Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động cho công nhân trực tiếp sản xuất tại công ty cổ phần thương mại và phát triển quốc tế IPM (Trang 43 - 45)

Sau 9 năm phát triển, Công ty Cổ phần Thƣơng Mại và Phát triển quốc tế IPM đã trở thành nhà cung cấp sản phẩm dệt may hàng đầu Việt Nam, xuất khẩu hàng hóa ra thị trƣờng Nhật Bản. Công ty không ngừng mở rộng quy mô sản xuất để nâng cao chất lƣợng sản phẩm, chất lƣợng lao động, do đó doanh thu không ngừng tăng trƣởng qua các năm, tình hình tài chính ổn định, đảm bảo nâng cao đời sống cho ngƣời lao động.

Bảng 2.1 : Một số chỉ tiêu từ kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thƣơng Mại và Phát triển quốc tế IPM từ 2018-2020

Đơn vị tính: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 So sánh các năm 2019/2018 2020/2019 Chênh lệch Tỉ lệ (%) Chênh lệch Tỉ lệ (%) 1 Tổng doanh thu 211.815 266.767 226.287 54.951 25,94 -40.480 -15,17

2 Doanh thu thuần 210.581 226.666 222.403 16.084 7,64 -4.263 -1,88

3 Giá vốn hàng bán 200.303 206.515 218.560 6.212 3,10 12.045 5,83

4 LN trƣớc thuế 10.278 20.151 3.842 9.872 96,05 -16.308 -80,93

5 LN sau thuế 9.545 17.072 3.178 7.527 78,86 -13.894 -81,39

6 Tỷ suất lợi nhuận 4,51 6,40 1,40 1,89 42,01 -5 -78,06

(Nguồn: Báo cáo KQHĐKD năm 2018 -2019, Phòng tài chính kế toán)

Tình hình kinh doanh của công ty biến động qua các năm cụ thể:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Đây là một chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong 3 năm qua chỉ tiêu này khá biến động, có sự chênh lệch rất lớn. Năm 2019, doanh thu của Công ty Cổ phần Thƣơng Mại và Phát triển quốc tế IPM tăng mạnh, tăng gần 55 tỷ đồng so với năm 2018, tƣơng đƣơng tăng 25.94%. Nguyên nhân là do trong năm này Công ty đã ký đƣợc nhiều đơn đặt hàng lớn với các bạn hàng lớn. Điều này chứng tỏ số lƣợng công việc của công ty ngày càng tăng, uy tín của công ty cũng đƣợc khẳng định. Tuy nhiên đến năm 2020, doanh thu của công ty giảm hơn 40 tỷ đồng so với năm 2019 do ảnh hƣởng của đại dịch covid thị trƣờng xuất khẩu giảm.

Các quốc gia này đã tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp dệt may của họ nhƣ đã làm trong năm 2019, đặc biệt là chính sách phá giá đồng nội tệ nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút khách hàng.

Giá vốn hàng bán: Trong 3 năm qua giá vốn hàng bán tăng qua các năm, với, các chi phí sản xuất nhƣ nguyên vật liệu, điện, chi phí lao động và quản lý trong kỳ không hề giảm so với năm trƣớc, tạo nên ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm lợi nhuận của doanh nghiệp sụt giảm mạnh, chỉ đạt 3 tỷ đồng, giảm 81.39% so với cùng kỳ năm 2019.

Lợi nhuận sau thuế: Doanh thu thuần không ổn định năm 2018, 2019, 2020, đồng thời giá cả nguyên vật liệu, chi phí nhân công tăng lên, làm lợi nhuận giảm đi. Năm 2019 công ty có lợi nhuận cao nhất lên đến 17 tỷ đồng, tăng 78.86% so với năm 2018, đánh dấu sự thành công của Công ty Cổ phần Thƣơng Mại và Phát triển quốc tế IPM . Tuy nhiên, do ảnh hƣởng của nền kinh tế Mỹ và EU, đồng thời đối mặt chính sách bảo hộ mặt hàng dệt may các nƣớc nhƣ Ấn Độ, Trung Quốc, doanh thu giảm mạnh, chi phí về giá vốn hàng bán tăng cao, dẫn đến lợi nhuận giảm mạnh vào năm 2020.

Từ bảng 2.1 có thể thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2018-2020 biến đổi phức tạp, tuy công ty vẫn kinh doanh có lãi (lũy kế) nhƣng hiện tại đối mặt nhiều các thách thức và khó khăn, thị trƣờng cạnh tranh với nhiều đối thủ gia nhập, hàng hóa Việt Nam đang dần mất lợi thế về chi phí nhân công giá rẻ. Với các chính sách tăng lƣơng tối thiểu hiện nay, các doanh nghiệp may sẽ phải chịu nhiều áp lực từ chi phí BHYT, BHXH tăng cao.

Một phần của tài liệu Tạo động lực lao động cho công nhân trực tiếp sản xuất tại công ty cổ phần thương mại và phát triển quốc tế IPM (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)