2 2 1 Bối cảnh ra đời của Liên minh kinh tế Á-Âu
Sau khi kết thúc chiến tranh Lạnh và sự sụp đổ của Liên Xô, Nga và các nước cộng hòa Trung Á đối mặt với việc nền kinh tế đang khủng hoảng trầm trọng và sự sụt giảm tăng trưởng GDP Ngay sau đó, nhiều nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ vẫn giữ quan hệ gần gũi với Nga và hình thành các tổ chức đa phương như Cộng đồng Kinh tế Á Âu, Nhà nước Liên minh Nga Belarus, Cộng đồng Liên minh thuế quan kinh tế Á Âu Belarus, Kazakhstan, Nga, Liên minh Âu Á (thay thế Cộng đồng Kinh tế Á Âu từ ngày 01/01/2015) nhằm tăng cường hợp tác kinh tế, an ninh, để từ đó cải thiện được tình hình sụt giảm trầm trọng của nền kinh tế các nước trong khu vực
Năm 1999, Belarus, Kazakhstan, Nga, Kyrgyzstan và Tajikistan đã ký hiệp định về Liên minh Thuế quan và Không gian kinh tế thống nhất vì các mục tiêu và các chính sách mà các quốc gia đang theo đuổi để bước đầu hình thành nên Liên Minh Thuế quan Á Âu và Không gian Kinh tế thống nhất
Để tiến xa hơn trong việc liên kết và hợp tác kinh tế, năm 2000, Belarus, Kazakhstan, Nga, Kyrgyzstan và Tajikistan đã thành lập Cộng đồng Kinh tế Á Âu (EurAsEC), Uzbekistan đã tham gia vào năm 2006 Mục tiêu nhằm thành lập một thị trường chung thống nhất cho tất cả các nước thành viên Cộng đồng Kinh tế Á Âu
được ra đời dựa trên khuôn mẫu của Cộng đồng Kinh tế châu Âu với quy mô dân số trên 171 triệu dân (vào năm 2000) Đây là nền tảng để tiếp tục hoàn thành tiến trình hội nhập tiến tới thành lập một thị trường chung thống nhất
Đến ngày 01/01/2010, tiến trình hợp tác giữa các quốc gia này được tiến thêm một bước nữa khi Liên minh Hải quan Á Âu (Eurasian Customs Union, viết tắt: EACU) được chính thức thành lập Liên minh ban đầu gồm Belarus, Kazakhstan, và Nga, sau đó kết nạp thêm Armenia và Kyrgyzstan từ ngày 1 tháng 1 năm 2015
Liên minh Hải quan được thành lập bước đầu sẽ như là một tổ chức giống với Liên minh châu Âu Các thành viên sẽ hội nhập nền kinh tế và gỡ bỏ hàng rào thuế quan giữa các nước sau tháng 6 năm 2011 Ngày 19 tháng 11 năm 2011, các nước thành viên đã đặt ra một nhiệm vụ chung trong việc liên kết các nền kinh tế, kế hoạch thành lập Liên minh kinh tế Á-Âu vào năm 2015 Ngày 1 tháng 1 năm 2012, ba thành viên đã hình thành một không gian kinh tế chung để tiến tới thành lập một liên minh kinh tế thống nhất
Sự hình thành của Liên minh được xây dựng dựa trên 3 hiệp định vào các năm 1995, 1999 và 2007 Hiệp định đầu tiên vào năm 1995 quyết định việc thành lập Liên minh, vào năm 1999 hiệp định thứ hai được ký kết nêu lên các thức tổ chức, và cuối cùng vào năm 2007 chính thức tuyên bố việc thành lập một khu vực kinh tế xóa bỏ hàng rào thuế quan và việc hình thành Liên minh
Dựa trên cơ sở thống nhất hai Tổ chức tiền thân là Cộng đồng kinh tế Á Âu và Liên minh Hải quan Á Âu, một liên minh kinh tế giữa Armenia, Kazakhstan, Nga, Belarus và Kyrgyzstan được chính thức ra đời vào ngày 29/05/2014 đó là Liên minh Kinh tế Á Âu (Eurasian Economic Union viết tắt EAEU) Lễ ký kết Hiệp ước về Liên minh Kinh tế Á-Âu được tổ chức tại Astana, Kazakhstan vào ngày 29 tháng 5 năm 2014
2 2 2 Tiến trình đàm phán FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu
Trong bối cảnh các nước và các khu vực trên thế giới đang đặc biệt quan tâm đến đẩy mạnh phát triển hợp tác với các nước thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, Liên minh kinh tế Á-Âu cũng đã nhận ra tiềm năng phát triển của thị trường Việt Nam cũng như những nguồn lực về tài nguyên thiên
