7. Kết cấu luận văn
1.1.2. Mục đích của đàotạo nhân lực
- Cập nhật kiến thức và nâng cao t ình độ cho nhân viên: Giữa nền kinh tế phát triển và nhiều cạnh tranh, việc doanh nghiệp muốn có vị thế riêng đứng vững trên thị trƣờng không thể không chú trọng việc đào tạo nhân sự một cách bài bản, bởi đây là nguồn chất xám, tài nguyên vô tận, là yếu tố then chốt đối với sự phát triển của doanh nghiệp trong tƣơng lai.
Đào tạo và nâng cao nhận thức nhân viên mang lại nhiều lợi ích cho tổ chức và giúp ngƣời lao động liên tục cập nhật những kiến thức mới, kỹ năng mới, thích nghi với sự thay đổi về khoa học công nghệ. Đồng thời thỏa mãn về nhu cầu, nguyện vọng phát triển cá nhân và học tập trong mỗi nhân viên, tiền đề để nhân viên phát huy tính sáng tạo, năng động và tạo động lực trong
công việc. Điều này, giúp cho nhân viên xây dựng đƣợc tính chuyên nghiệp khi làm việc, có đƣợc những kỹ năng cần thiết cho cơ hội thăng tiến trong công việc, tránh đƣợc sự đào thải trong quá trình phát triển của tổ chức và xã hội. Bên cạnh đó, giúp nhân viên cách nhìn mới về công việc và phát huy đƣợc tính sáng tạo trong công việc. Đối với những nhân viên mới, đào tạo sẽ giúp họ có định hƣớng, giảm bớt khó khăn, bỡ ngỡ trong công việc để thích nghi với môi trƣờng làm việc nhanh hơn, đạt hiệu quả năng suất tốt hơn.
- ăng ợi thế cạnh t anh và nâng cao năng ực trong doanh nghiệp: Kế
hoạch đào tạo đƣợc thực hiện đúng đắn sẽ mang lại những hiệu quả không nhỏ đối với doanh nghiệp. Có thể nói tới nhƣ: Năng suất lao động cao đạt hiệu quả, việc duy trì bồi dƣỡng nâng cao nhân sự có chất lƣợng sẽ tạo lợi thế cho sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Trang bị tốt cho nhân viên những kỹ năng cần thiết để theo kịp với với sự thay đổi của tổ chức và nền kinh tế hiện nay. Nâng cao năng lực, cải tiến năng suất, chất lƣợng và hiệu quả công việc qua việc sử dụng các kỹ năng mềm trong làm việc. Doanh nghiệp tăng khả năng thích ứng hơn với sự biến động của môi trƣờng. Giảm thiểu tỷ lệ xuất hiện các trƣờng hợp xấu nhƣ: nhân viên nghỉ việc do công việc tạo ra nhiều áp lực, cách quản lý và hoạt động của tổ chức; điều kiện làm việc,…
- Khẳng định vị thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước: Mục đích đào tạo nội bộ không những giúp ích cho cá nhân và doanh
nghiệp mà còn là tiền đề xây dựng sự phát triển cho xã hội giúp giảm thiểu thất nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề cho nhân sự. Đầu tƣ cho đào tạo nội bộ là khoản đầu tƣ chiến lƣợc chủ chốt cho sự phát triển của xã hội. Tạo ra của cải vật chất cho xã hội, làm giàu cho đất nƣớc đồng thời góp phần làm phát triển nền kinh tế, khẳng định vị thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc.
Mục đích cuối cùng trong việc đào tạo nhân lực là phát triển và sử dụng tối đa nguồn nhân lực hiện có và nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả của doanh nghiệp, thông qua việc giúp ngƣời lao động hiểu rõ hơn về công việc, nắm vững hơn nghề nghiệp của mình và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình một cách tự giác hơn, động cơ làm việc tốt hơn, cũng nhƣ nâng cao khả năng thích ứng của họ trong tƣơng lai.