Từ những hình dung về giấc mơ

Một phần của tài liệu 23042022_KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP_SV CHOU KIỆT HOÀNG_CHÍNH THỨC (Trang 80 - 86)

Mộng hay chiêm bao là hiện tượng điển hình trong kí ức nhân loại từ cổ đến kim. Bản thân con người từ lúc lưu tâm về hiện tượng này đã tìm nhiều cách tri nhận về nó, đến tận ngày nay cả Đông và Tây đều chưa ngã ngũ, có thể thấy được hai luồng quan điểm như sau:

Thứ nhất, cách hiểu cho rằng giấc mơ là công cụ sản sinh các ý niệm về biểu tượng từ đại diện của tâm lí học, y học như S. Freud, C. Jung, … Nhìn chung, các học giả này đều xem giấc mơ là nơi mà nhân loại có thể kết nối với nhau67.

Thứ hai, cách hiểu cho rằng bản thân giấc mơ chính là biểu tượng đến từ đại diện của văn hóa học như:

Frederic Gaussen cho rằng: “Biểu tượng của cuộc phiêu lưu cá thể được cất sâu trong tâm khảm đến nỗi nó vượt khỏi vòng cương tỏa của nguồn sáng tạo ra nó, chiêm mộng hiện ra với chúng ta như là biểu hiện bí mật nhất, và trơ trẽn nhất của chính chúng ta” (Jean Chevalier và Alain Gheerbrant, Phạm Vĩnh Cư dịch, 1997). Có thể hiểu ý nghĩa ở đây cho rằng, giấc mơ là một biểu tượng mà ở đó con người tìm được bản sắc của mình.

Wolfram Eberhard lại cho rằng: “Những giấc mơ được coi là trải nghiệm của linh hồn, nó có thể rời khỏi cơ thể con người trong khi ngủ. Những người bất tử không có ước mơ, bởi vì họ không có mong muốn hay khát khao nào. Những giấc mơ có thể báo trước điềm lành hay điềm gở (vai trò như là tấm gương), và

75

chúng có thể được giải thích theo cách tương tự như những lời tiên tri”68 (Wolfram Eberhard, 2006, p.101). Cách lí giải này lại gắn với quan niệm về cặp nhị nguyên “hồn và xác/ giấc mơ và hiện thực” trong quan niệm của người nguyên thủy, và việc linh hồn thấy điều gì trong giấc mơ và nó có ý nghĩa như thế nào với thân (thân xác/ hiện thực) còn tùy thuộc vào ý thức hệ của mỗi khu vực văn hóa.

Đại diện tôn giáo như Kitô giáo, Phật giáo cũng xem giấc mơ là một vấn đề quan trọng trong phạm vi đức tin của họ:

Kitô giáo với hàng loạt các giấc mơ và giải giấc mơ của Thánh Giuse: “sứ thần Chúa hiện ra với ông Giuse trong giấc mơ và bảo ông…” (Mt 2, 13) và các vị vua Abimelech, vua Saul, vua Slomon, ông Job, … đã biến giấc mơ trở thành nơi mà Thiên Chúa chuyển thông phán truyền gián tiếp đến với tín đồ. Tuy nhiên, vấn đề giấc mơ trong Kito giáo thường đề cập với những trường hợp được Thiên Chúa ban ơn, đó là những trường hợp giấc mơ chứa nhiều ẩn ý mà chỉ có người được chỉ định nằm mộng mới có thể lí giải được.

