Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng KHCN

Một phần của tài liệu Đinh Ngọc Khánh Linh_1906035026_TCNH26B (Trang 39 - 46)

Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản của một ngân hàng, hoạt động tín dụng phát triển cũng kéo theo các hoạt động khác của ngân hàng phát triển. Nâng cao chất lượng tín dụng đã, đang, và sẽ là cái đích mà tất cả các ngân hàng thương mại hướng tới. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Bên cạnh các nhân tố từ chính ngân hàng, còn có những nhân tố từ khách hàng của ngân hàng và các nhân tố khách quan khác.

1.2.3.1 Về phía ngân hàng

-Chính sách tín dụng: Tín dụng cá nhân là một bộ phận quan trọng trong hoạt động cho vay của ngân hàng nên việc xây dựng một chính sách riêng cho khoản mục này sẽ giúp ngân hàng xác định rõ hơn mục tiêu cần hướng tới cũng như phân bổ và sử dụng các nguồn lực bên trong một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Chính sách tín dụng được hiểu là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp tín dụng. Các điều khoản của chính sách tín dụng được xây dựng dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như các điều kiện kinh tế, chính sách tiền tệ và tài chính của NHNN, khả năng về vốn của ngân hàng và nhu cầu tín dụng của khách hàng. Khi các yếu tố này thay đổi, chính sách tín dụng cũng thay đổi theo. Một chính sách tín dụng hợp lý, linh hoạt sẽ đáp ứng được nhu cầu đa dạng khác nhau của các khách hàng khác nhau và đảm bảo khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng cá nhân.

- Quy trình tín dụng: Sự kết hợp nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng phát hiện kịp thời các khuyết điểm, nắm được diễn biến các khoản tín dụng để có biện pháp điều chỉnh, can thiệp kịp thời, sớm ngăn ngừa hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Thủ tục giải quyết nhanh, đơn giản, chính xác, thuận tiện

sẽ tạo ấn tượng tốt với các khách hàng và ngày càng thu hút được khách hàng cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ của ngân hàng.

-Chất lượng nhân sự và quản lý nhân sự: Cho dù khoa học kỹ thuật hiện đại đã mở ra cơ hội tự động hóa trong nhiều lĩnh vực song nhân tố con người vẫn luôn giữ vai trò quyết định. Đặc biệt trong hoạt động tín dụng ngân hàng là hoạt động phức tạp, có liên quan đến nhiều vấn đề của đời sống xã hội thì vai trò của con người lại càng quan trọng. Các phương tiện kỹ thuật hiện đại chỉ có thể trợ giúp chứ không thể thay thế được sự nhạy cảm hay kinh nghiệm của người cán bộ tín dụng. Do đó vấn đề nhân sự là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với mỗi ngân hàng, trong đó nổi bật lên hai vấn đề: chất lượng nhân sự và quản lý nhân sự. Chất lượng nhân sự ở đây không chỉ đơn thuần đề cập đến trình độ chuyên môn mà còn bao gồm cả lương tâm, đạo đức, tác phong, kỷ luật lao động của người cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng. Chất lượng nhân sự tốt, biểu hiện ở sự năng động sáng tạo trong công việc, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao của các cán bộ, trong một chừng mực nào đó có thể giúp ngân hàng bù đắp lại những hạn chế về công nghệ, kỹ thuật, nhờ đó mà ngân hàng vẫn có thể tồn tại và phát triển được cho dù phải cạnh tranh với những đối thủ có tiềm lực mạnh hơn về công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật. Bên cạnh chất lượng nhân sự thì công tác quản lý nhân sự cũng cần đặc biệt chú ý, bởi lẽ không phải cứ có cán bộ tín dụng giỏi là có chất lượng tín dụng cao. Mỗi cán bộ tín dụng đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, điều quan trọng là phải bố trí, sắp xếp công việc của họ sao cho phát huy hết thế mạnh và hạn chế điểm yếu của từng người, đồng thời có chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động của từng thành viên trong một guồng máy thống nhất cùng hướng tới một mục tiêu chung là nhu cầu chất lượng tín dụng ngân hàng.

