Khái niệm xuất khẩu hàng hoá và đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do việt nam liên minh kinh tế á – âu (Trang 29 - 32)

1 1 1 1 Xuất khẩu hàng hoá

Theo A Smith, phân công lao động xã hội dẫn đến chuyên môn hóa sản xuất để tạo ra một khối lượng hàng hóa lớn không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà còn có thể xuất khẩu ra nước ngoài Theo học thuyết lợi thế so sánh của D Ricardo khi một quốc gia sản xuất và đem trao đổi những mặt hàng có lợi thế so sánh của mình với một quốc gia khác thì cả hai quốc gia đều thu được lợi nhuận Như vậy, xuất khẩu hàng hóa là một hoạt động tất nhiên xảy ra khi phân công lao động xã hội đạt được một trình độ nhất định Bởi thế, có nhiều cách hiểu khác nhau về xuất khẩu hàng hóa như:

Như vậy có thể hiểu xuất khẩu là hoạt động kinh doanh với phạm vi vượt ra khỏi biên giới quốc gia hoặc là hoạt động buôn bán của một nước với nước khác trên phạm vi quốc tế Đây không phải là hành vi mua bán đơn lẻ mà là cả hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức cả bên trong lẫn bên ngoài nhằm thúc đẩy hàng hóa phát triển ổn định đem lại lợi ích cho quốc gia

Hay xuất khẩu hàng hóa là hoạt động đưa hàng hóa ra khỏi một nước (từ quốc gia này sang quốc gia khác) để bán trên cơ sở dùng tiền làm phương tiện thanh toán hoặc trao đổi lấy một hàng hóa khác có giá trị tương đương Một cách khái quát có thể hiểu, xuất khẩu là việc đưa hàng hóa ra nước ngoài nhằm thực hiện giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa

Theo quy định tại Điều 28, Luật Thương mại năm 2005, xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật Đến nay, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 nhưng vẫn tiếp tục sử dụng định nghĩa nêu trên của Luật Thương mại năm 2005

1 1 1 2 Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá

Thông qua quá trình nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu, tác giả nhận thấy, đẩy mạnh xuất khẩu là các biện pháp nhằm tăng cường các hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia với các quốc gia khác dưới hình thức mua bán thông qua quan hệ thị trường nhằm khai thác lợi thế của một quốc gia trong phân công lao động quốc tế Đây là hoạt động diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng hóa tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị, công nghệ kỹ thuật cao Tất cả các hoạt động đó đều nhằm đem lại lợi ích cho quốc gia

Đẩy mạnh xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rộng cả về không gian và thời gian Nó có thể diễn ra trong một thời gian ngắn hoặc có thể kéo dài hàng năm Đồng thời, nó có thể được tiến hành trên phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau Ngày nay, các quốc gia trên thế giới dù là những nước lớn hay những quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì đẩy mạnh xuất khẩu vẫn là việc làm cần thiết Bởi lẽ, đẩy mạnh xuất khẩu sẽ góp phần tăng tổng sản phẩm kinh tế quốc dân, phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân và tăng tiềm lực về an ninh quốc phòng Do đó, đẩy mạnh xuất khẩu là việc làm hết sức quan trọng, có ý nghĩa trước mắt và lâu dài đối với một quốc gia

1 1 2 Các tiêu chí đánh giá việc xuất khẩu hàng hóa

1 1 2 1 Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá

Kim ngạch xuất khẩu được hiểu là tổng giá trị mà hàng hóa được xuất đi hay lượng tiền mà thu về được của nước xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu thường được tính trong một khoảng thời gian nhất định, có thể là theo tháng, quý hay theo năm và được quy đổi đồng bộ ra một loại tổ chức tiền tệ nhất định (Hanan Khazragui, 2011) Kim ngạch xuất khẩu được xác định bằng công thức sau:

Kim ngạch xuất khẩu = Giá xuất khẩu sản phẩm x Số lượng sản phẩm xuất khẩu trong một giai đoạn, thời kỳ nhất định

Chỉ tiêu này có ưu điểm là phản ánh được toàn bộ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, có thể dùng để so sánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp giữa các kì kinh doanh với nhau Tuy nhiên, nhược điểm của nó là phụ thuộc vào yếu tố giá cả và thị trường là yếu tố quyết định giá trị hàng hoá xuất khẩu

Trong quá trình đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng hóa của một quốc gia sang một quốc gia khác, ngoài việc đánh giá thông qua sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bằng con số cụ thể còn có thể đánh giá thông qua chỉ số tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu Việc so sánh tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu giữa các quốc gia xuất khẩu vào cùng một quốc gia thị trường mục tiêu có thể cho thấy thị phần của hàng hóa xuất khẩu của quốc gia đó tại quốc gia thị trường mục tiêu

1 1 2 2 Thị phần sản phẩm xuất khẩu hàng hoá

Thị phần sản phẩm xuất khẩu được đo bằng tỷ lệ phần trăm giữa kim ngạch xuất khẩu sản phẩm của một nước xuất khẩu với tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm cùng loại của thị trường nước nhập khẩu

Thị phần sản phẩm xuất khẩu được xác định bằng công thức sau: Nx=( Mx/M)x100%

Trong đó, Nx là thị phần sản phẩm X xuất khẩu; Mx là kim ngạch xuất khẩu sản phẩm X vào thị trường nhập khẩu mục tiêu; M là tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm X của thị trường nhập khẩu mục tiêu

Chỉ tiêu này sẽ cho biết sản phẩm nào có thị phần xuất khẩu càng lớn thì càng có khả năng xuất khẩu cao Ngược lại, một sản phẩm có thị phần nhỏ hay giảm sút trên thị trường thì sản phẩm đó có khả năng xuất khẩu yếu, khả năng ảnh hưởng của sản phẩm đối với thị trường nước nhập khẩu là thấp

1 1 2 3 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu

Cơ cấu xuất khẩu là tổng thể các bộ phận giá trị hàng hoá xuất khẩu hợp thành tổng kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia cùng với những mối quan hệ ổn định và phát triển giữa các bộ phận hợp thành đó trong một điều kiện kinh tế - xã hội cho trước tương ứng với một thời kỳ xác định (Leonidou, 2011) Nền kinh tế như thế nào thì cơ cấu xuất khẩu như thế và ngược lại, một cơ cấu xuất khẩu phản ánh trình độ phát triển kinh tế tương ứng của một quốc gia Cơ cấu xuất khẩu bao giờ cũng thể hiện qua hai thông số: số lượng và chất lượng Số lượng thể hiện thông qua tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng thể và là hình thức biểu hiện bên ngoài của một cơ cấu xuất khẩu Còn chất lượng phản ánh nội dung bên trong, không chỉ của tổng thể kim

ngạch xuất khẩu mà còn của cả nền kinh tế (Zornitsa, 2015) Do những đặc trưng như vậy nên cơ cấu xuất khẩu là một đối tượng của công tác kế hoạch hoá phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những tiêu thức quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang thị trường liên bang nga trong bối cảnh thực thi hiệp định thương mại tự do việt nam liên minh kinh tế á – âu (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(170 trang)
w