Cách hiểu về “biểu tượng”

Một phần của tài liệu 23042022_KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP_SV CHOU KIỆT HOÀNG_CHÍNH THỨC (Trang 26 - 38)

Cách hiểu của ngôn ngữ học

“Biểu tượng” là một từ Hán Việt, biểu (表) là nêu rõ, bày tỏ, trình bày; tượng (象) là hình ảnh, hình trạng (Thiều Chửu, 1993, tr.745 - 746). Từ biểu tượng

(表 象) là để chỉ một hình trạng/ hình ảnh được nêu tỏ ra nhằm để chỉ một phương diện ý nghĩa nào đó mang tính trừu tượng.

Trong tiếng Việt, biểu tượng được hiểu là “1- hình ảnh tượng trưng”27

(Hoàng Phê, 2018, tr.82). Ở nét nghĩa này, biểu tượng được xem như là hình ảnh có khả năng trình hiện một khái niệm mang tính trừu tượng. Cách hiểu này của nhóm tác giả Hoàng Phê có phần giống với Charles Sanders đưa ra cách giải thích về kí hiệu: “nền tảng của tính hình tượng là quan hệ tương đồng giữa kí hiệu và đối tượng được nó biểu đạt” (Lã Nguyên, 2019, tr.376). Chính vì vậy mà cách hiểu của nhóm tác giả Hoàng Phê có sự lẫn lộn giữa “hình tượng” (hình ảnh tượng trưng) và “kí hiệu ngôn ngữ đơn thuần”.

Trong tiếng Hy Lạp, symbolon (biểu tượng) được coi là từ gốc của symbol

(tiếng Anh), symbole (tiếng Pháp) có nghĩa ban đầu là nối kết với nhau (to put

27 Từ điển Hoàng Phê định nghĩa về “biểu tượng” với ba nét nghĩa, trong phạm vi đề tài này

chúng tôi sử dụng hai nét nghĩa đầu (nét nghĩa 1, 2) và phân loại chúng trong từng cách hiểu khác nhau.

21

together, dùng để chỉ hành động hợp nhất, liên kết nhau và hội tụ), càng dần về sau từ này mở rộng thêm cách hiểu. Theo Từ điển Oxford, biểu tượng là “một dấu hiệu hoặc ký hiệu có ý nghĩa đặc biệt”28 (Robert Allen & Andrew Delahunty, 2005, p.532). Theo André Lalande (nhà từ điển Pháp), biểu tượng là “cái biểu hiện một cái gì khác căn cứ vào một tương ứng loại suy” (dẫn lại từ: Đoàn Văn Chúc, 1997, tr.78), tương ứng loại suy ở đây có thể hiểu là sự vật có chức năng thay thế, tương ứng với cái được gán cho biểu tượng (mảnh gương là biểu tượng cho sự tan vỡ, chim bồ câu trắng là biểu tượng của hòa bình, …).

Nhìn chung, ở khía cạnh ngôn ngữ, biểu tượng là hình ảnh cụ thể để chỉ những ý niệm mang tính tượng trưng, trừu tượng do con người tạo ra, hiện hữu trong đời sống của họ.

Cách hiểu của triết học

Biểu tượng được cắt nghĩa từ việc cảm nhận hình ảnh từ sự cảm tính chủ quan: là “hình ảnh trực quan - cảm tính, khái quát về các sự vật và hiện tượng của hiện thực, được giữ lại và tái tạo trong ý thức và không có sự tác động trực tiếp của bản thân các sự vật hiện tượng đến giác quan” (Cung Kim Tiến, 2002, tr.86).

