Những điểm mạnh của Công ty (S )

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 5 (Trang 53 - 56)

- Công ty có đội ngũ cán bộ lãnh đạo và các cán bộ công nhân viên nhiệt tình làm việc, luôn tâm huyết và yêu nghề, đoàn kết tốt, luôn học tập, có ý chí ti ến thủ, luôn đổi mới phát huy sáng tạo trong công việc và xây dựng phát triển công ty.

- Uy tín chất lượng sản phẩm dịch vụ phục vụ ngày càng được khách hàng tín nhiệm.

- Gía thành sản phẩm dịch vụ của công ty khá cạnh tranh so với các đối thủ trong ngành.

- Công ty có khả năng sản xuất những sản phẩm dịch vụ đòi hỏi công nghệ, có nhiều chi tiết phức tạp

- Công ty có chế độ bảo hành tương đối tốt đối với các sản phẩm dịch vụ mình cung cấp.

- Luôn đảm bảo đúng thời gian giao hàng và tiến độ thực hiện hợp đồng với khách hàng.

- Diện tích nhà xưởng, kho bãi của công ty tương đối rộng.

2.3.2.Những điểm yếu của Công ty ( W ). - Tay nghề, trình độ công nhân không đồng đều.

- Sản xuất cung cấp sản phẩm dịch vụ chủ yếu theo các đơn đặt hàng của khách hàng nên công ty chưa chủ động được trong quá trình sản xuất.

- Mẫu mã sản phẩm của công ty chưa đa dạng.

- Chưa có phương pháp marketing tốt, chưa có con người đủ trình độ trong hoạt động marketing.

- Chưa tìm hiểu sâu sắc về nhu cầu và xu hướng của các nhóm khách hàng. - Công ty chưa có đủ thông tin và khả năng để dự báo được các đối thủ tiềm ẩn. Mặt khác sản phẩm của công ty chủ yếu dựa trên truyền thống sản xuất kinh doanh từ trước đến nay, chưa có sản phẩm mang tính thế mạnh, đặc thù.

- Bộ máy quản lý, phòng ban chưa gọn nhẹ, lề lối là m việc chưa phù hợp, còn trùng lặp kéo dài thời gian. Đội ngũ cán bộ công nhân viên quá đông, mọi chi phí đều phát sinh với số lượng lớn kể cả chi phí phúc lợi xã hội.

- Nhà xưởng nhiều chỗ đã cũ, cần đầu tư sửa chữa, công nghệ máy móc thiết bị mới chỉ ở tầm trung.

-Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty vẫn còn có những hạn chế, số lượng kĩ sư tốt nghiệp đại học còn ít , lao động phổ thông còn nhiều dẫn tới việc tiếp thu, đổi mới công nghệ của Công ty hiện nay còn bị động, khả năng cải tiến máy móc, công nghệ chưa linh hoạt. Đồng thời cơ cấu tổ chức của công ty có tính chuyên môn hoá quá cao, khả năng phối hợp giữa các bộ phận, phòng ban còn kém, làm giảm sự phối hợp, khả năng sáng tạo của người lao động.

2.3.3.Các cơ hội với Công ty ( O ).

- Cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế có chiều hướng khôi phục phát triển trở lại, tiềm năng thị trường cơ khí xây dựng rất lớn.

- Chính phủ đặc biệt quan tâm đến ngành Cơ khí, với Quyết định

186/2002/QĐ/TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới 2020, và Quyết định số 10/2009/QĐ-TTg ban hành cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm; thành lập Ban chỉ đạo Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải làm Trưởng ban; Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng làm Phó Trưởng ban.

- Được sự giúp đỡ của Bộ xây dựng, Tổng công ty cơ khí xây dựng và các Công ty trực thuộc tổng công ty.

- Khách hàng ngày càng tin tưởng và tín nhiệm các sản phẩm dịch vụ do công ty cung cấp.

2.3.4.Các mối thách thức với Công ty ( T ).

- Sức ép cạnh tranh về công nghệ, dây chuyền sản xuất các sản phẩm cơ khí và xây lắp với các tập đoàn cơ khí xây dựng lớn, đã có uy tín và thương hiệu mạnh trên thị trường, tiềm lực vốn lớn.

- Cuộc cạnh tranh về giá các sản phẩm dịch vụ cơ khí xây dựng với các làng nghề thủ công, các công ty cơ khí xây dựng nhỏ hơn.

- Gía cả các nguyên vật liệu đầu vào, thép… trong mấy tháng đầu năm tăng cao đang là thách thức lớn đối với công ty.

- Những yêu cầu của khách hàng về chất lượng, giá thành sản phẩm dịch vụ ngày càng cao.

- Khoa học công nghệ thay đổi từng ngày, giá thành máy móc thiết bị trong ngành cơ khí xây dựng lại khá đắt đỏ nên muốn đổi mới công nghệ thường xuyên đòi hỏi công ty phải có tiềm lực vốn lớn.

2.4.Tóm tắt chương II.

Chương 2 đã hệ thống hóa các vấn đề chính sau:

-Khái quát được sơ lược quá trình hình thành phát triển của Công ty Cơ khí xây dựng số 5

- Giới thiệu khái quát về cơ cấu sơ đồ tổ chức bộ máy công ty và các sản phẩm dịch vụ công ty cung cấp.

-Sử dụng tổng hợp các mô hình PEST, mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter, mô hình phân tích môi trường bên trong của tổ chức dựa trên các chức năng hoạt động của tổ chức,mô hình SWOT để phân tích một cách chi tiết thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần cơ khí xây dựng số 5.

Chương III. Các đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Cơ khí xây dựng số 5.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần cơ khí xây dựng số 5 (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)