Có thể thấy, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga trong giai đoạn 2013 – 2020, đặc biệt là trong bối cảnh thực thi FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu đã đạt được một số kết quả như sau:
Về kim ngạch xuất khẩu, hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang Liên bang Nga
duy trì sự tăng trưởng ổn định trong giai đoạn này, bất chấp những bất ổn trong nhập khẩu hàng hoá của thị trường này Trong đó, giai đoạn 2013 – 2016, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên bang Nga có sự tăng trưởng khá chậm Từ năm 2017 – 2020, khi FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu có hiệu lực, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Liên bang Nga đã có sự tăng trưởng mạnh và ổn định Năm 2020, các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam tại Liên bang Nga đều có mức tăng trưởng xuất khẩu thấp hơn của Việt Nam, cụ thể Trung Quốc tăng 2,5%, Indonesia tăng 5,9%, Thái Lan giảm 23,3%, trong khi tốc độ tăng trưởng của Việt Nam là 11,46% Đây chính là biểu hiện rõ nét nhất của hiệu ứng “tạo lập thương mại„ khi mà Việt Nam là quốc gia đầu tiên ký kết và thực thi FTA với Liên minh kinh tế Á-Âu trong giai đoạn này
Về thị phần xuất khẩu, hàng hoá Việt Nam ngày càng chiếm thị phần lớn hơn
trong hàng hoá nhập khẩu của thị trường Liên bang Nga, đặc biệt là trong giai đoạn 2017 – 2020 khi FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu có hiệu lực Cụ thể, năm 2014, kim ngạch nhập khẩu của Liên bang Nga chiếm tỷ trọng chỉ 0,56% và xếp thứ 17 trong các quốc gia xuất khẩu hàng hoá vào thị trường này Đến năm 2019, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Liên bang Nga chiếm tỷ trọng 1,07% và xếp thứ 12 trong các quốc gia xuất khẩu hàng hoá vào thị trường này
Về cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga
nhìn chung đã phù hợp với lợi thế của Việt Nam Hiện nay, các mặt hàng nông sản, thuỷ sản và dệt may là những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tại thị trường này và kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng này cũng có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2013 - 2020 Tại thị trường Liên bang Nga, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đều có thị phần khá cao như cà phê chiếm hơn 20%, hạt điều
chiếm khoảng 90%, hạt tiêu chiếm khoảng 70% kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng này của Liên bang Nga
Về các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu đã áp dụng trong thời gian gần đây, đặc
biệt là từ khi FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu có hiệu lực, các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp xuất khẩu và các Hiệp hội ngành hàng của Việt Nam đã thực hiện kết hợp nhiều biện pháp để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Liên bang Nga Các cơ quan quản lý Nhà nước đã tiếp tục đàm phán và cụ thể hoá những quy định của FTA, ban hành những hướng dẫn về FTA cho doanh nghiệp và tích cực tổ chức các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp và xúc tiến thương mại Các doanh nghiệp đã chủ động hơn trong tiếp cận thị trường, nâng cao năng lực sản xuất và tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại Các Hiệp hội ngành hàng cường các hoạt động liên kết và hỗ trợ doanh nghiệp Những biện pháp này đã đóng góp tích cực cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Liên bang Nga trong thời gian qua
