Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã trường hà, huyện hà quảng, tỉnh cao bằng (Trang 30 - 32)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Trường Hà là xã vùng 2 biên giới của huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Có tổng diện tích tự nhiên là 2.914,18 ha. Có vị trí như sau:

+ Phía Bắc giáp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. + Phía Đông giáp xã Kéo Yên.

+ Phía Nam giáp xã Xuân Hoà, xã Nà Sác. + Phía Tây giáp xã Nà Sác.

Xã Trường Hà cách trung tâm huyện Hà Quảng 9 km về phía Tây Bắc, có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua, đây là trục đường chính để lưu thông và trao đổi hàng hóa trên thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân trong xã phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội.

4.1.1.2. Địa hình

Trường Hà có địa hình phức tạp, độ cao từ 250m đến 950m so với mực nước biển, bao gồm hai dạng địa hình chính:

- Địa hình đồi núi thấp và trung bình có độ cao từ 250 - 500 m so với mực nước biển, dạng địa hình này hiện đang được nhân dân canh tác cây hàng năm (lúa nước, nương rẫy).

- Địa hình núi cao có độ cao từ 500 - 950 m so với mực nước biển, dạng địa hình này là rừng đặc dụng hiện đang được bảo vệ và rừng phòng hộ đang được bảo vệ và phát triển rừng.

Nằm trong tiểu vùng khí hậu nhiệt đới của huyện với 2 mùa rõ rệt trong năm. Mùa đông lạnh và khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Mùa hè nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 10.

- Nhiệt độ cao và khá ổn định trung bình trong năm khoảng 22,40C. - Tổng lượng mưa trung bình khoảng 1.800mm/năm, mưa tập trung vào các tháng 7, 8, 9 với lượng mưa chiếm 80% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô lượng mưa nhỏ chiếm 20% tổng lượng mưa. Độ ẩm trung bình là 84%.

4.1.1.4. Thuỷ văn

Xã Trường Hà có con suối Lê Nin chảy qua với lưu lượng nước tương đối lớn vào mùa mưa, ngoài ra còn nhiều con suối, khe suối nhỏ khác (suối Khuổi Hoong, Bản Hoàng...) đều chảy về suối Lê Nin, do địa hình bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao với độ dốc chênh lệch đã tạo ra các khe suối nhỏ và ngắn, mùa khô thì cạn kiệt, mùa mưa lưu lượng dòng chảy lớn, đổ vào con suối Lê Nin đã tạo ra cho lưu lượng nước giữa hai mùa chênh lệch lớn, vì vậy thường xảy ra những cơn lũ cục bộ làm ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã.

4.1.1.5. Nguồn tài nguyên a, Tài nguyên đất:

Xã Trường Hà có tổng diện tích tự nhiên là 2914,18 ha, gồm các loại đất sau:

+ Đất nông nghiệp có diện tích 2669,42 ha, chiếm 91,6% tổng diện tích tự nhiên toàn xã.

+ Đất phi nông nghiệp có diện tích 225,19 ha, chiếm 7,72% tổng diện tích tự nhiên toàn xã.

+ Đất chưa sử dụng có diện tích 19,56 ha, chiếm 0,67% tổng diện tích tự nhiên toàn xã.

+ Nước mặt: Đây là nguồn nước chính phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Nguồn nước mặt chủ yếu là nước mưa được lưu giữ trong các ao, ruộng và hệ thống sông, suối. Chất lượng nguồn nước tương đối sạch.

+ Nước ngầm: Nguồn nước ngầm hiện tại chưa khảo sát đầy đủ, song trong thực tế nhiều khu vực có thể khai thác được nước ngầm, để đưa vào phục vụ cho đời sống của nhân dân trong vùng (đào giếng lấy nước). Tuy nhiên còn một số xóm vùng cao do địa hình đồi núi có độ dốc lớn, nguồn nước ngầm thường rất sâu nên việc đầu tư khai thác nguồn nước ngầm sẽ rất tốn kém.

c, Tài nguyên rừng:

Diện tích đất rừng tự nhiên của xã là 2419,16 ha, trong đó đất rừng phòng hộ có 1085,69 ha, đất rừng đặc dụng có 1333,37 ha tập trung chủ yếu ở khu vực Pác Bó. Độ che phủ rừng đạt 85,8%.

d, Tài nguyên du lịch:

Có khu di tích lịch sử Pác Bó trong tháng 10/2012 được đón nhận là di tích Quốc gia đặc biệt và Di tích lịch sử Kim Đồng, là lợi thế rất lớn cho ngành du lịch và dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp (Bán hàng hoá, phát triển các ngành nghề thủ công tạo ra các sản phẩm mang tính dân tộc phục vụ nhu cầu của khách du lịch).

e, Tài nguyên nhân văn

+ Hiện tại trên địa bàn có nhiều dân tộc anh em đang định cư và sinh sống như : Tày, Nùng, Mông, Kinh, chiếm tỷ lệ nhiều nhất là dân tộc Tày.

+ Cộng đồng các dân tộc trong xã với những truyền thống, bản sắc riêng đã hình thành nên một nền văn hóa đặc thù phong phú, có nhiều phong tục độc đáo và giàu bản sắc dân tộc.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã trường hà, huyện hà quảng, tỉnh cao bằng (Trang 30 - 32)