nhiên và nguồn nhân công dồi dào Ngược lại, khu vực các nước thuộc Liên minh kinh tế Á-Âu từ trước đến nay vẫn luôn được đánh giá là một thị trường lớn và đầy tiềm năng với trên 180 triệu dân, trữ lượng tài nguyên thiên nhiên phong phú, với tổng GDP đạt trên 2 000 tỷ USD, kim ngạch ngoại thương đạt khoảng 1 000 tỷ USD Nhận ra được những tiềm lực phát triển của đôi bên, Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu đã cùng thống nhất để đi tới quá trình đàm phán hợp tác và thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa các nước trong khu vực, FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu là một trong những hiệp định đánh dấu sự bắt đầu cho tiến trình đó
Bắt đầu cho tiến trình đàm phán giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu hiện nay, ngày 28/03/2013 FTA giữa Việt Nam và Liên minh thuế quan Nga – Belarus – Kazakhstan (Tiền thân của Liên minh kinh tế Á-Âu) chính thức được khởi động quá trình đàm phán Sau tổng cộng 8 vòng đàm phán chính thức và nhiều vòng không chính thức, chiều 14/12/2014, hai bên đã đã thống nhất ký thông báo kết thúc cơ bản đàm phán, tiếp tục thúc đẩy quá trình trao đổi, tham vấn nội bộ để nhanh chóng hoàn tất những vấn đề kỹ thuật còn lại nhằm có thể ký kết VCUFTA vào đầu năm 2015 Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán, vào ngày 29/05/2014, ba nước Nga – Belarus – Kazakhstan đã thành lập Liên minh kinh tế Á-Âu thay cho Liên minh thuế quan giữa ba nước trước đây và kết nạp thêm hai thành viên mới là Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan Sau đó tiến trình đàm phán cho Hiệp định giữa Việt Nam và Liên minh Thuế quan Á Âu (hiện nay là Liên minh kinh tế Á-Âu) vẫn được tiếp diễn theo đúng tiến độ, ngày 29/05/2015 FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu đã được hai Bên thông qua và ký kết chính thức Sau khoảng nửa năm đàm phán tích cực, dưới sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ cũng như Lãnh đạo Bộ Công Thương, Tổ Công tác đã hoàn tất đàm phán và các Trưởng đoàn đàm phán đã ký tắt Nghị định thư về ô tô giữa Việt Nam và Nga vào ngày 15 tháng 01 năm 2016 tại Moskva, Nga và Nghị định thư về ô tô giữa Việt Nam và Belarus vào ngày 20 tháng 1 năm 2016 tại Minsk, Belarus Tiếp theo đó, lần lượt các nước trong Liên minh kinh tế Á-Âu là Kazakhstan, Nga, Belarus, Armenia đã ký kết sắc lệnh phê chuẩn Hiệp định Cuối cùng vào ngày 05/10/2016, FTA giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á-Âu đã chính thức có hiệu lực, mở ra một giai đoạn mới trong việc phát triển thương mại, góp phần
tạo thêm động lực để tăng trưởng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia EAEU bao gồm: Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan
2 2 3 Nội dung chính của FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu
Về tổng thể, Liên minh kinh tế Á-Âu và Việt Nam sẽ dành cho nhau mức mở cửa thị trường hàng hóa chiếm khoảng 90% số dòng thuế, tương đương vào khoảng trên 90% kim ngạch thương mại song phương Ngoài ra, FTA này cũng quy định các biện pháp nhằm tăng tính minh bạch của các hoạt động quản lý Nhà nước trong thương mại, tăng cường hợp tác giữa các cơ quan quản lý Nhà nước của hai bên về hải quan, quản lý chất lượng, kiểm dịch động thực vật và vệ sinh an toàn thực phẩm Bên cạnh đó, FTA cũng có một chương quy định về thương mại dịch vụ, đầu tư và di chuyển thể nhân
Cụ thể, FTA Việt Nam – Liên Minh kinh tế Á-Âu bao gồm 15 chương chính, bao gồm:
- Nhóm về hàng hóa: Các Chương Thương mại hàng hóa, Quy tắc xuất xứ, Phòng vệ thương mại, Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), Thuận lợi hóa và hải quan
- Nhóm khác: Các Chương Thương mại dịch vụ, Đầu tư, Sở hữu trí tuệ, Thương mại điện tử, Cạnh tranh, Pháp lý và thể chế Riêng Chương Thương mại dịch vụ, Đầu tư và di chuyển thể nhân được đàm phán song phương giữa Việt Nam và Liên bang Nga và các cam kết đạt được chỉ áp dụng song phương giữa hai nước (không áp dụng cho các đối tác khác trong Liên minh kinh tế Á-Âu)