Như vậy, thông qua các kết quả đã đạt được, có thể nhận thấy, trong giai đoạn sau khi FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu có hiệu lực thực thi, tác động tạo lập thương mại đang được biểu hiện rõ nét, mạnh hơn so với tác động chuyển hướng thương mại đối với xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga Tác động tạo lập thương mại của FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Liên bang Nga thể hiện rõ nét nhất thông qua sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu giai đoạn các năm từ 2017 đến 2020 Bên cạnh đó, FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu cũng đã bước đầu có những tác động chuyển hướng thương mại nhất định, thể hiện việc gia tăng tỷ trọng một số ngành hàng, mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga Tuy nhiên, do ảnh hưởng của các yếu tố khác như giá cả, nhu cầu thị trường nên sự thay đổi về tỷ trọng này là chưa thực sự rõ nét
2 5 2 Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga trong giai đoạn 2013 – 2020, đặc biệt là trong bối cảnh thực thi FTA Việt Nam - Liên minh kinh tế Á-Âu vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:
Về kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Liên bang Nga nhìn
chung duy trì sự tăng trưởng ổn định nhưng kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực trong giai đoạn này lại có xu hướng bất ổn hoặc giảm dần Cụ thể, các nhóm hàng dệt may thuỷ sản và các mặt hàng như cà phê, hạt điều có sự giảm sút về kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn này Điều này do những khó khăn của nền kinh tế Nga trong năm 2015 và năm 2016 dẫn đến giảm kim ngạch nhập khẩu và trong 3 năm gần đây, mặc dù kim ngạch nhập khẩu của các nhóm hàng này đã tăng trưởng trở lại nhưng tốc độ tăng trưởng còn ở mức khá chậm
Về thị phần hàng hóa xuất khẩu, mặc dù ở một số mặt hàng chủ lực, hàng
hoá của Việt Nam chiếm thị phần khá lớn trên thị trường Liên bang Nga như hồ tiêu, hạt điều, cà phê nhưng thị phần của hàng hoá Việt Nam nói chung trên thị trường Liên bang Nga vẫn ở mức rất thấp, chỉ khoảng 1% Điều này bởi những mặt hàng trên chỉ chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong cơ cấu nhập khẩu hàng hoá của Liên bang Nga, trong khi đó, những mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn của Liên bang Nga lại không phải là mặt hàng thế mạnh của xuất khẩu Việt Nam
Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, sự đa dạng trong hàng hoá xuất khẩu của Việt
Nam chưa cao Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực là nông sản, thuỷ sản và dệt may chiếm đến gần 50% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này Trong các nhóm hàng này, tính đa dạng của sản phẩm cũng chưa cao Ví dụ, với nông sản, cà phê, hạt điều, hồ tiêu và cao su chiếm đến 80% kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này Do thiếu sự đa dạng trong các mặt hàng nên mặc dù dung lượng thị trường Liên bang Nga còn khá lớn nhưng các doanh nghiệp Việt Nam nếu không có chiến lược sản phẩm đa dạng thì vẫn gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận thị trường
Những hạn chế kể trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu xuất phát từ những nguyên nhân như sau:
Thứ nhất, khả năng thâm nhập thị trường Liên bang Nga của các doanh
nghiệp Việt Nam còn hạn chế Với các mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Liên bang Nga, Chính phủ đã làm tốt công tác đàm phán để Liên bang Nga cắt giảm thuế nhập khẩu cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam Tuy nhiên, việc đàm phán để được công nhận về quản lý chất lượng, quản lý an toàn thực phẩm và kiểm
dịch động, thực vật còn hạn chế Do vậy, nhiều mặt hàng dù đã được Liên bang Nga giảm thuế về 0% nhưng nông sản của Việt Nam vẫn chưa được phép nhập khẩu vào thị trường Nga
