Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Đinh Ngọc Khánh Linh_1906035026_TCNH26B (Trang 104 - 119)

Khách hàng cá nhân hiện đang ngày càng chiếm số lượng lớn trong nhu cầu vay vốn của ngành Ngân hàng, nhưng lại chưa được quan tâm cũng như là khai thác đúng mức và hiệu quả. Do đó, bên cạnh sự hỗ trợ từ các Ngân hàng, cần có sự chỉ đạo và hỗ trợ từ phía Chính phủ, các bộ ban ngành và các cấp có liên quan. Chính phủ cần hoàn thiện môi trường pháp lý và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động. Các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính nhỏ, công nghệ kỹ thuật chưa cao, khả năng vay vốn ngân hàng còn hạn chế. Để trợ giúp cho bộ phận doanh nghiệp này, Nhà nước có thể bảo lãnh cho các doanh nghiệp này tiếp nhận vốn tín dụng của Ngân hàng, đồng thời hỗ trợ đào

tạo cho doanh nghiệp về công nghệ, kinh nghiệm...

Nhà nước cần có quy định bắt buộc về kiềm tra đối với tất cả các doanh nghiệp để gây dựng môi trường thông tin chính xác cho các nhà đầu tư cũng như ngân hàng, góp phần nâng cao chất lượng công tác thẩm định. Nhà nước hỗ trợ tạo môi trường pháp lý đồng bộ cho hệ thống ngân hàng:

- Ban hành hệ thống văn bản pháp lý đồng bộ, các văn bản hướng dẫn chi tiết về việc thực hiện các quy định tài sản đảm bảo...

- Thành lập các quỹ bảo lãnh tính dụng cho các doanh nghiệp, với hình thức này, các doanh nghiệp có dự án khả thi có thể vay vốn tín dụng ngân hàng mà không cần có tài sản thế chấp

-Nhà nước cần có những chính sách hợp lý rõ ràng để giải quyết tranh chấp ngân hàng và khách hàng khi có rủi ro xảy ra.

-Nhà nước cần tạo môi trường kinh tế chính trị ổn định, khuyến khích đầu tư. Hoạt động trong môi trường kinh tế ổn định giúp các cá nhân và hộ gia đình phát huy thế mạnh tốt hơn và sử dụng các nguồn lực hiệu quả. Nền kinh tế chính trị ổn định, lành mạnh tạo sự an tâm, thuận lợi cho các KHCN này hoạt động, đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và tiến hành mọi hoạt động hiệu quả. Ngược lại, nếu nền kinh tế - chính trị biến động không ngừng, liên tục theo chiều hướng bấp bênh thì sẽ làm cho người dân đẩy mạnh tiết kiệm làm cho công tác hoạt động của Ngân hàng cũng khó khăn. Bên cạnh đó, đây là các đối tượng có tiềm lực tài chính hạn chế, trình độ sản xuất kinh doanh còn yếu kém, chưa có kinh nghiệm... Do đó, Nhà nước nên có biện pháp hỗ trợ các đối tượng trên vay vốn ngân hàng, giải ngân nguồn vốn ngân hàng cho các ngành nông, lâm, ngư nghiệp vay; tăng cường đầu tư vào những ngành, nghề chủ yếu mà các KHCN đang hoạt động và phát triển, có điều kiện và có khả năng để thực hiện; phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và tình hình phát triển của kinh tế trong nước.

-Nhà nước cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với khách hàng cá nhân. Cơ sở pháp lý, hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, hoàn thiện rất quan trong trong việc hoạch định các chính sách hỗ trợ phát triển các hộ gia đình, đặc biệt là hộ gia đình làm công tác

nông, lâm, ngư nghiệp. Bên cạnh đó, cần có những quy định riêng về loại hình đối tượng này để có thể hướng dẫn họ hoạt động kinh doanh đúng đắn, tuân theo pháp luật và mang lại hiệu quả kinh tế xã hội. Chính phủ cũng cần ban hành, sửa đổi, bổ sung các chính sách, quy định mới phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế về đối tượng này, nhằm loại bỏ những rào cản chồng chéo gây cản trở hoạt động của các cá nhân và hộ gia đình. Định kỳ nên có sự bổ sung kịp thời, theo xu hướng vận động và phát triển kinh tế chung. Nhà nước cũng nên ban hành pháp chế về KHCN như quy định quyền hạn và nhiệm vụ của Hiệp hội, Hợp tác xã của đối tượng này, bảo lãnh nhằm hỗ trợ tín dụng cho người dân. Điều này rất phù hợp với thực tiễn, vì vậy sẽ tạo tâm lý yên tâm cho đối tượng là KHCN tập trung, chú trọng đầu tư vào sản xuất kinh doanh, không phải bận tâm về những vướng mắc không đáng có liên quan đến pháp luật và chính sách.

