng mục xây dựng. Cuối năm thứ nhất và năm thứ 2 tập trung cho đầu tư nhập khẩu thiết bị. Tiến độ sử dụng vốn được thực hiện trên cơ sở tiến độ thực hiện dự án.

- Khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng:

Vay vốn tín dụng đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Phòng là 210.000.000.000 đồng,với mức lãi suất là 8.4% năm, thời hạn xin vay là 8 năm

Vay vốn thí điểm tại Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Hải Phòng là 84.000.000.000 đồng với lã suất 15.6% năm thời gian vay 8 năm.

Vốn tự có của công ty là 179.860.976.000 đồng trong đó: +Đầu tư cho tài sản cố định là: 128.860.976.000 đồng +Đầu tư cho vốn lưu động là 51.000.000.000 đồng.

Qua phân tích hiệu quả kinh tế của dự án cho thấy với điều kiện tín dụng như trên thì dự án có hiệu quả, có khả năng trả nợ gốc trong vòng 6 năm.

* Kết quả thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả của dự án

- Về chi phí sản xuất: Căn cứ vào kinh nghiệm sản xuất của công ty trong 6 năm qua, căn cứ vào định mức chi phí cho sản xuất sợi thì trong dự án công ty đã tính đầy đủ các chi phí phục vụ cho sản xuất.

Qua tham khảo giá thị trường tại thời điểm hiện tại và các hợp đồng mà công ty đã ký kết tại thời điểm gần đây thì giá bông tính ở mức 1.8USD/1kg, giá xơ polyester 1.6 USD/1kg với giá 16.000 VNĐ/ 1 USD.

Chi phí cho điện năng với định mức 2,4KW/1kg sợi với giá điện tính bình quân là 1.000 đồng/1KW. Chi phí cho bao bì đống gói là 75đ/1kg, chi phí ống sợi 120đ/ 1kg….

Chi phí lương cho công nhân ở mức 1.000 đ/1kg sợi. Bảo hiểm y tế + kinh phí công đoàn tính ở mức 19%/ chi phí nhân công. Chi phí quản lý được tính bằng 0.7% doanh thu.

Chi phí khấu hao được tính cho phần xây dựng là 20 năm, phần thiết bị khấu hao 10 năm. Chi phí sửa chữa lớn năm đầu máy móc thiết bị mới đua vào sử dụng còn đang trong thời gian bảo hành nên chưa trích, từ năm thứ 2 trở đi mức trích là 10% khấu hao.

Lãi suất vốn vay: Nguồn vốn tín dụng đầu tư vay Chi nhánh Ngân hàng phát triển với lãi suất 8.4% năm, nguồn vốn vay thí điểm tại ngân hàng Phát triển được tính với lãi suất 15.6% năm

Căn cứ vào các định mức tiêu hao nguyên liệu; vào giá cả tại thời điểm hiện tại, căn cứ vào kinh nghiệm quản lý sản xuất của lãnh đạo công ty trong những năm qua cho thấy dự kiến chi phí cho dự án như trên là hợp lý.

Công ty thuộc diện được hưởng mức thuế suất 28%, được miễn thuế năm đầu, giảm 50% cho 4 năm tiếp theo kể từ khi dự án đi vào hoạt động SX kinh doanh.

- Về khả năng thu nhập của dự án:

Căn cứ vào khả năng phát huy công suất của dây chuyền công nghệ công ty dự kiến năm thứ nhất đi vào sản xuất công suất đạt 70%, năm thứ 2 đạt 80%, năm thứ 3 dự kiến 90%, từ năm thứ tư trở đạt 100% công suất.Dự kiến sản phẩm tiêu thụ: công ty dự kiến 50% sản phẩm của dự án tiêu thụ tại thị trường nội địa, 50% sản phẩm xuất khẩu.

