Giải pháp về

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 5 (Trang 63 - 68)

- Xác định rõ chức năng , nhiệm vụ của các bộ phận, các phân hệ trong bộ máy cơ cấu tổ chức của công ty, xây dựng bản mô tả công việc chi tiết cho từng vị trí, cần có sự phân biệt tương đối về tính chất, công việc của các bộ phận, phân hệ để tránh sự chồng chéo giữa các bộ phận.

- Tạo điều kiện để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý để tiếp cận với các phương thức quản lý mới vì các cán bộ quản lý của công ty chủ yếu có trình độ chuyên môn tốt, giàu kinh nghiệm nhưng các kiến thức về quản trị ch ưa được hệ thống đặc biệt là các kiến thức về hoạch định chiến lược và giải quyết các vấn đề quản trị con người trong tổ chức.

- Tăng cường cơ chế và các hình thức phối hợp giữa các bộ phận phân hệ trong tổ chức để hoạt động của cá bộ phận có thể phối hợp ăn ý với nhau nhằm thực hiện mục tiêu chung của công ty.

- Giảm thiểu các vị trí, chức danh không cần thiết ở bộ phận văn phòng và các phòng ban chức năng ở các xí nghiệp để tiết kiệm chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

- Tăng cường tính phi tập trung ở các xí nghiệp đúc, xí nghiệp xây dựng, xí nghiệp cơ khí để tăng tính chủ động và tính sang tạo của các cán bộ công nhân viên trong từng xí nghiệp đồng thời cũng tăng thêm tinh thần trách nhiệm cho các cán bộ quản lý trong việc duy trì, nâng cao năng lực cạnh tranh của từng xí nghiệp mình.

- Trong công tác lập kế hoạch, các cán bộ quản lý cần có sự phối hợp với các phòng ban, phân hệ trong toàn công ty để đưa ra định hướng và tầm nhìn mang tính chiến lược cho Công ty.Dựa trên các kế hoạch chiến lược đó, các phân hệ trong công ty cần có kế hoạch xây dựng các kế hoạch, mục tiêu chiến lược riêng cho từng đơn vị mình một cách hợp lý và đúng đắn theo định hướng khách hàng phải rõ ràng ở tất cả các cấp độ của mục tiêu.Chiến lược là cơ sở giúp công ty hoạt động đúng.Một bản

kế hoạch đúng đắn sẽ là kim chỉ nan cho mọi hoạt động của công ty, tạo nên sức mạnh mang tính tiềm năng cho công ty.

3.3.7.Giải pháp về công nghệ.

- Nghiên cứu cải tiến công nghệ dựa trên những công nghệ đã có sẵn thông qua v iệc tích cực học hỏi công nghệ ở các nước công nghệ phát triển, phát huy kinh nghiệm và sự sang tạo của các kỹ sư trong công ty.

- Đối với những thiết bị máy móc đã cũ, trình độ khoa học kỹ thuật đã lạc hậu, chi phí bảo dưỡng , sửa chữa tốn kém thì cần được thanh lý bớt để giảm chi phí sửa chữa cho công ty, mở rộng diện tích nhà xưởng.

-Tăng cường năng lực quản lý công nghệ của bộ phận quản lý để lựa chọn công nghệ phù hợp với khả năng vốn và nhu cầu sản xuất sản phẩm dịch vụ của công ty. -Để thích ứng với nền kinh tế thị trường, Công ty cần nhanh chóng loại bỏ hình thức tổ chức các xí nghiệp theo mô hình khép kín, tăng cường phân công hợp tác, chuyên môn hóa để có thể tận dụng thế mạnh của từng đơn vị, tận dụng tối đa năng lực thiết bị và có điều kiện đi sâu cải tiến công nghệ, nâng cao hiệu quả đầu tư , nhanh chóng đẩy mạnh ứng dụng các phương pháp công nghệ mới tiên tiến như: đúc khuôn khô tự đông cứng, dập chính xác; đổi mới về cơ bản công nghệ và thiết bị nhiệt luyện, mạ, sơn, phủ... Ðặc biệt, công ty cần chú ý tới các lĩnh vực công nghệ tiên tiến hiện nay như cơ điện tử, công nghệ nano mà trên thế giới đang áp dụng.

3.3.8.Xây dựng văn hoá Công ty.

Văn hoá doanh nghiệp quyết đinh cách thức thực sự doanh nghiệp đó giải quyết công việc, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Văn hoá doanh nghiệp bao gồm một loạt những tiêu chuẩn như niềm tin, cách thức nhìn nhận sự việc, các giá trị cốt yếu và lối ứng xử giữa mọi người trong doanh nghiệp.Văn hoá doanh nghiệp thường ăn sâu vào niềm tin nên có vai trò quan trọng trong viêc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của tổ chức. Do đó, việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp là điều cần thiết phải thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.Em xin đề xuất một số giải pháp để xây dựng một nền văn hoá doanh nghiệp tốt hơn cho Công ty như sau:

- Khi đặt ra định hướng, tầm nhìn, kế hoạch chiến lược cho Công ty, ban lãnh đạo công ty cần tuyên truyền, tạo điều kiện để mọi cán bộ công nhân viên tr ong công ty đều hiểu, và đồng long, quyết tâm thực hiện kế hoạch.