Nhà nghiên cứu K.A. Svasyan cũng nhấn mạnh vào hình thức tinh thần của biểu tượng: “Triết học các hình thức biểu tượng là lí thuyết tổng quát về các hình thức tinh thần thể hiện trên chất liệu văn hóa đặc thù với những hình thức như ngôn ngữ, huyền thoại, tôn giáo, khoa học, nghệ thuật” (dẫn theo công trình: Trịnh Bá Đĩnh, 2018, tr.51)29

Như vậy theo Triết học, bất kì hình ảnh nào được con người tiếp nhận và lưu giữ đều sẽ hình thành nên biểu tượng. Cách hiểu này làm cho biểu tượng mang

28 Nguyên văn: Phụ lục B1.3.1

29 Tài liệu gốc: [K.A. Svasjan. (1980). Vấn đề biểu tượng trong triết học hiện đại. NXB Viện

22

tính chất đại trà, bất kì hình thức tồn tại nào hiện hữu trong não bộ đều có khả năng trở thành biểu tượng. Song, điểm mấu chốt để xác định đặc thù của biểu tượng được đề cập đến là căn cứ vào biểu hiện cụ thể của nó ở những hình thức khác (ví dụ như đặt nó vào góc độ của Tâm lí học, Phân tâm học, Văn hóa học). Có thể nói, cách hiểu của Triết học là nền tảng cho việc hình thành nên các cách hiểu về biểu tượng ở lĩnh vực khác:

Triết học Biểu tượng = hình ảnh + diễn giải của lĩnh vực khác (khách quan) (chủ quan)

Cách hiểu của Văn hóa học

Claude Lévi - Strauss có ý tưởng tương đồng với K.A. Svasjan khi cùng cho rằng biểu tượng sẽ dần lộ diện được bản sắc của nền văn hóa đó trong mối tương quan với các lĩnh vực khác: “Mọi nền văn hóa đều có thể xem như một tập hợp các hệ thống biểu tượng, trong đó xếp ở hàng đầu là ngữ ngôn, các quy tắc hôn nhân, các quan hệ kinh tế, nghệ thuật, khoa học, tôn giáo...” (dẫn lại từ: Chevailier J, 1997, tr. XXIII). Nhận định cũng khẳng định nhiều hơn về vai trò của biểu tượng trong mọi nền văn hóa, và cũng khẳng định việc tư duy về biểu tượng cũng chính là việc tư duy về khoa học.

Nhà nghiên cứu Radugin A.A cũng cho rằng: “Biểu tượng – một loại ký hiệu đặc biệt, thể hiện nội dung thực tế của một điều nào đó. Biểu tượng văn hóa khác ký hiệu thông thường ở chỗ chứa đựng mối liên hệ tâm lý và tồn tại mà nó biểu trưng” (Radugin A.A, 2001, tr.50). Với cách hiểu này, biểu tượng là một mối quan hệ tương tác lẫn nhau của hai thành tố: đời sống tâm lí (của cá nhân) và đời sống tâm linh (sự tồn tại của biểu tượng). Cùng cách hiểu này, nhà nghiên cứu Đinh Hồng Hải dựa trên định nghĩa của Sausure về “tín hiệu ngôn ngữ” là một thực thể gồm hai mặt “cái biểu đạtcái được biểu đạt”, từ đó chiếu ứng với mối liên hệ văn hóa – biểu tượng: biểu tượng là cái biểu đạt văn hóa là cái được biểu đạt (Đinh Hồng Hải, 2014, tr.206).

23

Nhà nghiên cứu Đoàn Văn Chúc tập trung vào việc xác lập dạng tồn tại của biểu tượng: Biểu tượng có hai dạng tồn tại hoặc là tĩnh (dáng vẻ một ngôi chùa, một pho tượng, một bức tranh) hoặc là động (một điệu múa, một cảnh kịch, một đám rước, một chuỗi hành động trong điện ảnh...). Dạng tồn tại của biểu tượng sẽ ảnh hưởng đến giác quan chúng ta và để lại những mức độ ý nghĩa khác nhau ở mỗi người, vì vậy biểu tượng sẽ là vật trung gian để lí giải cho ý nghĩa (văn hóa) (Đoàn Văn Chúc, 1997, tr.66). Ngoài ra, còn có cách phân chia: biểu tượng vật thể (công trình, kiến trúc, …) và biểu tượng phi vật thể (trong mỹ học, trong văn học, âm nhạc, tín ngưỡng, tập quán, …).