KẾT LUẬN

Thị trường tín dụng KHCN tại Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng nhưng chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Do đó công tác mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng KHCN là một hướng đi đúng và đáp ứng được nhu cầu của người dân. Việc đẩy mạnh hoạt động này cũng sẽ giúp các Ngân hàng có thêm nguồn thu, nhất là khi môi trường cạnh tranh giữa các Ngân hàng ngày càng trở lên khốc liệt hơn. Các KHCN cũng sẽ được hưởng lợi nếu ngân hàng đẩy mạnh, mở rộng và nâng cao hoạt động này vì họ sẽ có tiền để phục vụ nhu cầu tiêu dùng cũng như sản xuất kinh doanh của họ. Còn đối với nền kinh tế: nền kinh tế sẽ phát triển hơn khi nhu cầu mua hàng của người dân được đáp ứng nhanh hơn, cuộc sống của người dân cũng sẽ trở lên đầy đủ hơn, Ngân hàng sẽ thực sự trở thành trung gian tài chính quan trọng không chỉ của các doanh nghiệp mà còn là của cả người dân. Để có thể nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng KHCN thì việc tạo ra một qui trình tín dụng thông thoáng là quan trọng hàng đầu đối với mỗi Ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng cũng cần đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng KHCN, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng, thực hiện marketing đối với các sản phẩm này và cải thiện điều kiện cơ sở vật chất của Ngân hàng.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để cho nhu cầu của KHCN phù hợp và tương thích với khả năng cấp tín dụng của các Ngân hàng cũng như làm thế nào để Chi nhánh Mỹ Đình có thể đánh giá, thu hồi được lợi nhuận trong mối quan hệ tín dụng với nhóm đối tượng khách hàng giàu tiềm năng nhưng cũng không kém phần rủi ro này. Chất lượng tín dụng là vấn đề không thể không được nhắc đến và làm rõ.

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu cũng như kết hợp phân tích các số liệu thực tiễn, bám sát mục tiêu nghiên cứu, chuyên đề đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản sau:

Một là: Trên cơ sở lý luận về tín dụng khách hàng cá nhân, chất lượng tín dụng KHCN tại ngân hàng thương mại, luận văn đã đưa ra luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng tín dụng KHCN tại NHTM thông qua việc nghiên cứu các chỉ tiêu

định tính và định lượng, chuẩn mực để đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân, cũng như đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng KHCN tại NHTM.

Hai là: Phân tích rõ thực trạng và hiệu quả hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Quân đội Chi nhánh Mỹ Đình, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được và hạn chế cần giải quyết cũng như là nguyên nhân dẫn đến ưu điểm và nhược điểm của hoạt động tín dụng KHCN.

Ba là: Xuất phát từ định hướng phát triển của Chi nhánh và trên cơ sở phân tích đánh giá về hiệu quả hoạt động tín dụng KHCN, khóa luận đã đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng KHCN của Chi nhánh. Đồng thời đưa ra một số kiến nghị với các cơ quan Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Quân đội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng KHCN tại Chi nhánh. Các giải pháp đều có tính khoa học và thực tiễn, có tính khả thi cao nhằm đưa hoạt động tín dụng KHCN của Chi nhánh ngày càng tăng trưởng vững chắc và an toàn.

Hoàn thành luận văn, tôi mong có thể đóng góp một phần kiến thức của mình vào hoạt động thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng tín dụng KHCN tại Ngân hàng Quân đội Chi nhánh Mỹ Đình. Tuy nhiên, bởi vì đây là một đề tài hết sức rộng và phức tạp, cũng như độ hiểu biết và kiến thức của tác giả chưa thực sự đầy đủ và thiếu sự chuẩn xác nên không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp, nhận xét của thầy cô để tôi có thể hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (1999), Nghị định số

178/1999/NĐ-CP của Chính phủ về bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng.

2. Chính phủ nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2002), Nghị định số 85/2002/NĐ-

CP của Chính phủ vể việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 178, Hà Nội.

3. Chi nhánh Mỹ Đình - MBBank (2019, 2020, 2021), Báo cáo tổng hợp MB Mỹ

Đình, Hà Nội

4. Chi nhánh Mỹ Đình – MBBank (2019, 2020, 2021), Báo cáo kết quả hoạt động

kinh doanh

5. Comptroller’s Handbook (2021), Retail Lending, Office of the Comptroller of

the Currency

6. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản chính trị quốc

gia, Hà Nội.

7. Frederic S.Mishkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội

8. Trương Văn Giang & Trần Hữu Dào (2019), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nông nghiệp & Phát triển nông thôn - Chi nhánh Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai, Tạp chí Công thương.

9. Phan Thị Thu Hà (2006), giáo trình “Ngân hàng thương mại”, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân.

10. Phùng Việt Hà (2020), Chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn thành phố Hà Nội, Tạp chí Công thương. 11. Tô Thiện Hiền & Cao Hoài Sang (2021), Nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân

tại Agribank - Chi nhánh Châu Thành, An Giang, Tạp chí Công thương.

12. Đinh Kiệm (2021), Ứng dụng mô hình định lượng đánh giá sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Bình Dương, Tạp chí Công thương.