- Xây dựng cách đánh giá rõ ràng về hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty: cho phép các cán bộ quản lý các phòng ban và các xí nghiệp trực thuộc thảo luận tự do về những mục tiêu họ mong muốn đạt và có khả năng đạt được trong từng giai đoạn nhất định, khi đó việc thực hiện các kế hoạch chiến lược sẽ thực tế và khả thi hơn. - Bên cạnh các mục tiêu chiến lược cấp cao, các cán bộ quản lý cần yêu cầu mỗi thành viên trong công ty tự đặt ra mục tiêu riêng cho mình theo định hướng kế hoạch chiến lược của tổ chức và thường xuyên thảo luận với họ về tiến độ trong công việc và kết quả đạt được.

- Xây dựng một môi trường làm việc trong sạch, xây dựng các mối quan hệ ứng xử tốt đẹp giữa các thành viên trong công ty, tạo ra một môi trường cởi mở, thân thiện, các thành viên luôn yêu quý và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, có thể chia sẻ học hỏi lẫn nhau các thông tin, kiến thức trong công việc một cách thoải mái, tạo điều kiện tốt để công ty có thể đạt được những mục tiêu của mình.

- Thực hiện khen thưởng theo nguyên tắc công bằng, gắn liền hiệu quả công việc với khen thưởng, việc khen thưởng không chỉ về vật chất mà cần có sự vinh danh, các hình thức khen thưởng động viên tinh thần khác như sự thừa nhận về thành tích mà cá nhân đã mang lại cho công ty.

- Xây dựng một tinh thần tập thể vững mạnh thông qua việc xác định những giá trị cốt lõi của Công ty: mọi người trong công ty cần cam kết rằng họ có chung một vài niềm tin nào đó trong những giá trị cốt lõi mà tất cả mọi người trong công ty đều chấp nhận và ở đó người ta trân trọng chính bản thân họ khi phục vụ cho mục đ ích của công ty lẫn cá nhân.Những giá trị cốt lõi công ty cần xây dựng bao gồm: khả năng học hỏi và sáng tạo không ngừng, sự đổi mới, tính công bằng, sự tôn trọng, khả năng thích ứng với sự thay đổi của môi trường, thái độ tôn trọng khách hàng và tinh thần trách nhiệm.Những giá trị cốt lõi này là những quy định không thành văn nhưng được mọi người tự giác tuân thủ.

- Xây dựng cho công ty một nền văn hoá để công ty trở thành một tổ chức học hỏi, tạo điều kiện để mọi thành viên trong công ty đều cố gắng học hỏi và phát triển không ngừng, tạo ra khả năng sáng tạo không ngừng cho công ty, mọi cán bộ công nhân viên trong công ty đều có thể tạo ra sản phẩm dịch vụ mới có giá trị với khách hàng và phải được trả công xứng đáng, đánh gía nhân viên và trả công theo kết quả công việc. Một tổ chức học hỏi là một tổ chức học hỏi không ngừng, sang tạo không ngừng và đi lên phát triển từ những sáng tạo đó.

3.3.Tóm tắt chương III.

Chương III đã hệ thống hoá các vấn đề chính sau:

- Thể hiện rõ sứ mệnh, tầm nhìn của Công ty Cơ khí xây dựng số 5.

- Đưa ra chiến lược phát triển, chiến lược cạnh tranh của công ty giai đoạn 2010 - 2015.

- Đề ra các giải pháp chiến lược bao gồm 8 nhóm giải pháp chính mang tính thực tế và phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty nhằm thực hiện các chiến lược của công ty đồng thời nâng cao được năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần cơ khí xây dựng số5 trong tình trạng cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt như hiện nay.

KẾT LUẬN

Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 5, được sự chỉ bảo của PGS – TS Lê Thị Vân Anh và các cô chú, anh chị Công ty Cổ Phần Xậy dựng số 5 em đã có cơ hội vận dụng các lý luận, lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường thực tế. Nhận thức được vai trò quan trọng của công tác nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, em đã chọn đề tài này với mong muốn công ty ngày càng vững mạnh và phát triển trong thời gian tới.

Dựa trên cơ sở lý luận chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và tình hình thực tế của nghành cơ khí tại Việt Nam khi hội nhập WTO, và thực tế kinh tế vĩ mô của Việt Nam chuyên đề đã đi sâu phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty, từ đó đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cở hội và thách thức của công ty cũng như những mặt tích cực và vướng mắc còn tồn đọng, nguyên nhân của nó. Em đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm mục đích nâ ng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 5. Cuối cùng em mượn lời của ông Trương Đình Tuyển nói về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế: "Cạnh tranh không phải là làm ra cái tốt nhất mà là làm ra những cái hợp lý nhất, trong đó phải tạo cho được sự khác biệt" .Ông Tuyển cho rằng hiện nay quy mô doanh nghiệp nhỏ không phải là vấn đề mà quan trọng là tốc độ phát triển. Vì thế, doanh nghiệp phải đánh giá lại xem mình đang ở đâu để cải tiến; lựa chọn sản phẩm, khách hàng mục tiêu; rà soát lại quy trình quản lý, côngnghệ...

Do thực hiện trong sự giới hạn về thời gian, phạm vi nghiên cứu của đề tài rộng và khả năng, kiến thức của bản thân còn hạn chế nên chuyên đề tốt còn nhiều thiếu sót. Vì vậy em kính mong nhận được ý kiến đóng góp của cô giáo hướng dẫn để hoàn thiện hơn chuyên đề của mình .

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn PGS – TS Lê Thị Anh Vân và các cô chú, anh chị Công ty Cổ phần Cơ khí Xây dựng số 5 đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 5 (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)