Phật giáo với những giấc mộng của hoàng hậu Ma Da, của tôn giả Usabha, của thái tử Tất Đạt Đa trước khi ngộ đạo, mười sáu giấc mộng của Quốc vương nước Kosala, v.v vẫn còn lưu truyền trong các bản kinh Pali. Về sau lại tiếp tục được luận sư Phật Hộ (Buddhaghosa) giải thích trong bộ Kinh Samantapasadika

và Kinh Manorathapurani về loại giấc mơ: nhóm giấc mơ không có thật (giấc mơ xảy ra do sự xáo trộn của cơ thể, giấc mơ về kinh nghiệm đã trải qua; giấc mơ có thể có thật hoặc không: do Thánh thần và Chư Thiên; giấc mơ có thật: điềm báo trước. (Tâm Hà Lê Công Đa, 2010). Có thể nói, Phật giáo được khởi đi từ một giấc mơ (giấc mơ của hoàng hậu Ma Da) và tiếp tục duy trì, phát triển cũng bởi giấc mơ (giấc mộng của Thái tử Tất Đạt Đa), đến cuối cùng của pháp môn tu tập này cũng là biểu tượng giấc mơ (quan niệm “đời là vô thường”).

76

Nhìn chung, với hai cách hiểu trên, một bên lựa chọn theo khuynh hướng tiếp cận từ cơ chế tâm sinh lí của cơ thể trong việc tìm hiểu diễn trình giấc mơ, bên còn lại lựa chọn sử dụng cái ẩn tàng, mơ hồ của vấn đề chiêm bao làm công cụ để giải thích về hiện thực hoặc dùng nó như là phương tiện gia tăng tính thẩm mĩ. Tuy nhiên, dù là lựa chọn theo cơ chế giải nghĩa nào thì ý thức về mộng của văn minh nhân loại vẫn có thể rút ra những điểm tương đồng: giấc mơ được thực hiện trong trạng thái say ngủ, có thể lí giải được và mang tính dự báo, tiên tri.

Nếu xem văn minh nhân loại là bộ não, kí ức văn hóa là các neuron thì giấc mơ chính là một trong số những đường dẫn truyền kí ức đó. Có lẽ với nhân loại, giấc mơ như là cuộc sống thứ hai của họ lúc ngủ, bên cạnh đời sống lúc thức, và cuộc sống ấy chỉ tồn tại rất ngắn, có khi chỉ là một khoảnh khắc. Vì vậy nó phải được tri nhận bằng cuộc sống khác, kéo theo đó là những thử nghiệm về giấc mơ cũng chưa đạt được tận cùng là do “nhiều cách hiểu cho một vấn đề”.

3.1.2. … đến những thể nghiệm trong văn học

Tương chiếu với văn học cũng như vậy, mặc dù những thể nghiệmmộng ảo (chữ dùng của Trần Lê Bảo) đã được các tác gia, tác giả của khắp các nền văn học đề cập, nhưng ở một chừng mực nào đó vấn đề giấc mơ vẫn còn là mảnh đất màu mỡ cho các thi – văn nhân thử sức.

Thần thoại Hy Lạp cũng đã nhân cách hóa cho giấc mơ bằng tên của vị thần Hypnos, sức mạnh của vị thần Giấc mơ này cũng được phóng đại: “Hypnos, chỉ với một vài cử động nhẹ nhàng, cầm bông hoa anh túc (le pavot: thuốc phiện) phất khẽ trên mặt người nào đó vài cái hoặc lấy chút bột anh túc từ trong chiếc sừng rắc xuống, thế là bất kể ai từ thần thánh cho đến người trần đều thấy nặng trĩu trên mi mắt và mi mắt từ từ khép lại” (Nguyễn Văn Khỏa, 2018, tr.129). Trong suốt thiên truyện thần thoại Hy Lạp, giấc mơ của thần Hypnos có nhiều tác dụng: dối lừa, gây ám ảnh, phô bày quyền lực, … điểm chung các giấc mơ này đều mang ý nghĩa của việc tiên đoán giống với các tích truyện của tôn giáo khác. Trong thần

77

thoại Hi Lạp, motif giấc mơ được lặp đi lặp lại như một cách thức củng cố cho vai trò sản sinh, hủy diệt của các vị thần trong tâm thức người nguyên thủy.