- Các Phụ lục về mở cửa thị trường Hàng hóa, Dịch vụ, Đầu tư, Quy tắc xuất xứ với 11,360 dòng thuế được đàm phán
2 2 4 Các cam kết của Liên minh kinh tế Á-Âu trong hiệp định
2 2 4 1 Cam kết về thuế quan
Cam kết mở cửa thị trường hàng hóa (qua loại bỏ thuế quan) của Liên minh kinh tế Á-Âu cho Việt Nam có thể chia thành các nhóm sau:
- Nhóm loại bỏ thuế quan ngay sau khi hiệp định có hiệu lực (EIF): Gồm 6,718 dòng thuế, chiếm khoảng 59% biểu thuế
- Nhóm loại bỏ thuế quan theo lộ trình cắt giảm từng năm và sẽ loại bỏ thuế quan ở năm cuối của lộ trình (muộn nhất là đến 2025): Gồm 2,876 dòng thuế, chiếm khoảng 25% biểu thuế
- Nhóm giảm ngay sau khi FTA có hiệu lực 25% so với thuế hiện tại và sau đó giữ nguyên: Bao gồm 131 dòng thuế, chiếm khoảng 1% biểu thuế
- Nhóm không cam kết (N/U): Bao gồm 1,453 dòng thuế, chiếm 13% biểu thuế (nhóm này được hiểu là Liên minh kinh tế Á-Âu không bị ràng buộc phải loại bỏ hay giảm thuế quan, nhưng có thể đơn phương loại bỏ/giảm thuế nếu muốn)
- Nhóm áp dụng biện pháp Phòng vệ ngưỡng (Trigger): Gồm 180 dòng thuế, chiếm khoảng 1 58% biểu thuế Đây là biện pháp nửa giống Hạn ngạch thuế quan (có ngưỡng giới hạn về số lượng), nửa giống Phòng vệ (có thủ tục tham vấn đánh giá về khả năng gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa nơi nhập khẩu) Sản phẩm áp dụng gồm một số sản phẩm trong nhóm Dệt may, Da giầy và Đồ gỗ được quy định trong Phụ lục về các sản phẩm áp dụng Biện pháp phòng vệ ngưỡng trong Hiệp định
Quy tắc áp dụng biện pháp Phòng vệ ngưỡng: Đối với mỗi sản phẩm, mỗi năm sẽ áp dụng một ngưỡng mà nếu khối lượng nhập khẩu sản phẩm đó vào Liên minh kinh tế Á-Âu vượt quá ngưỡng quy định cho năm đó thì phía Liên minh sẽ ngay lập tức thông báo bằng văn bản cho phía Việt Nam Nếu quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng, Liên minh kinh tế Á-Âu phải thông báo cho Việt Nam ít nhất là 20 ngày kể từ ngày ra quyết định, và biện pháp phòng vệ ngưỡng sẽ chỉ có hiệu lực ít nhất sau 30 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng được đưa ra Nếu bị áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng, các sản phẩm liên quan sẽ không được hưởng thuế suất ưu đãi theo Hiệp định nữa mà sẽ bị áp thuế MFN trong thời hạn hiệu lực của quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng
Thời gian áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng: Thông thường Quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng có hiệu lực trong 6 tháng; nhưng nếu khối lượng nhập khẩu sản phẩm bị áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng vượt quá 150% mức
ngưỡng theo quy định vào ngày bắt đầu áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng, thì thời gian áp dụng biện pháp này có thể được kéo dài thêm 3 tháng
- Nhóm Hạn ngạch thuế quan: chỉ bao gồm 2 sản phẩm là Gạo và Lá thuốc lá chưa chế biến 1 580% 12 790% 1 150% 25 320% 020% 59 140%
Nhóm loại bỏ thuế quan ngay Nhóm loại bỏ thuế quan theo lộ trình Nhóm chỉ giảm 25% sau khi Hiệp định có hiệu lực
Nhóm không cam kết
Nhóm áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng
Nhóm hạn ngạch thuế quan
Hình 2 7 Cam kết mở cửa hàng hóa Liên minh kinh tế Á-Âu theo dòng thuế
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2016
Ngoài ra, xét theo kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, ta có tỷ lệ các nhóm mặt hàng được cam kết mở cửa theo từng mức độ theo biểu đồ dưới đây:
4 200% 600%
100% 10 500%
Nhóm loại bỏ thuế quan ngay 300%
84 300%