- Năng lực quản trị điều hành Năng lực quản trị điều hành của Hội đồng quản trị, ban điều hành hoặc giám đốc, các cán bộ quản lý của ngân hàng quyết định đến sự sống còn, thành bại của cả hệ thống hoặc chi nhánh của một ngân hàng. Năng lực quản trị được thể hiện và bộc lộ thông qua khả năng hoạch định và tổ chức thực hiện nghiệp vụ của ngân hàng. Năng lực quản trị quyết định hiệu quả sử dụng các nguồn

lực của ngân hàng, khả năng đưa ra được các chiến lược chính sách nhằm thích nghi với từng thời kỳ, thời điểm kinh doanh khác nhau của một ngân hàng.

-Năng lực của ngân hàng trong việc thẩm định và xử lý khoản vay Cho dù công tác thẩm định khách hàng được tiến hành tốt, giúp cho ngân hàng lựa chọn được những khách hàng tốt, những dự án vay vốn khả thi có khả năng sinh lời cao song đó chưa phải là sự đảm bảo chắc chắn để có được chất lượng tín dụng cao bởi lẽ hoạt động sản xuất kinh doanh luôn chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn không thể lường trước được. Chính vì vậy mà công tác giám sát và xử lý các tình huống tín dụng sau khi cho vay có ý nghĩa rất quan trọng. Hoạt động giám sát chủ yếu tập trung vào các vấn đề như: sự tuân thủ đúng mục đích sử dụng vốn của khách hàng; tình hình hoạt động thực tế của dự án vay vốn của khách hàng, tiến độ trả nợ, quá trình sử dụng, bảo quản và biến động tài sản của khách hàng; những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hiện dự án. Thực hiện tốt công tác này sẽ giúp ngân hàng phát hiện và ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực như sử dụng vốn sai mục đích, âm mưu tẩu tán tài sản, lừa đảo ngân hàng. Đồng thời, qua việc luôn bám sát hoạt động của khách hàng thì ngân hàng có thể có biện pháp giúp đỡ khách hàng thông qua việc cung cấp thông tin bổ ích, kịp thời, đưa ra các lời khuyên hoặc trực tiếp giúp đỡ các khách hàng khi gặp khó khăn, qua đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

- Kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Hoạt động tín dụng rất phức tạp và nhạy cảm và đầy biến động. Trong khi đó, cán bộ ngân hàng thường làm theo thói quen. Thông qua kiểm soát nội bộ giúp cho nhà lãnh đạo ngân hàng nắm được tình hình hoạt động kinh doanh đang diễn ra, phát hiện những thuận lợi, khó khăn, sai trái từ đó đề ra các biện pháp giải quyết kịp thời. Chất lượng tín dụng phụ thuộc vào việc chấp hành những quy định, thể lệ, chính sách và mức độ phát hiện kịp thời các sai sót cũng nguyên nhân dẫn đến những lệch lạc trong quá trình thực hiện một khoản tín dụng.

-Trình độ công nghệ và quản lý: Trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ ngân hàng cũng là một nhân tố tác động tới chất lượng tín dụng của ngân hàng, nhất là trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện nay. Một ngân hàng sử dụng công nghệ hiện đại được trang bị các phương tiện kỹ thuật chất lượng cao sẽ tạo điều kiện đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, đem lại sự tiện lợi tối đa cho

khách hàng vay vốn. Đó là tiền đề để ngân hàng thu hút thêm khách hàng, mở rộng tín dụng. Sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại còn giúp cho việc thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, công tác lập kế hoạch, xây dựng chính sách tín dụng cũng có hiệu quả hơn.

1.2.3.2 Về phía khách hàng

Nhu cầu đầu tư của khách hàng: Bất kỳ loại hàng hóa hay dịch vụ nào muốn tiêu thụ được thì cần phải có người mua. Tín dụng ngân hàng cũng vậy, ngân hàng không thể cho vay nếu như không có người vay.

Khả năng của khách hàng trong việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng của ngân hàng: Để đảm bảo an toàn, tránh rủi ro khi cho vay, các NHTM thường đặt ra những điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng nhằm phân loại, chọn ra những khách hàng có thể hay không thể cho vay. Chỉ những khách hàng nào đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng thì mới được xem xét cho vay. Những điều kiện tiêu chuẩn này có thể rất khác nhau tùy theo ngân hàng cụ thể, song nhìn chung các ngân hàng đều quan tâm tới một số vấn đề sau: tính hợp lý, hợp pháp của mục đích sử dụng vốn, năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng, tính khả thi của dự án, các biện pháp bảo đảm. Rõ ràng khả năng của khách hàng trong việc đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Bởi nếu đa số các khách hàng không thể đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng, có thể do điều kiện đặt ra quá khắt khe, không thực tế hoặc do khả năng của các khách hàng quá thấp, thì ngân hàng không thể mở rộng cho vay trong khi vẫn bảo đảm an toàn tín dụng.