Như vậy, theo văn hóa học, biểu tượng được kiến giải đồng thời với nhu cầu giải mã văn hóa. J. Chevalier cũng đưa ra quan điểm: “Nói chúng ta sống trong một thế giới biểu tượng thì vẫn còn chưa đủ, phải nói một thế giới biểu tượng sống trong chúng ta” (Chevailier J, 1997, tr. XIV). Thế giới biểu tượng đó được con người tạo dựng bằng sự tưởng tượng, chắp ghép các vấn đề mơ hồ, khó hình dung thành một hệ thống nhận diện được, để từ đó khi bắt gặp lại con người liền lập tức làm sống dậy một hoặc nhiều ý niệm đã gán, đã được chấp nhận trong phạm vi cộng đồng, dân tộc, thậm chí là quốc tế.

Văn hóa

học (Hệ) biểu tượng = (Hệ) ý niệm + tưởng tượng/ lắp ghép ý nghĩa

Cách hiểu của Tâm lí học

Theo Từ điển thuật ngữ tâm lí học, biểu tượng là “hình ảnh của vật thể, bối cảnh và sự kiện xuất hiện trên cơ sở nhớ lại hay tưởng tượng” (Vũ Dũng, 2012, tr.29). Cùng cách hiểu tương tự, theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, biểu tượng được hiểu là “2- hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác cho ta hình ảnh của sự vật còn lưu giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan của ta đã chấm dứt” (Hoàng Phê, 2018, tr.82 - 83). Ở những nét nghĩa

24

này, “nhớ lại”, “tưởng tượng”, “lưu giữ” là chỉ cho thao tác/ hình thức vận động của tư duy, và trong trường hợp này là dùng để tư duy về biểu tượng.

Nếu “tư duy” chỉ dừng lại ở việc con người tiếp nhận thực tại khách quan và sử dụng khái niệm để diễn giải cái bất khả tri (mã hóa lần một30), thì “tư duy về biểu tượng” là ở mức độ cao hơn hẳn, đó là diễn giải cái bất khả tri để có được chất liệu, từ đó xây dựng thành những khái niệm về biểu tượng (mã hóa lần hai31).

Như vậy, với tâm lí học vai trò của tưởng tượng là rất lớn đối với việc hình thành nên biểu tượng trong văn học. Nhà văn phải gia công nhiều lần vào biểu tượng vốn có để nó từ biểu tượng văn hóa trở thành biểu tượng văn học qua những lần tái sáng tạo, tái diễn giải.

Tâm lí học

Biểu tượng (kép) = Hình ảnh trong trí nhớ + Tưởng tượng (mã hóa lần 1) (mã hóa lần 2) Chúng tôi đã dẫn ra một vài trường hợp tiêu biểu về cách hiểu của biểu tượng như trên, vừa cho thấy được sự phức tạp của nội tại lĩnh vực nghiên cứu về biểu tượng, vừa cho thấy được các cách hiểu này đều có sự tương tác với biểu tượng trong văn học, cụ thể:

30 Chúng tôi đối chiếu với cách hiểu của triết học về hình ảnh (khách quan)

31 Chúng tôi đối chiếu với cách hiểu của triết học về sự diễn giải (chủ quan)

Biểu tượng trong văn học từ các cách hiểu: Cách hiểu

của triết học

Cách hiểu của văn hóa học

Cách hiểu của tâm lí học Hình ảnh xuất hiện trong văn bản (khách quan) ở mức độ dày đặc, khiến độc giả ấn tượng (chủ quan) Tác phẩm/ biểu tượng là cái biểu đạt, văn hóa là cái được biểu đạt. Giải mã biểu tượng cũng đồng thời giải mã văn hóa.

Nhà văn mã hóa hình ảnh vào tác phẩm, độc giả mã hóa hình ảnh vào kinh nghiệm đọc (vai trò của tưởng tượng).

25

Có thể thấy, các lí thuyết trên đều có phần hạn chế, vì bàn đến biểu tượng là nói đến những vấn đề mơ hồ, tàng ẩn. Nói khác đi, không thể dùng đơn cách hiểu cho một vấn đề đa nghĩa, trừu tượng. Biểu tượng nghệ thuật cần thiết được xem xét ở nhiều góc độ hơn là một. Bởi, sản phẩm nghệ thuật là sự tổng hòa của nhiều vấn đề, chẳng hạn như đó vừa là hoạt động của tâm lí, vừa mang hình hài của văn hóa nhưng cũng chứa đựng những ý nghĩa rất riêng của mỗi lĩnh vực nghệ thuật. Vì vậy, nói cụ thể về biểu tượng trong văn học, tức là cần được xem xét, diễn giải rộng.

