7. KẾT CẤU CỦA NGHIÊN CỨU
1.2.4. Nội dung các hoạt động tham vấn cho học sinh trung học phổ thông
thông
Dựa vào phân loại tham vấn học đƣờng cho học sinh THPT ở mục 1.1.3, các hoạt động trong tham vấn học đƣờng cho học sinh THPT cũng chia thành 4 phần gồm:
1.2.4.1. Tham vấn phòng ngừa
Các hoạt động tham vấn phòng ngừa trong học đƣờng có nhiều hình thức khác nhau nhƣ:
Tuyên truyền phòng ngừa các hành vi tiêu cực trong học đường nhƣ: bạo lực học đƣờng, tác động tiêu cực của mạng xã hội, tệ nạn xã hội, nghiện chất kích thích,...
Giáo dục bồi dưỡng kiến thức nhƣ: giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản, sử dụng không gian mạng lành mạnh,...
Trang bị kỹ năng phòng tránh các hành vi tiêu cực trong học đường
nhƣ: bạo lực học đƣờng, tác động tiêu cực của mạng xã hội, tệ nạn xã hội, nghiện chất kích thích, các vấn đề liên quan tới căng thẳng tâm lý,...
Giao lưu trao đổi kinh nghiệm phòng ngừa vấn đề học đường nhƣ: phòng tránh tai nạn thƣơng tích, xử lý các tình huống xấu bất ngờ,...
Hầu hết các nhiệm vụ trong tham vấn phòng ngừa trong học đƣờng hiện nay đều tập trung hƣớng tới tuyên truyền, phổ biến, cảnh báo và hƣớng dẫn học sinh về các tình huống, nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, bị xâm hại, bị bạo lực, bỏ học, vi phạm pháp luật, nhằm lƣờng trƣớc những nguy cơ, phòng ngừa những trƣờng hợp có thể xảy ra đối với học sinh trong quá trình học tập và phát triển nhân cách của các em.
1.2.4.2. Tham vấn can thiệp
Trong Thông tƣ 33/2018/TT-BGDĐT ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2018 có làm rõ nội dung và các bƣớc can thiệp gồm 3 nhiệm vụ chính:
● Tiếp nhận thông báo và đánh giá ban đầu
● Can thiệp, trợ giúp trƣờng hợp tại cơ sở giáo dục ● Can thiệp, trợ giúp trƣờng hợp tại cộng đồng
Tuy nhiên, để tránh việc bị sa đà, nhầm lẫn với can thiệp trị liệu trong tâm lý, đồng thời để phù hợp với trình độ năng lực của ngƣời phụ trách hoạt động tại các trƣờng THPT hiện nay, đề tài tiếp cận can thiệp dƣới góc độ:
- Tiếp nhận thông tin, đánh giá, phân loại trƣờng hợp ban đầu;
- Hỗ trợ giải tỏa căng thẳng thông qua trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ tâm tƣ, hỗ trợ giải đáp vƣớng mắc của các bạn học sinh.
Hiện nay, hầu hết tại các trƣờng THPT ngƣời phụ trách công tác xã hội đều là giáo viên bộ môn kiêm nhiệm. Xét về năng lực và trình độ chuyên môn đều chƣa thể đáp ứng với toàn bộ yêu cầu của công tác xã hội đƣợc. Vì vậy, đối với những trƣờng hợp có mức độ can thiệp chuyên sâu hiện nay tại các trƣờng THPT, tham vấn viên tại cơ sở thực hiện chức năng kết nối các em tới các dịch vụ phù hợp để giải quyết vấn đề.
1.2.4.3. Tham vấn phục hồi
Tham vấn phục hồi đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm cả tác động trực tiếp hoặc gián tiếp với học sinh, xoay quanh các mặt thể chất, tinh thần, chức năng xã hội. Tuy nhiên, trong đề tài chủ yếu tập trung làm rõ tham vấn phục hồi chức năng xã hội. Học sinh gặp các vấn đề khác nhau sẽ đƣợc tham vấn phục hồi ở các mức độ khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh và nguồn lực hỗ trợ.
Tham vấn viên hồ trợ thông qua 2 hình thức: - Trực tiếp hỗ trợ học sinh;
- Kết nối nguồn lực phù hợp hỗ trợ học sinh.
Tƣơng tự nhƣ với tham vấn can thiệp, tham vấn phục hồi đòi hỏi tính chuyên môn cao mà hầu hết các trƣờng hiện nay chƣa đủ cả về nhân lực cũng
nhƣ vật lực để thực hiện. Việc thực hiện tham vấn phục hồi chủ yếu dừng lại ở mức cơ bản đối với làm việc trực tiếp và gián tiếp thông qua kết nối nguồn lực bên ngoài với các trƣờng hợp phức tạp, đòi hỏi chuyên môn cao.
1.2.4.4. Tham vấn phát triển
Hoạt động tham vấn phát triển trong học đƣờng là các hoạt động nhằm hỗ trợ học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt. Tham vấn phát triển tập trung ở các hoạt động giáo dục cho học sinh về những định hƣớng phát triển phù hợp, đồng thời xây dự kế hoạch cũng nhƣ chƣơng trình giáo dục phù hợp giúp trẻ có thể tự mình ngày một hoàn thiện hơn về mọi mặt trong đời sống.
Một số hoạt động tham vấn phát triển phổ biến hiện nay:
Trang bị kỹ năng sống theo độ tuổi: giao tiếp, quản lý thời gian, quản lý tài chính,...
Bồi dưỡng kiến thức cá nhân nhƣ: định hình năng lực bản thân, phát triển cá nhân,...
Trải nghiệm thực tế và hướng nghiệp: học sinh tham quản và trải nghiệm các công việc khác nhau, định hƣớng nghề nghiệp theo năng lực và sở thích cá nhân,...
TVPT hiện này đang ngày càng đƣợc chú trọng hơn ở các trƣờng THPT, đặc biệt đối với các em học sinh cuối cấp,
1.3. Yếu tố liên quan đến hoạt động tham vấn học đƣờng cho học sinh trung học phổ thông