Theo phương pháp luận của ĐSGT, dựa trên ngữ nghĩa vốn có của các hạng từ trong miền hạng từ của các thuộc tính cho thấy có quan hệ thứ tự ngữ nghĩa và quan hệ tính chung – riêng. Đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng lý thuyết ĐSGT trong điều khiển mờ [75, 81, 85-89], nhưng các nghiên cứu đó chỉ khai thác mối quan hệ thứ tự (tuyến tính) giữa các hạng từ, quan hệ tính chung - riêng không cần thiết trong điều khiển mờ. Quan hệ tính chung - riêng đã được sử dụng và chứng tỏ ưu điểm trong thiết kế các hệ dựa trên luật mờ FRBS để giải bài toán phân lớp và hồi quy [55, 56, 77]. Quan hệ tính chung - riêng này hầu như không được xem xét trong các nghiên cứu dựa trên tập mờ. Có lẽ đây là lý do để giới hạn số lượng tập mờ của khung nhận thức FoC cho mỗi thuộc tính trong khoảng 7 2. Điều này mâu thuẫn với thực tế không có giới hạn về số lượng hạng từ trong miền hạng từ của các thuộc tính đối với tri thức của con người. Hơn nữa khả năng mở rộng tri thức của con người, mở rộng miền hạng từ của các thuộc tính khi số lượng hạng từ tăng lên là cần thiết.
Cho trước một LFoC ℱ của thuộc tính A ở dạng X( ), khi ngữ nghĩa của A đã được xác định, chúng ta có thể phát hiện các mối quan hệ ngữ nghĩa của các hạng từ dựa trên cấu trúc ngữ nghĩa của A được mô hình hóa bởi cấu trúc ĐSGT. Trong phần này, luận án chỉ ra rằng ngữ nghĩa của A tạo thành một cấu trúc đa ngữ nghĩa phức tạp. Một cấu trúc bụi (bush) sẽ được sử dụng để biểu diễn cấu trúc đa ngữ nghĩa. Tức là, nó có thể biểu diễn tất cả các mối quan hệ ngữ nghĩa của các hạng từ trong miền hạng từ của thuộc tính A và của LFoC cần xem xét. Đồng thời, tính mở rộng được của LFoC và trên cấu bụi tương ứng cũng được trình bày.