Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã trường hà, huyện hà quảng, tỉnh cao bằng (Trang 27 - 28)

3.4.1.1. Phương pháp điều tra số liệu thứ cấp

Điều tra, thu thập thông tin, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, các loại hình sử dụng đất và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã Trường Hà có sẵn từ các phòng, ban chuyên môn của UBND huyện Hà Quảng.

3.4.1.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp

Sử dụng phương pháp điều tra có sự tham gia của người dân (PRA): Trực tiếp phỏng vấn, tiếp xúc với người dân, tạo cơ hội để người dân trao đổi kinh nghiệm sản xuất, đưa ra những khó khăn, nguyện vọng nhằm cải thiện tình hình sử dụng đất tại địa phương… Sử dụng phương pháp PRA để thu thập số liệu phục vụ việc phân tích hiện trạng, hiệu quả các loại hình sử dụng đất và đưa ra các giải pháp trong sử dụng đất nông nghiệp nhằm đảm bảo tính thực tế, khách quan.

3.4.1.3. Phương pháp chọn điểm, chọn hộ điều tra

+ Chọn điểm điều tra: để đạt được mục tiêu nghiên cứu, địa điểm điều tra phải đại diện cho vùng nghiên cứu trên phương diện điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đặc điểm tình hình nông thôn của vùng.

+ Chọn hộ điều tra: căn cứ vào khả năng tiếp cận thông tin, vào thu nhập để phân loại và chọn hộ nghiên cứu. Tiến hành điều tra theo phương pháp chọn mẫu có hệ thống: 20 hộ khá, 20 hộ trung bình, 5 hộ nghèo. Với tổng số phiếu điều tra là 45 hộ với các xóm: Nà Mạ, Nà Kéo, Hoong 1, Hoàng 2, Pác Bó.

+ Nội dung điều tra bao gồm: lao động, chi phí sản xuất, loại cây trồng, năng suất cây trồng, mức độ thích hợp của cây trồng với đất đai, những ảnh hưởng đến môi trường...

+ Phương pháp điều tra: phỏng vấn trực tiếp hộ thông qua phiếu điều tra được lập sẵn.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã trường hà, huyện hà quảng, tỉnh cao bằng (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)