Cấu trúc khóa luận

Một phần của tài liệu 23042022_KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP_SV CHOU KIỆT HOÀNG_CHÍNH THỨC (Trang 25 - 26)

Ngoài phần Mở đầu (20 trang), Kết luận (2 trang), Tài liệu tham khảo (6 trang) và Phụ lục (17 trang), khóa luận được chúng tôi triển khai theo ba chương, như sau:

CHƯƠNG 1. Những vấn đề chung (22 trang)

Nội dung ở chương này: thứ nhất, khái quát một số cách hiểu về biểu tượng ở các nghiên cứu hiện đại, đồng thời lựa chọn cách hiểu phù hợp nhất với trường hợp là tác giả, tác phẩm văn học; thứ hai, chỉ ra một số ảnh hưởng có vết tích từ truyền thống văn học Trung Quốc ảnh hưởng đến tác giả, từ đó chỉ ra thêm những dấu ấn sáng tạo trong tuyên ngôn sáng tác của Diêm Liên Khoa – chủ nghĩa thần thực; thứ ba, chỉ ra sự tương ứng giữa cách hiểu thần thực của nhà văn và cách hiểu biểu tượng của khóa luận.

CHƯƠNG 2. Biểu tượng Nước trong tiểu thuyết Đinh trang mộng và

Tứ thư (33 trang)

Nội dung chương này khai thác ý nghĩa biểu tượng Nước và các biến thể được ghi nhận có nguồn gốc từ cổ mẫu Nước trong tâm thức nhân loại đến văn học Trung Quốc. Từ đó, làm rõ ý nghĩa phái sinh (sự kết hợp giữa truyền thống phương Đông và tư tưởng thẩm mỹ, thủ pháp nghệ thuật phương Tây) và chứng minh loại “thể nghiệm tiếp nguồn” xuất hiện trong hai đối tượng nghiên cứu.

CHƯƠNG 3. Biểu tượng Mộng trong tiểu thuyết Đinh trang mộng và

Tứ thư (29 trang)

Thừa hưởng cách trình bày của chương 1 và 2, chương 3 vẫn tiếp tục phân tích theo quy trình từ ý nghĩa truyền thống đến ý nghĩa phái sinh với các vấn đề: từ cổ mẫu chiêm bao đến biểu tượng mộng, từ thể nghiệm mộng ảo của văn học cổ đến văn học đương đại Trung Quốc (trường hợp Diêm Liên Khoa), từ câu chuyện hương trấn đến cách kể theo lối thần thực.

20

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Trong lịch sử tiếp nhận nghệ thuật của nhân loại có rất nhiều công trình của các học giả tìm cách tiếp cận với thuật ngữ “biểu tượng” nhằm lí giải những hiện tượng văn hóa cốt lõi của dân tộc, quốc gia mà họ sinh sống. Chính vì mức độ dày đặc của các công trình này mà thuật ngữ “biểu tượng” vẫn chưa có một nội hàm thống nhất. Vì vậy, sử dụng “cách hiểu” thay cho “khái niệm” sẽ hợp lí hơn với những vấn đề có nhiều sự quan tâm.

Một phần của tài liệu 23042022_KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP_SV CHOU KIỆT HOÀNG_CHÍNH THỨC (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)