Hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã trường hà, huyện hà quảng, tỉnh cao bằng (Trang 47 - 50)

Ngoài việc xác định hiệu qủa kinh tế thì hiệu quả xã hội mà quá trình sử dụng đất mang lại cũng rất quan trọng. Hiệu quả xã hội của mỗi loại hình sử dụng đất được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu nông hộ, giá trị ngày công lao động nông nghiệp, tỷ lệ giảm hộ đói nghèo, mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động,… Mỗi loại hình sử dụng đất đều có tác dụng nhất định đến đời sống xã hội tại địa phương. Một thực tế cho thấy ở địa phương là lao động trong nông nghiệp ngày càng thiếu, lớp trẻ phần lớn đi học xa, khi tốt nghiệp ra trường đều ở lại làm việc tại các thành phố lớn, lớp thanh niên còn ở lại địa phương đều thoát ly nông nghiệp. Lực lượng lao động chủ yếu còn lại chủ yếu là người già và trẻ em. Thực trạng này vô hình chung gây khó khăn cho vẫn đề áp dụng khoa học kỹ thuật và tiến bộ mới vào sản xuất. Điều này một mặt do hạn chế về nhận thức và năng lực, tập quán sản xuất cũ, một phần là do thiếu lao động và vốn, mặt khác do sức ép của thị trường không ổn định. Nếu tuân theo đúng quy trình thì sẽ tốn rất nhiều công lao động trong khi lực lượng lao động đang rất mỏng, hơn nữa chi phí sẽ tăng cao người dân địa phương ái ngại.

Chính vì vậy, vấn đề làm thế nào để việc sản xuất nông nghiệp của địa phương đạt hiệu quả cao hơn đang được các cấp Đảng bộ và chính quyền xã quan tâm và đầu tý nhằm đảm bảo bảo các mục tiêu kinh tế của xã, nâng cao đời sống nhân dân, vừa đảm bảo giải quyết việc làm tại chỗ, tránh tình trạng người dân rời bỏ quê hương đi kiếm việc làm ở nơi xa. Nghiên cứu về mặt hiệu quả xã hội của quá trình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp thông qua các kiểu sử dụng đất được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.9: Bảng phân cấp hiệu quả xã hội của các LUT Hiệu quả của LUT Số công lao

động/ha

Giá trị ngày công lao động Hiệu suất đồng vốn( lần ) Cao *** >400 >140 >1,9 Trung bình ** 200- 400 80- 140 1,6 – 1,9 Thấp * <200 <80 <1,6

Tổng hợp lại theo bảng phân cấp hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất theo bảng trên ta có:

Bảng 4.10. Tổng hợp hiệu quả xã hội của các LUT

TT Kiểu sử dụng đất Đảm bảo lương thực Thu hút lao động Giảm tỷ lệ đói nghèo Đáp ứng nhu cầu nông hộ Sản phẩm hàng hóa

1 Lúa mùa – lúa

xuân *** ** ** ** **

2 Lúa mùa – lúa

xuân – ngô *** *** ** ** ***

3 Lúa mùa - ngô ** ** ** ** **

4 Lúa mùa – thuốc

** *** *** *** ***

5 Thuốc lá - ngô ** *** *** ** ***

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ)

Cao: *** Trung bình: ** Thấp: * Qua bảng trên ta thấy:

Các hoạt động trồng trọt trên đất đã huy động và sử dụng phần lớn quỹ thời gian lao động của nông hộ. Tuy nhiên việc đầu tý công lao động trong các kiểu sử dụng này không thường xuyên, mang tính thời vụ, chỉ tập trung vào mốt số thời gian như khâu gieo trồng, làm cỏ và thu hoạch, còn lại là thời

gian nhàn rỗi. Lúa, ngô sản xuất ra không chỉ đáp ứng nhu cầu lương thực trên địa bàn xã mà còn là nguồn cung cấp cho các xã lân cận.

+ Đối với kiểu sử dụng đất Lúa xuân – lúa mùa: Đảm bảo lương thực ở mức cao, đáp ứng nhu cầu nông hộ ở mức trung bình. Lượng công lao động sử dụng cho loại hình này ở mức trung bình (278,5 công/ha), đem lại giá trị ngày công lao động ở mức trung bình (99,18 nghìn đồng). Kiểu sử dụng này chưa tận dụng triệt để khả năng quay vòng của đất, khoảng thời gian từ cuối tháng 9 – tháng 12 âm lịch (sau thu hoạch lúa mùa) đất bị bỏ không, một phần do nước tưới ở những khu vực này không chủ động, vì vậy các nông hộ không thể xen canh thêm 1 vụ màu vào khoảng thời gian này.

+ Đối với kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa - Ngô: Đây là kiểu sử dụng công lao động cao (407,5 công/ha). Đem lại giá trị ngày công lao động ở mức trung bình (105,59 nghìn đồng). Kiểu sử dụng đất này đảm bảo lương thực ở mức cao, có thị trường tiêu thụ khá ổn định, tận dụng được nguồn lao động dư thừa ở nông thôn.

+ Kiểu sử dụng đất Lúa – Ngô: khả năng đảm bảo lương thực ở mức trung bình, có số công lao động/ha là thấp nhất (269 công/ha). Kiểu sử dụng này cho giá trị ngày công lao động không cao. Bên cạnh đó còn không giải quyết được vấn đề việc làm cho người dân, dễ nảy sinh các tệ nạn xã hội.

+ Kiểu sử dụng đất Lúa mùa – Thuốc lá: đảm bảo lương thực ở mức trung bình, kiểu sử dụng đất này cần nhiều công lao động nhất (410 công/ha), giá trị ngày công lao động cao đạt 159,95 nghìn đồng. Vì vây, đây là kiểu sử dụng đất cần được quan tâm nghiên cứu vì nó đã thu hút được lực lượng lao động dư thừa trong nông thôn, tăng thu nhập cho người lao động và sản phẩm cho xã hội.

+ Đối với kiểu sử dụng Thuốc lá - Ngô: Kiểu sử dụng đất này đảm bảo lương thực ở mức trung bình, khả năng thu hút lao động cao (399 công/ha),

Giá trị ngày công của loại hình này này đạt 141,32 nghìn đồng, đáp ứng nhu cầu của nông hộ, sản phẩm hàng hóa ở mức cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã trường hà, huyện hà quảng, tỉnh cao bằng (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)