Thứ hai, các hoạt động hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam chưa phát huy tối đa
hiệu quả Hàng hóa Việt Nam mới đang bước đầu vào được trực tiếp thị trường phân phối ở Liên bang Nga Hoạt động xúc tiến thương mại nhìn chung chưa được đồng đều và đồng bộ từ khâu sản xuất đến khâu tiếp thị và thâm nhập thị trường Liên bang Nga Việc tiếp cận thị trường để tìm kiếm khách hàng mới và giới thiệu sản phẩm thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ, triển lãm mặc dù đã được triển khai nhưng vẫn còn hạn chế về quy mô và hình thức thực hiện Kinh phí dành cho xúc tiến thương mại còn thấp so với nhiệm vụ duy trì, phát triển thị trường và nhu cầu doanh nghiệp; tỷ trọng so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thấp hơn mức trung bình của nhiều nước trong khu vực
Thứ ba, khó khăn khách quan về địa lý, văn hóa, ngôn ngữ, chính trị Rào
cản về ngôn ngữ, khoảng cách địa lý, doanh nghiệp gặp nhiều vấn đề về thủ tục xuất nhập cảnh cũng tác động trực tiếp đến giá cả hàng hóa và vận chuyển nên đã hạn chế xuất khẩu của Việt Nam vào Nga Khó khăn về xu hướng bảo hộ, quy định tiêu chuẩn cao tại các thị trường nhập khẩu như các quy định kỹ thuật khá khắt khe với mục đích là bảo vệ sức khoẻ con người, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững; chính sách bảo hộ cao đối với sản xuất nông nghiệp nội địa; các quy định mới về kiểm nghiệm kiểm dịch và thực hiện kiểm tra chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm hàng nông, thủy sản Việt Nam xuất khẩu; yêu cầu nghiêm ngặt và phức tạp về bao bì đóng gói, ký mã hiệu, ngôn ngữ ghi trên bao bì; công cụ chống bán phá giá và chống trợ cấp được sử dụng thường xuyên
Thứ tư, khó khăn do sức ép cạnh tranh Một số mặt hàng xuất khẩu truyền
thống của Việt Nam sang Liên bang Nga trong các lĩnh vực như nông sản, thủy sản, may mặc luôn gặp phải sự cạnh tranh rất lớn từ các quốc gia khác trong khối ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc và Ấn Độ Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Việt Nam tại thị trường Liên bang Nga với ưu thế hơn hẳn về giá cả là Trung Quốc ở nhóm hàng tiêu dùng, dệt may, da giày, là Thái Lan đối với các mặt hàng thủy sản, gạo, trái
cây và Ấn Độ đối với các mặt hàng nông sản, đặc biệt là hồ tiêu và gạo Hiện nay, Trung Quốc chiếm lĩnh thị phần lớn trong ngành hàng tiêu dùng tại Liên bang Nga, với sự cạnh tranh khốc liệt về giá bán
Thứ năm, năng lực tham gia thương mại quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam
còn hạn chế Mặc dù có nhiều nỗ lực, nhưng do khả năng về tài chính nên các doanh nghiệp Việt Nam ít có điều kiện tham gia vào các hội chợ, triển lãm chuyên ngành tại các thị trường Liên bang Nga Việc tiến hành khảo sát và xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường cần có đầu tư về kinh phí trong khi các doanh nghiệp của Việt Nam đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ Việc tìm hiểu và nắm bắt đầy đủ các quy định của các nước nhập khẩu thì không phải doanh nghiệp nào của Việt Nam cũng chủ động thực hiện được, nhất là những doanh nghiệp vừa và nhỏ
CHƯƠNG 3 TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN BANG NGA TRONG BỐI CẢNH THỰC THI FTA VIỆT NAM – LIÊN MINH KINH TẾ Á-ÂU
3 1 Triển vọng về đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Liênbang Nga trong bối cảnh FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu được thực thi bang Nga trong bối cảnh FTA Việt Nam – Liên minh kinh tế Á-Âu được thực thi sâu rộng hơn trong thời gian tới
3 1 1 Dự báo về thị trường Liên bang Nga trong thời gian tới