Văn học Trung Quốc đặc biệt khai thác về mộng, làm cho nó từ một hiện tượng tâm – sinh lí của con người trở thành chất liệu trong sáng tác văn chương. Nhà nghiên cứu Chu Minh đánh giá thần thoại nguyên thủy trong mối tương quan với lịch sử văn hóa Trung Quốc rằng: “Thần thoại nguyên thủy có tác dụng thúc đẩy tương đối quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của văn hóa Trung Quốc”. Trong đó có hai vấn đề tác động của thần thoại với văn hóa Trung Quốc: là “mầm mống của khoa học”, là “ngọn nguồn của văn học” (Chu Minh, Trần Ngọc Thuận dịch, 1999). Bởi lẽ, hai vấn đề trên có sự tương đồng trong vấn đề xem xét thần thoại với tiến trình văn học Trung Quốc: thần thoại sử dụng thủ pháp lãng mạn (phi thường hóa nhân vật) để truyền tải vấn đề hiện thực (dù thần thoại xây dựng trên vấn đề phi khoa học – lãng mạn, nhưng vấn đề phản ánh của nó là từ hiện thực khách quan, chiếu ứng với tư duy, cách nhìn nhận của người nguyên thủy). Từ đó cho rằng: thần thoại là khởi nguyên cho hai khuynh hướng lãng mạn và hiện thực trong truyền thống trong văn học viết Trung Quốc.

Trở về với văn học cổ Trung Quốc, đa số những tác phẩm văn học giai đoạn này đều tìm thấy được tinh thần chủ đạo của hai khuynh hướng hoặc là hiện thực hoặc là lãng mạn, ngay cả trong những nhận định về mộng như “Nhân sinh như mộng” hay mở rộng hơn là “Nhân sinh nhược đại mộng”, đều cho thấy sự lấp lửng giữa hiện thực (nhân sinh, cuộc đời) và lãng mạn (như mộng, nhược đại mộng). Thi – văn nhân xưa có ý thức mượn mộng để truyền tải những vấn đề của bản thân, rộng hơn là xã hội. Nhà nghiên cứu Trần Lê Bảo cho rằng: “Những suy ngẫm buồn thương coi “cuộc đời như mộng” có nguồn gốc từ thời Trung Đường, rồi lan tỏa xâm chiếm thế giới tâm linh nhân văn, sĩ phu cổ đại Trung Quốc” (Trần Lê Bảo, 2006, tr.62), thế nhưng ngay từ thời của Trang Tử (với giấc mộng hồ điệp) đã cho thấy nhiều cung bậc cảm xúc của người xưa với giấc mộng. Từ thời Thịnh

78

Đường, Lí Bạch trong bài Xuân nhật túy khởi ngôn chí71 đã có những vần thơ chiêm nghiệm về cuộc đời:

Phiên âm

Xử thế nhược đại mộng, Hồ vi lao kỳ sinh

Dịch nghĩa

Ở cõi đời giống như giấc mộng lớn Vì sao phải nhọc nhằn cuộc sống

Về sau, các ý nghĩa như: “Nhất chẩm hoàng lương” trong tác phẩm Chẩm trung kí và“Nam Kha giấc mộng” trong tác phẩm Nam Kha thái thú truyện đã ảnh hưởng không ít đến các tác giả văn học Trung Quốc về sau. Mặc dù văn học giai đoạn này tuy là có để cập đến mộng, nhưng chỉ dừng lại ở dạng một hiện tượng “thành ngữ”, mang dấu ấn sơ khai chứ chưa thực sự đi sâu và trở thành một phần trong văn học cổ. Tiếp đến, tác phẩm Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh, đã phát triển mộng thành dạng motif. Nhà nghiên cứu Đinh Phan Cẩm Vân đã khái quát diễn trình về mộng, gồm việc sử dụng mộng, đích đến, ý nghĩa nhân sinh của nó trong tâm thức của người Trung Hoa xưa: “Mộng – tỉnh mộng là một motif thường gặp trong văn học cổ. Mộng thường đẹp nhưng khi tỉnh mộng cũng là lúc vỡ mộng. Mộng ở đây không chỉ là những phút giây thoát thực mà có quan hệ sâu sắc với đời người. Giờ phút tỉnh mộng cũng là lúc đốn ngộ về cõi nhân sinh” (Đinh Phan Cẩm Vân, 2011, tr.73). Nhìn về đại thể, dường như mộng ở văn học giai đoạn này chỉ dừng lại ở việc gia công sức hấp dẫn cho chuyện kể, chưa đạt được sự nhào nặn về mặt nghệ thuật.