Giá bán của sản phẩm 52.000 đồng/1kg ( đã bao gồm thuế VAT đối với sản phẩm tiêu thụ nội đại)

* Kết quả tính toán các chỉ tiêu chủ yếu về hiệu quả kinh tế, tài chính của dự án

- Tổng doanh thu bình quân hàng năm: 407.160 triệu đồng - Tổng chi phí bình quân hàng năm : 331.898 triệu đồng - Nộp ngân sách hàng năm: 29.435 triệu đồng - Lợi nhuận sau thuế bình quân: 45.825 triệu đồng - Hiện giá thu nhập thuần (NPV): 756.056 triệu đồng > 0 - Tỷ lệ hoàn vốn nội tại (IRR) : 16.40%

- Hiện giá sinh lời (B/C) 1.082>1 - Thời gian hoàn vốn có chiết khấu 8.8 năm

Hiệu quả kinh tế- xã hội của dự án: Dự án được thực hiện sẽ mang lại hiệu quả cả về kinh tế và xã hội. Hàng năm tăng sản phẩm sợi cho công ty 8.700 tấn, nộp ngân sách cho địa phương hàng năm 29.435triệu đồng tăng thu nhập

cho người lao động tạo việc làm cho 500 lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

• Các yếu tố rủi ro:

- Rủi ro về giá: Tại thời điểm hiện nay thị trường luôn biến động vì vậy giá cả các nguyên liệu đầu vào cũng có thể tăng giảm bất thường. Giá và thị trường cho sản phẩm đầu ra cũng có thể bị biến động bởi thị hiếu ngưới sử dụng. Vì vậy chủ đầu tư phải luôn quan tâm đến yếu tố tiết kiệm chi phí để giảm giá thành sản phẩm, quan tâm đến chính sách khách hàng và thay đổi chủng loại sản phẩm cho phù hợp với thị hiếu của từng thị trường.

• Phân tích độ nhạy của dự án - Nếu doanh thu giảm 3%:

- Hiện giá thu nhập thuần (NPV) = 565.842 triệu đồng>0 - Tỷ lệ hoàn vốn nội tại (IRR) = 13.39%

- Nếu tăng 3% chi phí

- Hiện giá thu nhập thuần (NPV) = 598.619 triệu đồng - Tỷ lệ hoàn vốn nội tại (IRR) = 13.95%

Khi doanh thu giảm 3% hoặc chi phí tăng 3% thì chỉ tiêu NPV > 0, chỉ tiêu IRR > lãi suất cho vay bình quân, dự án vẫn đảm bảo tính khả thi, khả năng trả nợ gốc và lãi vẫn đảm bảo.

* Phương án trả nợ vốn vay của dự án • Khả năng trả nợ của dự án

- Nguồn trả nợ: căn cứ vào văn bản cam kết của Chủ đầu tư thì nguồn trả nợ gồm khấu hao tài sản, lợi nhuận sau thuế hàng năm, nguồn thu từ các

nguồn vốn hợp pháp khác. Căn cứ vào các chỉ tiêu kinh tế đã được phản ánh qua các năm cụ thể là:

- Tổng doanh thu hàng năm: 407.160 triệu đồng - Tổng chi phí bình quân hàng năm : 331.898 triệu đồng - Lợi nhuận sau thuế bình quân: 45.825 triệu đồng - Nguồn khấu hao hàng năm : 39.416 triệu đồng Căn cứ vào nguồn khấu hao, lợi nhuận bình quân hàng năm cho thấy dự án có khả năng thu hồi vốn đầu tư và đảm bảo khả năng trả nợ.

Kế hoạch trả nợ vốn vay hàng năm:

- Trả nợ gốc: 49.000 triệu đồng Trong đó: -Trả cho nguồn vốn vay TD ĐT: 35.000 triệu đồng. - Trả cho nguồn vốn vay thí điểm: 14.000 triệu đồng - Lãi vay NHPT bình quân : 15.372 triệu đồng/ năm Qua phân tích các nguồn trả nợ và khả năng trả nợ của dự án cho thấy dự án đảm bảo được nguồn trả nợ theo kế hoạch.

Kết luận thẩm định:

•Về hồ sơ xin vay vốn: Đảm bảo hợp pháp, hợp lệ và phù hợp với quy

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng phát triển Hải Phòng. (Trang 46 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w