Cách hiểu về biểu tượng trong văn học

Có thể kể đến các công trình như: Từ điển văn học (2003)của các tác giả Đỗ Đức Hiểu (cb), Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá; Từ điển thuật ngữ văn học (2014) của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi; Từ kí hiệu đến biểu tượng (2018) của tác giả Trịnh Bá Đĩnh;… mà chúng tôi thực hiện khảo sát đều chỉ ra rằng: biểu tượng thường được hiểu chung nhất là

hình tượng nghệ thuật đặc biệt/ biến thể của hình tượng nghệ thuật. Việc chú ý đến sự “đặc biệt” hay xem nó là “biến thể” là bởi nó căn cứ dựa trên hàm lượng nghĩa: biểu tượng là “hình thái ngôn ngữ dùng để diễn đạt sự siêu vượt” (Trịnh Bá Đĩnh, 2018, tr.35), cụ thể hơn đó chính là “sự liên hệ hữu cơ giữa hàm nghĩa từ vựng và hàm nghĩa nghệ thuật” (Đỗ Đức Hiểu (cb), 2003, tr.596). Có thể hiểu rằng, đó là sự khu biệt giữa hình tượng nghệ thuật và biểu tượng nghệ thuật: hình tượng nghệ thuật dường như là chất liệu hữu cơ, chất liệu tương ứng chặt chẽ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt: “chất liệu cụ thể mà chúng ta có thể ngắm nghía, thưởng ngoạn và tưởng tượng” (Lê Bá Hán, 2007, tr.98), còn biểu tượng lại có “phạm vi rộng hơn trong hiện thực, vươn tầm khái quát của mình đến những đối tượng hữu hình lẫn vô hình” (Nguyễn Thành Trung, 2010, tr.71). Chính vì vậy biểu tượng trong văn học tự thân đã có cấu trúc phức tạp, và trong văn học, nó vẫn được xem là vấn đề đa nghĩa.

26

Mở rộng vấn đề từ những cách hiểu trên, chúng tôi cho rằng: trong tác phẩm văn học có thể chứa đựng nhiều hình tượng nghệ thuật (hình tượng người phụ nữ, hình tượng nhân vật, hình tượng người lính, …) nhưng về số lượng biểu tượng thì có phần ít hơn hẳn. Bởi lẽ, hàm lượng thẩm mỹ của hình tượng và biểu tượng trong tác phẩm nghệ thuật có sự chênh lệch: Ở hình tượng, tính thẩm mỹ, hiệu quả nghệ thuật của nó chỉ xảy ra trong phạm vi tác phẩm (ví dụ: hình tượng người phụ nữ trong sáng tác của Thiết Ngưng, hình tượng người anh hùng trong sáng tác của Kim Dung, …), còn khi chúng ta xem xét vấn đề ở góc độ biểu tượng, tức là phải khai thác ở phạm vi rộng hơn.

Hàm lượng thẩm mỹ có ở biểu tượng được xem xét trong phạm vi mang tính liên đới, theo nhà nghiên cứu Trịnh Bá Dĩnh: “biểu tượng tồn tại trong tác phẩm văn học như một công cụ kiến tạo văn bản nghệ thuật, song “bản thân” của nó cũng là một “văn bản” (Trịnh Bá Đĩnh, 2018, tr.36). Như vậy, ngoài việc xem biểu tượng là vấn đề đa nghĩa và mở rộng hơn, xem nó là một “văn bản” thì cũng thừa nhận tính liên văn bản của nó. Vấn đề này, có thể hiểu từ định nghĩa liên văn bản của nhà nghiên cứu Julia Kristeva: “mỗi văn bản là một sự hấp thu và chuyển thể của văn bản khác” (dẫn lại từ: Nguyễn Văn Thuấn, 2013, tr.70). Như vậy, sự xuyên thấm ngữ nghĩa (chữ dùng của nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu) có mặt ở biểu tượng lại càng được nhìn rõ hơn.