Nhóm loại bỏ thuế quan theo lộ trình
Nhóm chỉ giảm 25% sau khi Hiệp định có hiệu lực Nhóm không cam kết
Nhóm áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng
Nhóm hạn ngạch thuế quan
Hình 2 8 Cam kết mở cửa hàng hóa Liên minh kinh tế Á-Âu theo kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào năm 2015
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2016
Từ Hình 1 2 có thể thấy, nhóm hàng hóa được loại bỏ thuế quan ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực chiếm đến 84 3% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam Nhóm
không cam kết chiếm 10 5%, Nhóm áp dụng biện pháp phòng vệ ngưỡng là 4 2% tổng kim ngạch xuất khẩu Ngoài ra, tổng ba nhóm còn lại là nhóm loại bỏ thuế quan theo lộ trình, nhóm chỉ giảm 25% sau khi Hiệp định có hiệu lực và nhóm hạn ngạch thuế quan chỉ chiếm 1% trên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam năm 2015
Bảng 2 1 Cam kết mở cửa của Liên minh kinh tế Á-Âu cho một số sản phẩm chủ lực của Việt Nam
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2016
2 2 4 2 Các cam kết về xuất xứ
Quy tắc xuất xứ: Để được hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định này, hàng hóa phải đáp ứng được các quy tắc xuất xứ của Hiệp định Cụ thể, hàng hóa sẽ được coi là có xuất xứ tại một Bên (Việt Nam hoặc Liên minh kinh tế Á-Âu) nếu: Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một Bên; hoặc được sản xuất toàn bộ tại một hay hai bên, từ những nguyên vật liệu có xuất xứ từ một hay hai Bên; hoặc được sản xuất tại một Bên, sử dụng nguyên vật liệu không có xuất xứ nội khối nhưng đáp ứng được các yêu cầu về Quy tắc xuất xứ cụ thể từng mặt hàng được quy định trong Hiệp định Nói chung, Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng trong FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu đơn giản, thông thường hàng hóa chỉ cần có hàm lượng giá trị gia
Sản phẩm Tỷ lệ dòng thuế cắt giảm Tỷ lệ dòng thuế xóa bỏ hoàn toàn Tỷ lệ dòng thuế xóa bỏ ngay sau khi có hiệu lực
Chú ý
Dệt may 82% 42% - Lộ trình 10 năm 36% Có áp dụng cơ chế
phòng vệ ngưỡng Giày dép 77% 73% - Lộ trình 5 năm Có áp dụng cơ chế phòng vệ ngưỡng Túi xách 100% 100% Phần lớn Thủy sản 100% 95% - Lộ trình 10 năm 71% Đồ gỗ 76% 65% - Lộ trình 10 năm Có áp dụng cơ chế phòng vệ ngưỡng Nhựa 100% 97%
tăng – VAC ≥ 40% (một số có yêu cầu VAC ≥ 50-60%) hoặc có sự chuyển đổi mã HS ở cấp độ 2, 4, 6 số là được hưởng ưu đãi thuế quan
Ngoài ra, Hiệp định có quy định về Tỷ lệ không đáng kể (De Minimis) cho phép hàng hóa không đáp ứng được yêu cầu về chuyển đổi mã HS vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan nếu có hàm lượng nguyên liệu không có xuất xứ không vượt quá 10% giá FOB của hàng hóa
Bảng 2 2 Ví dụ về Quy tắc xuất xứ đối với một số sản phẩm
Nguồn: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2016
Sản phẩm Quy tắc xuất xứ
Dệt may Đa số là chuyển đổi HS 2 số, một số trường hợp là chuyển đổi HS 4 số (Một công đoạn)
Giày dép Mũ giày phải có xuất xứ tại các nước thành viên của Hiệp định
Các nguyên phụ liệu không bị hạn chế bởi nguồn gốc xuất xứ (có thể nhập khẩu từ các nước ngoài thành viên)
Đồ gỗ nội, ngoại thất
Được phép sử dụng nguyên liệu gỗ nhập khẩu từ nước thứ ba nhưng không được nhập khẩu bán thành phẩm hoặc bộ phận về lắp ráp, có nghĩa là tất cả các vật liệu không có xuất xứ được sử dụng trong việc sản xuất các hàng hóa cuối cùng đã trải qua một sự thay đổi trong việc phân loại mã số thuế hàng hóa ở HS 4 số (thay đổi trong Nhóm)
Một số thủy sản chế biến, đóng hộp như cá ngừ, tôm
Hàm lượng giá trị gia tăng ≥ 40%
Chè
Chuyển đổi HS 2 số
Một số sản phẩm cho phép chuyển đổi mã HS 2 số hoặc hàm lượng giá trị gia tăng ≥ 40%