13. Nguyễn Minh Kiều (2006), Nghiệp vụ ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê TP.Hồ Chí Minh.

14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày

21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự

phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày

30/12/2016 quy định về tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

16. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2019), Thông tư 52/2019/TT-NHNN xếp hạng

tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

17. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2019), Thông tư 11/2019/TT-NHNN quy định

về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2015/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

18. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2021), Thông tư 11/2021/TT-NHNN ngày

30/07/2021 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

19. Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng Thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.

20. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2005), Luật dân sự.

21. Lê Văn Tề (2004), giáo trình “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”- Nxb Thống

kê năm 2004.

22. Lê Đức Toàn & Trần Thị Châu Hà (2020), Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ cho vay tiêu dùng của SCB - Chi nhánh Đà Nẵng, Tạp chí Công thương.

18.Cẩm nang tín dụng Ngân hàng TMCP Quân đội.

19. Các website:

 NHNNVN: http://www.sbv.org.vn

 Báo điện tử thời báo kinh tế: http://www.vneconomy.vn

 Hiệp hội ngân hàng Việt Nam: http://www.vnba.org.vn

20. Các văn bản liên quan đến nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Mỹ Đình.

cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập”

22. Trầm Thị Xuân Hương, 2004, trường Đại học Kinh tế TP. HCM, luận án “Các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng của NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế”

23.Huỳnh Nguyễn Đức Huy, 2007, trường Đại học Kinh Tế TP.HCM, Luận văn “Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay KHCN tại NHTMCP Ngoài Quốc Doanh - TP.HCM”

24.Nguyễn Thị Phương Thùy, 2012, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà

Nội, Luận văn “Chất lượng tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Quốc Oai”

25.Nguyễn Thị Thanh Tuyền, 2021, trường Đại học Ngoại thương, Luận văn “Nâng

cao chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam”

26. Nguyễn Thị Thu Hương, 2021, trường Đại học Ngoại thương, Luận văn “Đánh giá

chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Tây Hồ”

PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

I. Thông tin cá nhân khách hàng

Anh/chị vui lòng khoanh tròn vào các lựa chọn đúng với cá nhân anh/chị dưới đây: Giới tính: 1. Nam2. Nữ

Nhóm tuổi: 1. Dưới 25; 2. 25 - 35; 3. 36 - 45; 4 > 45

Trình độ học vấn: 1. PTTH; 2. Trung cấp; 3. Cao đẳng; 4. Đại học; 5. Trên đại học Thu nhập/tháng: 1. < 5 tr ; 2. 5 - 7.5tr; 3. 7.5 - 10 tr; 4. > 10tr

II. Ý kiến đánh giá

Anh/chị dành chút ít thời gian trả lời giúp tôi một số câu hỏi sau bằng cách đánh dấu (x) vào các ô vuông sau:

(1: Hoàn toàn không đồng ý , 2: Không đồng ý, 3: Bình thường, 4: Đồng ý, 5: Hoàn toàn đồng ý)

Nội dung Mức đồng ý

1 2 3 4 5 Sự tin cậy

1. Bạn cảm thấy an tâm khi sử dụng dịch vụ tại MBbank □ □ □ □ □

2. MBbank thông báo kịp thời cho bạn biết khi có bất kỳ sự thay

đổi trong quá trình thực hiện những cam kết trong hợp đồng □ □ □ □ □

3. MBbank luôn giải quyết thỏa đáng những thắc mắc, hay khiếu

nại của bạn □ □ □ □ □

4. Thương hiệu MBbank làm bạn tin tưởng □ □ □ □ □

Khả năng đáp ứng

5. Nhân viên MBbank luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng rất tận

tình □ □ □ □ □

6. Các ứng dụng giao dịch trực tuyến như Internet Banking,

Mobile Banking, SMS Banking đầy đủ, nhanh chóng và đơn giản □ □ □ □ □

bạn

8. Nhân viên MBbank giải đáp, hướng dẫn rõ ràng các thắc mắc

của bạn về dịch vụ □ □ □ □ □

9. Nhân viên MBbank xử lý chính xác và chu đáo các giao dịch

của khách hàng □ □ □ □ □

Sự đảm bảo

10. Nhân viên MBbank phục vụ bạn nhanh chóng □ □ □ □ □

11. Nhân viên MBbank thường xuyên liên lạc với bạn để cung

cấp thông tin, nhằm nắm bắt nhu cầu giao dịch của bạn □ □ □ □ □

12. Nhân viên MBbank được đào tạo bài bản về kiến thức nghiệp

vụ và chuyên môn □ □ □ □ □

13. Thông tin MBbank cung cấp cho khách hàng là đầy đủ,

nhanh chóng và có chất lượng tốt □ □ □ □ □

Sự cảm thông

14. MBbank thể hiện sự quan tâm đến cá nhân bạn □ □ □ □ □

15. MBbank tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng □ □ □ □ □

16. Nhân viên MBbank luôn có những lời khuyên tốt, giải pháp

tối ưu cho bạn. □ □ □ □ □

17. Nhân viên MBbank luôn quan tâm, tìm hiểu tâm tư nguyện

vọng của bạn □ □ □ □ □

Một phần của tài liệu Đinh Ngọc Khánh Linh_1906035026_TCNH26B (Trang 104 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w