Các lí thuyết văn học đề cập đến biểu tượng có sự thừa nhận tính liên đới có trong nó, và việc giải mã phải gắn liền với nhiều thao tác truy vết sự hấp thu, sự chuyển thể của nó, hay hiểu rõ hơn chính là việc xem biểu tượng đã được tái diễn giải, tái sáng tạo như thế nào. Mặc dù có ý thức truy về nguồn của biểu tượng, nhưng các vấn đề lí luận ấy vẫn chưa xác lập cụ thể nội hàm khái nghĩa của vấn đề biểu tượng. Điều này sẽ được làm sáng rõ hơn thông qua lí thuyết về biểu tượng của phân tâm học.

27

Cách hiểu của phân tâm học (bệnh học)về biểu tượng

Đại diện tiêu biểu của phân tâm học chính là S. Freud và C. Jung. Với phân tâm học, biểu tượng là đối tượng nghiên cứu chính yếu, xuất phát từ tiền đề lí thuyết của S. Freud và phát triển kết quả ấy gần như hoàn thiện của C. Jung. Cách hiểu của S. Freud và C. Jung trước hết đều dựa mô hình topo của tâm trí (điểm chung của tâm trí). Trong các công trình của S. Freud: Giải thích về giấc (1900), Về giấc mơ và diễn giải giấc mơ (1901) và của C. Jung: Thăm dò tiềm thức (1961), … cả hai tác giả đều có chung nhận định khi cho rằng giấc mơ là lĩnh vực giàu tiềm năng trong việc giải mã biểu tượng (symbole). Cả hai đều cho rằng, “giấc mơ được thể hiện thông qua các tình huống trực cảm, phải được trau chuốt

rồi mới thành cách diễn đạt ấy” (S. Freud, 2005, tr.72) và “giấc mơ là một hiện tượng bình thường của con người, biểu tượng xuất hiện trong giấc mơ rất đa dạng

và đặc sắc duới các dạng giả cảnh” (C. Jung, 2007, tr.67). Có thể thấy, với phân tâm học, giấc mơ không sản sinh một cách tự nhiên, nó liên kết với tâm trí và những ý niệm mà chúng ta vốn có.

Tuy nhiên, hai tác giả đều có sự khác biệt nhất định:

S. Freud cho rằng “giấc mơ là thành quả tâm lí riêng của người chiêm bao” (S. Freud, 2005, tr.97), ông lập luận cho những biểu tượng xuất hiện trong giấc mơ là thuộc về những chấn thương tâm lí từ thuở ấu thơ, những tác động tâm lí từ nội/ ngoại cảnh đã bị kiểm duyệt của định chế văn hóa, xã hội đến với cá nhân người bị kiểm duyệt, từ đó hình thành sâu bên trong họ những ẩn ức, ham muốn bị ghì chặt và chỉ giải phóng được những xung đột đó thông qua giấc mơ. Ngoài ra, khi được biểu đạt trong giấc mơ thì cái biểu đạt cũng không có một logic rõ ràng, “chính người chiêm bao không nắm được ý nghĩa của các biểu tượng đã dùng nên vẫn còn là một điều bí ẩn là từ đâu có mối quan hệ giữa chúng với những cái mà chúng thế chân và ám chỉ” (S. Freud, 2005, tr.97), chính vì vậy mà giấc mơ (theo Freud) về mặt ý nghĩa nó cũng mang tính tượng trưng. Đặt nội hàm ý

28

nghĩa của giấc mơ trùng khít với nội hàm ý nghĩa của biểu tượng, có thể thấy rằng, với Freud ông phân tích và giải mã giấc mơ thông qua hoạt động của tiềm thức được biểu hiện bằng ngôn ngữ biểu tượng. Ông cũng đặt cho giới hạn của giấc mơ chỉ xoay quanh các vấn đề về bản năng tình dục: “Phần lớn những biểu tượng trong giấc mơ là biểu tượng tính dục” (Anthony Storr, 2016, tr.82).

Tuy nhiên, cũng theo Freud, biểu tượng (symbole): “diễn đạt một cách

Một phần của tài liệu 23042022_KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP_SV CHOU KIỆT HOÀNG_CHÍNH THỨC (Trang 26 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)