Phải đến với những diễn đạt và cách tân trong tiểu thuyết Hồng lâu mộng

của Tào Tuyết Cần thì lúc này mộng trong văn học cổ Trung Quốc mới được đưa

71 Bài thơ được truy xuất từ trang web: https://www.chinesewords.org/poetry/8509-123.html

(Nguyên văn: 處世若大夢,胡為勞其生?). Truy cập ngày 13/04/2022. Người viết

79

lên đến độ kinh điển, mang diện mạo của “đại mộng”. Từ quan niệm “nhân sinh như mộng” – một câu nói mang tính “công thức” của văn nhân lúc bấy giờ, đã được ông khéo léo sắp xếp trong mạch nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Từ công trình Tìm hiểu Hồng lâu mộng (Đinh Phan Cẩm Vân, 2014, tr.132 - 142),

chúng tôi khái quát lại thành mô hình hiểu như sau, để thấy được mộng là chất liệu đan kết giữa nhân sinh quan của tác giả với mạch truyện:

CHÂN  GIẢ Quan niệm:

Từ giả đến chân, trong chân có giả

Kiểu nhân vật:

Ảo ảnh đối lập bổ sung

Bút pháp: Hư/ thực Mộng/ thực Cấu trúc: Cặp đôi đối lập bổ sung Không gian

Hoang đường/ thực Con người

Từ chất liệu của hiện thực (trạng thái thất vọng, bất mãn, không dung hợp được mình với thời cuộc; nhân sinh quan, …) họ mang vào giấc mộng (mượn

mộng để khẳng định hoặc phủ định những vấn đề của môi sinh). Tuy nhiên, khi xét đến kiểu câu nói: “Mộng là thực, thực là mộng”, nên đặt vấn đề: mộng thuộc về yếu tố hư hay yếu tố thực? Vì, trong bối cảnh văn học cổ cũng như tâm thức về mộng lúc bấy giờ không có ý niệm, sự định hình của các kiểu trào lưu sáng tác. Và ở đó, hai yếu tố hư, thực đan lồng vào nhau, nếu không có mối quan hệ nhân

(thực: hiện thực đau khổ, bi kịch cuộc sống, bi kịch tư tưởng, quan niệm nhân sinh, …) thì sẽ không thể xảy ra quả (hư: việc dùng mộng để nói tới hiện thực).

Nói tóm lại, xuất phát từ việc quan tâm đến nội dung giấc mơ của các thi – văn nhân văn học Trung Quốc, họ đã gia công không ít những tư tưởng, thể nghiệm của mình cho nó. Chính vì vậy mà mộng ngày càng mở rộng thêm nhiều tầng bậc ý nghĩa, trở thành biểu tượng trong văn học. Nhận định mộng là một trong những ngọn nguồn của tâm thức dân tộc Trung Hoa là vì vậy. Cũng như nhận định

80

mộng vẫn là vùng đất màu mỡ cho thi – văn nhân thử sức là vì với từng tác giả, tác phẩm đều cho giấc mơ một hình thức trình hiện khác nhau, tùy thuộc vào sự sáng tạo và ý đồ diễn đạt của họ.

Một phần của tài liệu 23042022_KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP_SV CHOU KIỆT HOÀNG_CHÍNH THỨC (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)