Các biến tương tác trong mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của biến động dòng tiền đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết tại việt nam (Trang 83 - 85)

Kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính của CEO được sử dụng làm biến điều tiết hay biến tương tác trong mô hình nghiên cứu sự tác động của BĐDT đến CTV Các lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm đã chứng minh tồn tại sự ảnh hưởng của CEO nói chung cũng như kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính của CEO nói riêng đến mối quan hệ chính luận án xem xét (Chi tiết xem mục 2 3 1) Thực tế tại Việt Nam chưa có bằng chứng thực nghiệm nghiên cứu về mối quan hệ tương tác này Để xem xét sự tác động này, nghiên cứu sử dụng biến giả để đo lường kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính của CEO, với biến giả bằng 1 nếu CEO đã từng làm việc tại các vị trí liên quan đến lĩnh vực tài chính và bằng 0 trong các trường hợp còn lại

Sở hữu của nhà nước và sở hữu nước ngoài đưa vào mô hình nghiên cứu để xem xét tác động đến mối quan hệ giữa BĐDT và CTV Sở hữu của nhà nước được đại diện bằng biến giả so, trong đó so = 1 nếu DN có sở hữu vốn góp của các đơn vị thành viên thuộc nhà nước, so = 0 nếu DN không có sở hữu vốn góp của các đơn vị thành viên nhà nước Tương tự, sở hữu nước ngoài là một biến giả với fo = 1 trong trường hợp DN có sở hữu vốn góp của các nhà đầu tư nước ngoài, fo = 0 trong trường hợp DN không có sở hữu vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài

DTHĐ của DN cho biết mức độ tiền sử dụng trong hoạt động kinh doanh của DN Để xem xét mức độ DTHĐ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa BĐDT, nghiên cứu sử dụng ba mức phân vị của tỷ lệ DTHĐ chia tổng tài sản, lần lượt mức phân vị DTHĐ cao, trung bình và thấp

Bảng 3 1: Các biến sử dụng xem xét tác động BĐDT đến CTV Nhân tố tác

động Ký hiệu Phương pháp đo lường Cơ sở đo lường tính toán Biến phụ thuộc Tỷ lệ tổng nợ phải trả lata Tổng nợ phải trả/tổng tài sản tính theo giá trị sổ sách

Keefe and Yaghoubi (2016), Memon và cộng sự (2018), Rajan and Zingales (1995), Nguyen và cộng sự (2014); Welch (2011)

Tỷ lệ nợ vay fdc

Tổng nợ vay ngắn hạn và nợ vay dài hạn/tổng nợ vay ngắn hạn, nợ vay dài hạn và vốn chủ sở hữu tính theo giá trị sổ sách

Keefe and Yaghoubi (2016), Memon và cộng sự (2018), Nguyen và cộng sự (2014), Welch (2011) Tỷ lệ nợ dài hạn ltdc Nợ vay dài hạn/tổng nợ vay dài hạn và vốn chủ sở hữu tính theo giá trị sổ sách

Keefe and Yaghoubi (2016)

Biến giải thích

BĐDT cfv Phần dư hồi quy của

DTHĐ theo thời gian

De Veirman and Levin (2011), Memon và cộng sự (2018) Biến tương tác Sở hữu của nhà nước so so = 1: có tỷ lệ sở hữu của nhà nước, so = 0: trường hợp còn lại Le and Tannous (2016), Nguyen và cộng sự (2014), Memon và cộng sự (2018) Sở hữu nước ngoài fo fo = 1: có tỷ lệ sở hữu nước ngoài, fo = 0: trường hợp còn lại Le and Tannous (2016)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Một phần của tài liệu Tác động của biến động dòng tiền đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết tại việt nam (Trang 83 - 85)