mặt chuyên môn và hoạt động nên mọi việc đổi mới trong cơ chế, trong hoạt động để tạo ra môi trường hoạt động tốt hơn đều phải xuất phát và được Ngân hàng Nhà nước triển khai. Vì vậy, để nâng cao chất lượng tín dụng KHCN thì sau đây tôi xin đưa ra một số kiến nghị với NHNN sau:
- Ngân hàng Nhà nước cần đổi mới các nội dung các cơ chế cấp tín dụng, đặc biệt là cho vay KHCN để ban hành đồng bộ theo hướng thông thoáng, phù hợp với tình hình sản xuất và phát triển của loại hình khách hàng này, và tình hình kinh tế từng giai đoạn cụ thể. Tiếp tục có hướng dẫn về đơn giản hoá thủ tục, điều kiện cho vay, bảo đảm tiền vay... liên quan đến KHCN.
-NHNN cũng cần đúc rút kinh nghiệm, tham khảo từ các nước phát triển khác
khi ban hành các văn bản pháp luật đối với lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam. NHNN cần xem xét các lỗ hổng, kẽ hở trong các văn bản để sửa đổi, chỉnh lý kịp thời, xây dựng và hoàn thiện hơn, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của các Ngân hàng cũng như loại hình KHCN. Ngoài ra, NHNN cũng cần có văn bản hướng dẫn thực hiện, có bộ phận kiểm tra sai phạm của các Ngân hàng để chấn chỉnh, xử lý kịp thời, cũng như phát hiện những quy định không phù hợp để sửa đổi nhanh chóng.
- Bên cạnh đó, kiến nghị NHNN xây dựng một quy chế riêng về cho vay
KHCN của hệ thống Ngân hàng. Từ đó sẽ đưa ra các văn bản hướng dẫn về các loại hình tín dụng KHCN mà các Ngân hàng và tổ chức tín dụng có thể dựa vào đó để thực hiện. Có một đạo luật riêng về cho vay KHCN sẽ giúp các Ngân hàng có thêm căn cứ về luật pháp nhằm tạo điều kiện mở rộng và nâng cao hoạt động tín dụng loại hình khách hàng đang rất có tiềm năng phát triển này.
-Ngân hàng nhà nước cũng nên thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo nghiệp vụ về sử dụng các chương trình mới theo hướng hiện đại hoá hệ thống ngân hàng do Worldbank tài trợ, các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ tín dụng, các tổ chức hội thảo và trao đổi kinh nghiệm về cho vay KHCN giữa các tổ chức tín dụng và các Ngân hàng với nhau.
-Trung tâm thông tin của NHNN (CIC) cũng cần được liên tục cập nhật để cung cấp các thông tin về các yếu tố liên quan cũng như quan hệ tín dụng của khách hàng
với các tổ chức tín dụng, ngân hàng và với các doanh nghiệp Nhà nước (nếu có) khác một cách chính xác và nhanh chóng. Những thông tin này sẽ là kênh tham khảo và cũng là một căn cứ để cho Ngân hàng sử dụng trong quá trình thẩm định hồ sơ xin cấp tín dụng của khách hàng.
- Ngân hàng nhà nước là cơ quan quản lý hành chính, ban hành các văn bản,
quy chế, chính sách chỉ đạo, và hướng dẫn hoạt động của các ngân hàng thương mại. Để tạo môi trường cho vay thông thoáng đối với các doanh nghiệp, Ngân hàng nhà nước cần ban hành quy định rõ ràng thống nhất về đảm bảo tiền vay, quy chế cho vay phù hợp với thành phần kinh tế này.
- Để hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại trong việc thu thập tìm kiếm thông tin, Ngân hàng nhà nước cần hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng, nâng cao hiệu quả của trung tâm thông tin tín dụng từ khâu nhập dữ liệu đến việc lưu trữ xử lý và cung cấp số liệu để đảm bảo thông tin được chính xác và tin cậy và kịp thời. Nhờ đó, quy trình thẩm định khách hàng của NHTM được thực hiện dễ dàng, hiệu quả, giảm thiểu rủi ro.
-Nâng cao chất lượng thanh tra, giám sát đối với các NHTM để đảm bảo hoạt động tín dụng diễn ra lành mạnh. Ngân hàng nhà nước cần kiên quyết xử lý các sai phạm của NHTM để nâng cao chất lượng tín dụng, đồng thời thường xuyên cập nhật thông tin để hỗ trợ xử lý kịp thời, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động tín dụng của NHTM.