Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã trường hà, huyện hà quảng, tỉnh cao bằng (Trang 32 - 35)

- Bằng những nỗ lực trong quản lý điều hành hoạt động kinh tế thị trường cộng với các ưu thế về vị trí địa lý, đất đai đã thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng tổng giá trị sản xuất hàng năm, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ thương mại, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Cơ sở hạ tầng của xã đã được đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã đạt mức khá.

+ Thu nhập bình quân đầu người đạt 18,5 triệu đồng/năm.

+ Trường Hà là một xã thuần nông người dân trong xã làm nông nghiệp chiếm gần 90%, do đó thu nhập từ các ngành nghề khác rất thấp.

Với sự chuyển dịch, đổi mới cơ cấu kinh tế thì nền nông nghiệp của xã đã và đang ngày càng phát triển do biết áp dụng các loại giống mới, khoa học kĩ thuật vào sản xuất và canh tác. Bên cạnh đó ngành thương mại và dịch vụ cũng ngày một phát triển.

4.1.2.2 Đặc điểm xã hội a, Dân số

Xã Trường Hà tính đến tháng 04 năm 2016 có 1728 nhân khẩu và số hộ là 439 trong đó: Số hộ nông nghiệp là 405 chiếm 92,25%, còn lại là số hộ phi nông nghiệp, được phân thành 9 xóm gồm 4 dân tộc anh em đang sinh sống: Tày, Nùng, Mông, Kinh.

Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình được xem là một trong những chương trình kinh tế - xã hội quan trọng của xã nói riêng và toàn thành phố nói chung, được triển khai tích cực.

b, Lao động, việc làm và thu nhập

Trường Hà có một lực lượng lao động khá dồi dào, nền kinh tế của xã phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, theo tính chất chung của ngành nông nghiệp là mang tính thời vụ nên tình trạng lao động thiếu việc làm khi mùa vụ

xong, một số bộ phận đi làm ăn nơi khác, còn lại một lượng lớn lao động dư thừa không có việc làm. Phần lớn lao động của xã chưa được đào tạo cơ bản, do đó dù số lượng lao động dồi dào, nhưng số lượng lao động đủ khả năng đáp ứng yêu cầu công việc có ứng dụng trang thiết bị hiện đại lại thấp. Việc giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động trong những năm tới cần phải có kế hoạch đào tạo tại chỗ để đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành. Mặt khác, trong những năm gần đây chủ trương của xã luôn khuyến khích phát triển ngành nghề, tạo công ăn việc làm cho lao động tại xã, góp phần tăng thu nhập nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân trong xã.

* Hệ thống giao thông

- Trục xã, liên xã: Trên địa bàn xã hiện có tuyến đường Hồ Chí Minh chạy qua địa bàn xã với tổng chiều dài khoảng 8 km, đã được rải nhựa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ Giao thông - Vận tải, đây là tuyến giao thông quan trọng của xã để đi lại và trao đổi hàng hoá với các vùng lân cận, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội của xã.

- Trục xóm, liên xóm: Hiện nay xã có 13,5 km đường đến trung tâm các xóm và liên xóm.

- Đổ bê tông đường xóm , ngõ xóm 49 tuyến với tổng chiều dài 3,508 km (mặt đường rộng từ 1,2 đến 2 mét).

- Đường nội vùng, ngõ xóm: Toàn xã hiện có 3,508 km đường ngõ xóm đã được nâng cấp đầu tư xây dựng (Hoong 2 - Nà Lẹng: 0,8 km; đường Hoong II - Bản Cáu 3 nhánh: 0,8km; Hoong 2 - Nà Súng: 0,5km; đường ngõ

xóm Nà Rài: 0,3km, đường nội vùng Hoàng 2 - Hoong 2: 1,2km;) - Đường nội đồng: Xã hiện có 5,9 km đường nội đồng (Đường nội đồng

Bản Hoàng: 1,3km; đường nội đồng Pác Bó- Thoong Ma: 2km; đường nội đồng Nà kéo: 0,8km; đường nội đồng Hoàng 2 - Sộc Lủng: 0,8km, đường nội đồng Bưởng Eng- Nà Mạ: 1km), trong đó 1,763km đã được đầu tư xây dựng.

* Thuỷ lợi

Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh. Toàn xã hiện có 9 công trình thuỷ lợi (thuỷ lợi Nà Pác (Hoong 1); thuỷ lợi Pác Trá (Hoàng 1); Thuỷ lợi Nà Mạ + Nà Kéo; thuỷ lợi Pác Bó; thuỷ lợi Nà Lẹc – Nà Nghiêng; thuỷ lợi Nà Nhình; thuỷ lợi Nà Kéo; thuỷ lợi Nà Cộc (nhánh Hoàng 1 + Hoàng 2); thuỷ lợi Nà Lẹng với 14,8 km. Kênh tưới, đảm bảo cung cấp nước tưới cho 144 ha ruộng, trong đó số lượng kênh mương đã được kiên cố là 96,7%. Các công trình thuỷ lợi trên địa bàn xã, đã góp phần đáng kể cho việc khuyến khích thâm canh tăng vụ, khai hoang phục hoá, tăng năng suất và chuyển đổi cây trồng trên địa bàn xã.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã trường hà, huyện hà quảng, tỉnh cao bằng (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)