Mô hình tổ chức của Công ty

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động cho công nhân trực tiếp sản xuất tại công ty cổ phần thương mại và phát triển quốc tế IPM (Trang 41 - 43)

(Nguồn: Phòng TC – HC)

Hình 2.1: Bộ máy tổ chức của Công ty TỔNG GIÁM ĐỐC Phó tổng giám đốc (Phụ trách hành chính) Phó Tổng giám đốc (Điều hành sản xuất) Phòng TCHC Phòng TCKT Phòng Vật tƣ Phòng Kiểm tra chất lƣợng Phòng Kế hoạch Phòng Kỹ thuật Xƣởng cắt

Xƣởng may I Xƣởng may II, III

Xƣởng giặt Xƣởng hoàn thiện

Phòng XNK

Tổng Giám đốc: Là ngƣời đại diện cho Công ty trƣớc pháp luật, là chủ tài khoản của công ty, ngƣời quản lý chung mọi mặt trong công ty, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, đƣa ra các quyết định về tài chính, nhân sự, dầu tƣ và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Phó Tổng Giám đốc (phụ trách hành chính): giúp Tổng Giám đốc về mảng nhân sự, tình hình tài chính cũng nhƣ giải quyết những công việc liên quan đến hành chính, quản lý các phòng TCHC, phòng tài chính kế toán.

- Phó Tổng Giám đốc (phụ trách điều hành sản xuất): giúp Tổng Giám đốc theo dõi tình hình sản xuất, sắp xếp kế hoạch cũng nhƣ chịu trách nhiệm về số lƣợng chất lƣợng sản phẩm hàng hoá; quản lý các phòng: vật tƣ, kiểm tra chất lƣợng, kế hoạch – theo đơn, phòng xuất nhập khẩu, phòng kỹ thuật.

Đánh giá cơ cấu tổ chức của Công ty theo 3 tiêu chí sau: Phân cấp quản lý; chức năng nhiệm vụ và quyền hạn; phối hợp giữa các đơn vị chức năng, các cá nhân, hai khối sản xuất kinh doanh và khối chức năng nhận thấy:

Về phân cấp quản lý, có những điểm đáng ghi nhận nhƣ sau:

IPM phân thành 2 cấp quản lý: Ban giám đốc và các trƣởng phó các phòng, phân xƣởng là hoàn toàn phù hợp trong điều kịên hiên nay, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quy định các chức năng nhiệm vụ và quyền hạn cho các đơn vị. Ngoài ra, sự phân chia thành các tổ đội nhóm nhỏ cũng tạo nên một sự linh hoạt cho tổ chức, kịp thời thực hiện những chức năng nhiệm vụ cụ thể, mang tính ngắn hạn của công ty.

Về quy định chức năng nhiệm vụ và quyền hạn, Công ty Cổ phần Thƣơng Mại và Phát triển quốc tế IPM đã xây dựng một hệ thống văn bản khá đầy đủ và toàn diện quy định cho từng đơn vị, tạo cơ sở tiền đề cho công tác quản lý của đơn vị. Với năng lực và nhiệm vụ của các trƣởng đơn vị thì quyền hạn đƣợc trao là tƣơng đối đầy đủ để có thể thực hiện công việc hiện tại của công ty.

Về quan hệ phối hợp, Công ty đã tạo điều kiện tƣơng đối thuận lợi để các phòng ban, các bộ phận có thể phối hợp hỗ trợ thực hiện lẫn nhau. Trong nội bộ công ty, sự phối hợp giữa hai khối chức năng và sản xuất kinh doanh là khá tốt. Khối chức năng làm tốt chức năng tham mƣu tƣ vấn cho lãnh đạo công ty trong công tác quản lý và hỗ trợ khối sản xuất kinh doanh. Ban giám đốc cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp giữa các bộ phận với nhau, góp phần giảm mâu thuẫn giữa các bộ phận trong quá trình thực thi nhiệm vụ.

Cơ cấu tổ chức của công ty chƣa thể hiện đƣợc sự gắn kết với thị trƣờng, chƣa thể hiện đƣợc định hƣớng thị trƣờng của công ty. Vì vậy, nếu có một sự biến động lớn về thị trƣờng, chẳng hạn nhƣ việc Việt Nam gia nhập WTO, IPM sẽ dễ gặp lúng túng do không đón đầu đƣợc sự thay đổi đó.

Các nhiệm vụ chức năng của các đơn vị còn có nhiều trùng lắp, và trên thực tế nhiều phòng ban chƣa thực hiện đúng với các chức năng nhiệm vụ đƣợc giao phó, gây cản trở trong việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của bộ phận có liên quan.

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động cho công nhân trực tiếp sản xuất tại công ty cổ phần thương mại và phát triển quốc tế IPM (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)