1.2.3.3 Các nhân tố khác

-Môi trường kinh tế: Nói đến môi trường kinh tế là nói đến tổng thể các yếu tố trong nền kinh tế quốc gia và thế giới như : thu nhập quốc dân, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, mức ổn định giá cả… Các yếu tố kinh tế này ảnh hưởng đến tâm lý và nhu cầu vay của KHCN. Khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh, người dân thường có tâm lý lạc quan về thu nhập trong tương lai và khả năng tạo ra lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ đủ trang trải chi phí các khoản vay; do đó nhu cầu tiêu dùng và mở rộng sản xuất kinh doanh của khu vực dân cư

cũng tăng lên. Ngược lại khi nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp gia tăng thì người dân sẽ có xu hướng hạn chế nhu cầu vay vốn, gia tăng tiết kiệm; các KHCN, hộ gia đình vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh dịch vụ cũng bị ảnh hưởng về thu nhập, ảnh hưởng tới khả năng thu nợ của ngân hàng. Vì vậy, sự ổn định hay mất ổn định của nền kinh tế sẽ có tác động mạnh mẽ đến hoạt động tín dụng dành cho KHCN của ngân hàng.

-Môi trường pháp lý: Hoạt động ngân hàng là một trong những hoạt động

kinh tế trong tổng thể nền kinh tế vì vậy nó cũng chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật nhất là luật các TCTD. Nói đến môi trường pháp lý là nói đến tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, tính đầy đủ, tính thống nhất của các văn bản dưới luật, đồng thời gắn liền với quá trình chấp hành pháp luật và trình độ dân trí. Nếu các quy định của pháp luật không đầy đủ, rõ ràng, thiếu tính đồng bộ và nhất quán sẽ gây khó khăn cho hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng dành cho KHCN nói riêng bởi nó tạo ra các lỗ hổng trong quản lý tín dụng. Nếu hệ thống pháp luật và các quy định về hoạt động tín dụng đầy đủ, cụ thể, rõ ràng sẽ thu hút được khách hàng tìm đến ngân hàng nhiều hơn, khuyến khích các ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng cho mảng KHCN. Việc hoàn chỉnh cơ chế, thể hiện tín dụng của ngành đúng với Luật Ngân hàng, phù hợp với thực tiễn là một điều quan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng.

-Môi trường chính trị: Sự ổn định của môi trường chính trị sẽ thu hút các nguồn đầu tư từ nhiều hướng khác nhau, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển và đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân. Từ đó, ngân hàng sẽ huy động được nhiều nguồn vốn khác nhau để tăng hiệu quả sử dụng nguồn vốn, tác động tích cực đến hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng cho KHCN nói riêng. Các yếu tố như tình hình trật tự an ninh và an toàn xã hội, trình độ dân trí, niểm tin tưởng lẫn nhau… cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng.

- Môi trường văn hóa - xã hội: Bao gồm các yếu tố như thói quen tiêu dùng, phong tục tập quán, trình độ dân trí… sẽ tác động đến nhu cầu vay vốn của người dân trong xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng dành cho KHCN của ngân hàng. Ở những khu vực tập trung dân cư có trình độ dân trí cao, có công việc ổn định, có lợi thế sản xuất, kinh doanh… thì nhu cầu vay để thỏa mãn mục đích tiêu

rộng sản xuất, kinh doanh là rất lớn. Trong khi đó, bộ phận dân cư ở khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo có mức sống và trình độ dân trí còn thấp sẽ hạn chế nhu cầu vay vốn để tiêu dùng, mua sắm, sản xuất kinh doanh với quy mô lớn.

-Môi trường tự nhiên: Đây là những nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh… Những điều này xảy ra thường xuyên sẽ tác động gây hậu quả xấu đến cả ngân hàng và khách hàng, chất lượng tín dụng cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Qua các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, ngân hàng có thể phân tích được là nhân tố tốt, đâu là không tốt để có những biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho những mặt tích cực phát huy và hạn chế mặt tiêu cực để nâng cao chất lượng tín dụng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH MỸ ĐÌNH

Một phần của tài liệu Đinh Ngọc Khánh Linh_1906035026_TCNH26B (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w