3 1 1 1 Dự báo về các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga
a) Tình hình chính trị, hợp tác quốc tế của Liên bang Nga trong thời gian tới
Do tính chất chính trị tương đối đặc thù của mình mà mối quan hệ giữa Nga với Mỹ và các nước phương Tây luôn ở trạng thái căng thẳng và gần như đối lập nhau Trong những năm qua, mặc dù vị thế và tầm ảnh hưởng trở nên ngày càng mạnh mẽ của mình trên trường quốc tế tuy nhiên, trong ngắn hạn, Liên bang Nga sẽ tiếp tục có những xung đột chính trị và chịu ảnh hưởng từ các lệnh cấm vận từ Hoa Kỳ, các nước đồng minh và Liên minh châu Âu Song song với đó, Liên bang Nga sẽ tìm cách tăng cường quan hệ với Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia khác trong đó có Việt Nam Trong dài hạn, dự kiến quan hệ giữa Liên bang Nga và Hoa Kỳ sẽ có những chuyển biến tích cực hơn, tạo điều kiện để phục hồi kinh tế, thương mại
b) Sự phát triển của nền kinh tế Liên bang Nga: Năm 2020 là một năm đầy
biến động của nền kinh tế thế giới do những tác động từ dịch bệnh Covid-19 Kim ngạch xuất nhập khẩu của hầu hết quốc gia đều có sự giảm mạnh do những biện pháp đóng cửa tạm thời nền kinh tế để chống dịch Chuỗi cung ứng toàn cầu cũng bị đứt gãy và hàng loạt các công ty, tập đoàn thua lỗ hay đứng trước nguy cơ phá sản Tuy nhiên, trong năm 2020, kinh tế Nga vẫn có sự phát triển đáng kể khi Nga đã vươn từ vị trí thứ bảy lên thứ hai trong bảng xếp hạng các nền kinh tế mới nổi của tờ tạp chí Bloomberg Sự tăng trưởng của nền kinh tế Nga cũng đã được các chuyên gia Ngân hàng Thế giới lưu ý: Trong bảng xếp hạng Doing Business, Nga đã vươn từ vị trí thứ 35 lên 31 trong một năm Năm 2012, vị trí của Nga trong bảng xếp hạng này là đứng thứ 120 Cũng theo tính toán của WB, nếu xét về quy mô GDP, Nga đã tiến gần hơn tới nhóm 10 quốc gia hàng đầu thế giới, vượt qua Hàn Quốc và đứng thứ 11 Sự phát
triển của nền kinh tế Liên bang thúc đẩy hoạt động nhập khẩu và từ đó tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này
c) Chính sách kinh tế, thương mại của Liên bang Nga thời gian tới: Trên cơ
sở phân tích thực trạng quan hệ kinh tế giữa Liên bang Nga và một số quốc gia khu vực Biển Đông cũng như với ASEAN, đồng thời xem xét những xu hướng trong quan hệ kinh tế giữa Nga và khu vực này, dưới đây là một số nhận định về chính sách kinh tế của Liên bang Nga ở khu vực Biển Đông
Thứ nhất, chính sách kinh tế của Liên bang Nga ở khu vực Biển Đông gắn liền với chính sách hướng Đông của quốc gia này và dần coi quan hệ thương mại, đầu tư với các quốc gia khu vực Biển Đông và ASEAN là đối tác thương mại quan trọng, nhất là những hợp tác trong lĩnh vực Nga là thế mạnh như hợp tác về dầu khí, năng lượng, các ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp quốc phòng Bên cạnh đó, quan hệ trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm chế biến cũng dần được phát triển do những khan hiếm về thực phẩm ở thị trường Liên bang Nga;
Thứ hai, Liên bang Nga vẫn tập trung vào quan hệ kinh tế với với Trung Quốc và Việt Nam như là hai thị trường chủ chốt trong khu vực Chính sách kinh tế của Nga ở khu vực này có sự phân chia khá rõ nét khi vẫn coi Trung Quốc là đối tác chủ yếu do nhu cầu nguồn vốn, công nghệ rất lớn của Nga cũng như việc đẩy mạnh quan hệ kinh tế đáp ứng được nhu cầu, lợi ích của cả hai nước Đối với Việt Nam, chính sách kinh tế của Nga coi Việt Nam là bạn hàng truyền thống trong lĩnh vực dầu khí, năng lượng và công nghiệp quốc phòng Bên cạnh đó, Nga coi Việt Nam là cửa ngõ để tham gia vào thị trường Đông Nam Á Chính vì thế, trong tương lai, chính sách