Theo tổ chức thương mại thế giới WTO (1996), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Foreign Direct Investment) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay “chi nhánh công ty”
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (1993, tr 86), FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế của nước chủ đầu tư Ngoài mục đích lợi nhuận, chủ đầu tư mong muốn tìm được chỗ đứng trong việc quản lý toàn bộ doanh nghiệp và mở rộng thị trường
Ủy ban Liên hợp quốc về thương mại và phát triển UNCTAD (2009, tr 35) đưa ra khái niệm FDI là hoạt động đầu tư gắn với một mối quan hệ dài hạn và phản ánh lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một chủ thể kinh tế ở một nước (nhà đầu tư hoặc công ty mẹ) tại một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác Qua định nghĩa này, có thể thấy được vấn đề về lợi ích và sự kiểm soát của chủ đầu tư đối với dòng vốn bỏ ra Trong hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành, kiểm soát hoạt động sử dụng vốn, do lợi ích của họ gắn liền với hiệu quả đầu tư
Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam ban hành năm 1996, quy định: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này”
Theo Luật Đầu tư nước ngoài của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào ban hành năm 1998 và được bổ sung hoàn thiện sau hai lần sửa đổi (1994 và 2004) “Đầu tư
trực tiếp nước ngoài có nghĩa là sự đưa vào Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào vốn gồm có tài sản, công nghệ và kinh nghiệm của nước ngoài với mục đích để kinh doanh”
Như vậy mặc dù có nhiều khái niệm khác nhau, nhưng xét về bản chất, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại hình di chuyển vốn quốc tế trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn Để tham gia trực tiếp vào việc quản lý và điều hành các hoạt động sử dụng vốn, nhà đầu tư nước ngoài phải có một lượng vốn nhất định và tuân theo các hình thức đầu tư nhất định do pháp luật nước sở tại quy định Nói cách khác, trong đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư nước ngoài sẽ sử dụng vốn, tài sản, kinh nghiệm, uy tín và nhãn hiệu sản phẩm của mình để tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nước sở tại nhằm thu lợi nhuận và để đạt được những mục tiêu kinh tế – xã hội nhất định về thực chất đây là hình thức xuất khẩu vốn, một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hóa