Kiểm định mô hình Z-score ở Việt Nam trước đây

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Z-score trong đánh giá khả năng phá sản của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 45 - 48)

Trên cơ sở mô hình Điểm số Z của Altman, Lê Cao Hoàng Anh - Nguyễn Thu Hằng đưa ra nghiên cứu “Kiểm định mô hình chỉ số Z của Altman trong dự báo thất

bại doanh nghiệp tại Việt Nam” (2012). Theo đó, nghiên cứu này tiếp cận hồ sơ 293 CTCP niêm yết trên sàn HOSE (tính đến hết tháng 2/2012). Dữ liệu được thu thập từ BCTC chính thường niên của các công ty giai đoạn 2004-2011 của các công ty niêm yết. Do tính đến năm 2011, tại HOSE chỉ có duy nhất công ty Dược phẩm Viễn Đông đệ đơn phá sản, nên nhóm tác giả đã dùng dữ liệu của các công ty kiệt quệ tài chính để đại diện cho trạng thái “thất bại doanh nghiệp”. Có 11 công ty thuộc nhóm 1 (kiệt quệ), 282 công ty thuộc nhóm 2 (không kiệt quệ) trong số 293 công ty được lựa chọn trong nghiên cứu này. Về mô hình được sử dụng để kiểm định, nhóm tác giả chọn mô hình Điểm số Z’’. Các lý do được đưa ra để giải thích cho lựa chọn này là:

Thứ nhất, Điểm số Z’’ đã loại bỏ biến X5 nên mức độ chính xác cao hơn khi cùng đo lường rủi ro các doanh nghiệp thuộc khu vực sản xuất và phi sản xuất.

Thứ hai, phạm vi kiểm định là các công ty niêm yết trên sàn HOSE thuộc nhiều ngành nghề nên mô hình đáp ứng được mục tiêu ban đầu. Thứ ba, như quan điểm của Altman đã được trình bày ở trên thì Điểm số Z’’ phù hợp với các thị trường mới nổi và các doanh nghiệp có sự khác biệt trong tài trợ tài sản. Kết quả kiểm định 11 doanh nghiệp nhóm 1 thu được tỷ lệ dự báo chính xác là 91% thời điểm 1 năm trước khi doanh nghiệp lâm vào tình trạng kiệt quệ. Tỷ lệ dự báo đạt 91% được đánh giá là ở mức độ khá cao, khi nâng thời gian dự báo lên 2 năm trước khi xảy ra kiệt quệ thì tỷ lệ này giảm xuống còn 72%. Việc tỷ lệ chính xác giảm xuống khi kéo dài thời gian dự báo là hoàn toàn hợp lý và tương đồng với các kết quả kiểm định trước đây.

Bảng 2.6. Kết quả kiểm định doanh nghiệp nhóm 1 ở Việt Nam Dự báo (năm) Dự báo (năm) Phân loại đúng Mẫu n Tỷ lệ đúng (%) Sai lầm loại I (%) -1 10 11 91 9 -2 8 11 72 28 -3 5 11 45 55 -4 3 11 27 73

So sánh kiểm định nhóm 1 của mô hình ở các thị trường khác trên thế giới. Kết quả được trình bày như sau:

Bảng 2.7. Độ chính xác của mô hình trên thế giới Dự báo

(năm)

Tại Việt Nam (Z")

Tại Hoa Kỳ 1964-1968 (Z)

Tại Mexico 1994-1998 (Z’’)

Tại Thái Lan 1995-1999 (Z’’)

-1 91 94 95 92

-2 72 72 72 71

-3 45 48 43 36

-4 27 29 24 29

Nguồn: Altman 1968 & 2000; Lê Cao Hoàng Anh – Nguyễn Thu Hằng 2012

Có thể thấy tỷ lệ chính xác của mô hình ở Việt Nam gần như tương đương với các nước Mexico và Thái Lan, đây là dấu hiệu tốt khẳng định tính chính xác của mô hình tại Việt Nam. Mô hình Điểm số Z’’ cũng đã được kiểm định là phù hợp tại Thái Lan và Mexico. Để xác định sai lầm loại II, nhóm tác giả tiếp tục kiểm tra đối với các doanh nghiệp không kiệt quệ tài chính. Kết quả kiểm định cho thấy mô hình đưa ra chỉ báo khá tốt đối với doanh nghiệp an toàn tài chính. Khả năng dự báo đúng của nhóm 2 là 90% trong thời gian 1 năm.

Bảng 2.8. Kết quả kiểm định nhóm 2 và cả 2 nhóm ở Việt Nam Dự báo (năm) Dự báo (năm) Phân loại đúng Mẫu n Tỷ lệ đúng (%) Sai lầm (%) -1 Nhóm 2 255 282 90 10 Cả 2 nhóm 265 293 90 10 -2 Nhóm 2 201 254 79 21 Cả 2 nhóm 209 265 79 21 -3 Nhóm 2 135 175 77 23 Cả 2 nhóm 140 186 75 25 -4 Nhóm 2 132 150 88 12 Cả 2 nhóm 135 161 84 16

Nguồn: Lê Cao Hoàng Anh – Nguyễn Thu Hằng, 2012

Như vậy, từ kết quả kiểm định ở hai mẫu, nhóm tác giả đưa ra nhận định rằng: “Mô hình Chỉ số Z’’ thực sự có khả năng nhận diện doanh nghiệp kiệt quệ tài chính và doanh nghiệp an toàn tài chính”.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình Z-score trong đánh giá khả năng phá sản của các doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)